Nội Dung Và Kết Quả Khảo Sát (Tài Liệu Đính Kèm)


Phụ lục 5

Hệ số chuyển đổi tín dụng của các khoản mục ngoại Bảng


Các loại công cụ

Hệ số chuyển đổi

1. Các công cụ thay thế tín dụng trực tiếp, ví dụ như bảo lãnh vay nợ nói chung (bao gồm thư tín dụng dự phòng được sử dụng như phương tiện bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay và chứng khoán) và các hình thức chấp nhận (bao gồm cả việc xác nhận thanh toán séc với tính chất như chấp nhận).

100%

2. Một số khoản mục bất thường liên quan đến giao dịch (ví dụ: trái phiếu thực hiện, trái phiếu đấu thầu, trái quyền và thư tín dụng dự phòng lien quan đến các giao dịch cụ thể)

50%

3. Các khoản mục bất thường ngắn hạn khác liên quan đến thương mại có tính chất tự thanh lý (ví dụ như tín dụng chứng từ được đảm bảo bằng hang hóa đang trong quá trình vận chuyển)

20%

4. Các hợp đồng bán và mua lại và các hợp đồng bán tài sản kèm theo quyền truy đòi, trong đó rủi ro tín dụng vẫn thuộc về ngân hàng.

100%

5.Các hợp đồng mua tài sản có kỳ hạn, tiền gửi trong tương lai và các cổ phiếu và chứng khoán đã được thanh toán một phần, thể hiện cam kết với những mức rút nhất định.

100%

6. Các cam kết phát hành chứng khoán ngắn gọn và cam kết bảo lãnh phát hành quay vòng.

50%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 277 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel - 27

50%

8. Những cam kết tương tự với thời hạn ban đầu tối đa là 1 năm, hoặc có thể hủy bỏ không điều kiện tại bất kỳ thời điểm nào.

0%

7. