Tổng Quan Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề 77812

Biểu đồ 1.1 Sự phục hồi về số khách của Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ qua các năm 29

Biểu đồ 3.1. Doanh thu qua các năm 2012 – 2016 55

Biểu đồ 3.2: Kế hoạch doanh thu trong các năm tiếp theo 70


Hình 1.1. Mô hình quản trị rủi ro 20

Hình 1.2. Quy trình quản trị rủi ro 21

Hình 1.3. Ma trận rủi ro 22

Hình 3.1: Hệ thống Lữ hành Saigontourist 47

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MTV DVLH Saigontourist 48

Hình 3.3: Saigontourist nhận giải thưởng Thương Hiệu Quốc gia 2016 49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức Khối Du lịch nội địa 54


Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại khối du lịch nội địa Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist 1681114527 - 3

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do nghiên cứu:

Quản trị rủi ro là một quá trình được tổ chức một cách chính thức và được thực hiện liên tục để xác định, kiểm soát và báo cáo các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động quản trị rủi ro được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ góp phần tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp, cụ thể là: 1) Giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh; 2) Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp; 3) Giảm thiểu những sai sót trong mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp…

Trong môi trường kinh tế - xã hội có nhiều biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có sự đầu tư nghiên cứu và ứng dụng hệ thống quản trị rủi ro một cách hiệu quả. Không ít doanh nghiệp cho rằng với việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm là doanh nghiệp đã thực hiện tốt và đầy đủ công tác quản trị rủi ro. Hoặc một số doanh nghiệp đã có nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro nhưng trong quá trình vận hành, doanh nghiệp chưa đủ nội lực và quyết tâm để xây dựng thành một quy trình chính thức để thực hiện một cách thống nhất.

Để thực hiện có hiệu quả, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải chú trọng đến việc nâng cao nhận thức về rủi ro cũng như khả năng ứng phó với rủi ro, chú trọng đến việc xây dựng quy trình quản trị rủi ro thống nhất trong toàn doanh nghiệp và xem công tác quản trị rủi ro là một thành phần chính thức trong kiểm soát nội bộ.

Tại Việt Nam, công tác quản trị rủi ro được ứng dụng mạnh mẽ trong kinh doanh tài chính - ngân hàng do mức độ ảnh hưởng của rủi ro tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của ngành. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh lữ hành, đặc biệt là kinh doanh lữ hành nội địa, do quy mô doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh, sự bất ổn của thị trường…chưa thể hiện rõ tác động mạnh mẽ của các rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, vì vậy đa phần các doanh


nghiệp kinh doanh lữ hành chưa có sự đầu tư nghiên cứu và ứng dụng đại trà và chỉ tập trung vào khâu xử lý rủi ro, chưa tập trung ở khâu phòng ngừa rủi ro, chưa nhận diện hết các rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh lữ hành nội địa.

Đối với Khối Du lịch nội địa (DLNĐ) thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ lữ hành (TNHH MTV DVLH) Saigontourist cũng không tránh khỏi những chủ quan trên. Mặc dù, Ban Lãnh Đạo của Khối DLNĐ Saigontourist nhận thức rõ về mức độ quan trọng của công tác quản lý rủi ro, nhưng cũng đang tập trung ở việc xây dựng quy trình xử lý rủi ro phát sinh trong quá trình phục vụ du khách, cũng như chưa nhận diện đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn trong cả quy trình hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại Khối Du lịch nội địa Saigontourist là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết. Nghiên cứu này mong muốn đem lại hiệu quả cụ thể cho đơn vị và hiệu quả chung cho cả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng, của Việt Nam nói chung bởi do quy mô hoạt động của Khối Du lịch nội địa Saigontourist được xem là một trong những mô hình kinh doanh lữ hành nội địa tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay.

Với các lý do nêu trên và đến nay chưa có công trình nghiên cứu thực tế nào về quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa cho Công ty TNHH MTV DVLH Saigontourist thì việc nghiên cứu đề tài này trong khuôn khổ một luận văn là cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm đánh giá, xác định các rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa; ứng dụng mô hình và xây dựng quy trình để ứng phó với rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại Khối Du lịch nội địa Công ty TNHH MTV DVLH Saigontourist.


2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

1) Hệ thống hóa các khái niệm và vấn đề lý luận về kinh doanh lữ hành nội địa, rủi ro, quản lý rủi ro và mô hình quản trị rủi ro

2) Khảo sát và thu thập về các rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa; phân tích và đánh giá các rủi ro phổ biến trong kinh doanh lữ hành nội địa.

3) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm ứng dụng và xây dựng quy trình ứng phó, phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại Khối DLNĐ Cty TNHH MTV DVLH Saigontourist.


3. Câu hỏi nghiên cứu

1) Quản trị rủi ro là gì, nội dung của quản trị rủi ro và quản trị rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa?

2) Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại Khối DLNĐ Cty TNHH MTV DVLH Saigontourist hiện nay ra sao?

3) Để làm tốt quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại Khối DLNĐ Cty TNHH MTV DVLH Saigontourist cần có những giải pháp nào?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài này tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý rủi ro, từ nhận diện rủi ro tiềm ẩn, xác định mức độ ảnh hưởng của các rủi ro, xây dựng quy trình phòng tránh rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu này sẽ phân tích các rủi ro phổ biến và mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa.

Về không gian: Không gian của hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại Khối DLNĐ - Saigontourist.

Về thời gian: Về thực trạng quản trị rủi ro của Khối DLNĐ - Saigontourist trong 5 năm gần đây; Giải pháp đề xuất thực hiện đến năm 2020 và các năm tiếp theo.


5. Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để có cơ sở đánh giá, nhận định thực trạng của công tác quản trị rủi ro, lập kế hoạch nghiên cứu và thực hiện phân tích dữ liệu thì phải sử dụng đến dữ liệu thứ cấp liên quan đến đối tượng nghiên cứu như số liệu doanh thu, phương hướng hoạt động …qua các tài liệu chuyên ngành khác.

Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp sẽ được sử dụng chủ yếu trong đề tài này vì mục tiêu của cuộc nghiên cứu này là tìm hiểu sâu sắc mức độ rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa.

5.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Đề tài này đã thu thập ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp để làm cơ sở triển khai nghiên cứu của đề tài

5.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Tác giả tổng hợp thông tin thông qua các báo cáo, tài liệu lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách báo, luận văn, luận án, bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu…) trong và ngoài nước và tổng hợp đi sâu phân tích và đánh giá công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa làm cơ sở phát triển cho đề tài được nghiên cứu.

5.4 Phương pháp Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.


6. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề


6.1 Nghiên cứu trong nước

Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về rủi rủi ro trong hoạt động du lịch ở trong nước. Công trình nghiên cứu của Trương Quốc Dũng (2013) về “Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty Cổ phần du lịch Tân Định - Fiditourist” gần gũi với đề tài luận văn của học viên cao học. Nghiên cứu này đã đưa phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả quản


trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourist, tuy nhiên với kết quả nghiên cứu còn một số nội dung chưa phù hợp để ứng dụng vào công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của với Khối Du lịch nội địa - Saigontourist.

6.2 Nghiên cứu ngoài nước

Theo G.K.Shaw (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh thì có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu, tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu này tập trung nghiên ở các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, dự án khác…, ít có đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực du lịch vì một số lý do như hậu quả của các rủi ro trong hoạt động du lịch không quá nghiêm trọng để thu hút sự chú ý và quan tâm của các nhà nghiên cứu, các tổ chức kinh doanh, người điều hành doanh nghiệp… Tuy nhiên, khi xem xét tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch, cùng với rủi ro tác động có thể có không chỉ ảnh hưởng đối với ngành du lịch mà còn đối với nền kinh tế, tầm quan trọng của những rủi ro này rõ ràng cần phải được xem xét. Ví dụ, khủng bố là một trong những nguy cơ được công nhận trên toàn thế giới như là một tai họa. Điều này, tuy nhiên, hầu như không bao giờ có trong tâm trí của người làm du lịch hoặc đại lý du lịch khi đề xuất một điểm đến hoặc xây dựng một chương trình du lịch.

Với ý định rất cụ thể của mình, G.K.Shaw đã xây dựng một mô hình quản lý rủi ro trong du lịch, chỉ rõ các rủi ro trong hoạt động kinh doanh du lịch cần phải được công nhận và ưu tiên cao trong tâm trí của người kinh doanh du lịch cũng như của khách du lịch tại Nam Phi. Thông qua luận án của ông, người nghiên cứu cũng đã được sáng tỏ hơn các khái niệm có liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro trong du lịch. Mô hình quản trị rủi ro của ông được cụ thể hóa thành quy trình quản trị rủi ro với các bước cụ thể: Nhận thức rủi ro, Đánh giá rủi ro, Phát triển các phản ứng rủi ro và quản lý rủi ro.

Bằng việc sử dụng lý thuyết về mô hình và quy trình quản trị rủi ro của G.K.Shaw, người nghiên cứu sẽ đề xuất ứng dụng các nội dung này vào Quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa của Khối Du lịch nội địa - Saigontourist trong thời gian tới. Cụ thể là luận văn sẽ đề xuất các giải pháp, các


kiến nghị đến cấp có thẩm quyền để thực hiện theo quy trình, tập trung công tác đánh giá rủi ro dựa trên nguồn gốc và nguyên nhân của rủi ro, để có sự định hướng tập trung giải quyết rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại Saigontourist.

7. Điểm mới của đề tài:

Luận văn đã hệ thống hóa một cách có chọn lọn các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, cung cấp những luận cứ để làm rõ hơn tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là đóng góp lý luận rất thiết thực cho hoạt động quản trị rủi ro tại Khối Du lịch nội địa - Saigontourist cũng như đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa nói chung

Tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát với mẫu khảo sát gồm đại diện các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để phân tích, đánh giá mức độ rủi ro đối với một số loại rủi ro thường gặp trong kinh doanh lữ hành nội địa. Mỗi một trường hợp rủi ro, khủng hoảng lại có những đặc điểm riêng biệt. Kinh nghiệm cho thấy rằng lý thuyết, sách vở, những cuộc tập dượt, các kế hoạch chỉ có thể là những định hướng, với những giả định tiếp cận thực tiễn. Trong khi việc chuẩn bị đối phó cho từng tình huống cụ thể trong thực tế rất khó khăn, thì điều quan trọng là cần hiểu rõ những nguyên tắc, vai trò và trách nhiệm để khi rủi ro, khủng hoảng du lịch xảy ra thì tất cả các cá nhân và tổ chức liên quan trong kinh doanh du lịch nội địa nói riêng và kinh doanh du lịch nói chung, có thể hợp tác, phối hợp với nhau một cách trôi chảy. Đối với bất cứ loại rủi ro, khủng hoảng nào, thì phòng ngừa bao giờ cũng quan trọng và tốt hơn là chạy chữa. Nghiên cứu về rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa cũng không kém phần phức tạp như nghiên cứu rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế.

Dựa trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, kết hợp với khả năng khả năng phán đoán có thể xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đánh giá và nhận định rủi ro nào phải được ưu tiên phòng ngừa, giải quyết trước, khả năng về nguồn nhân lực, khả năng trong cạnh tranh, đấu thầu…Khối Du lịch nội địa Cty TNHH MTV DVLH Saigontourist nói riêng, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa nói chung sớm có những quyết định đúng đắn và không lưỡng lự hoặc rập khuôn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/04/2023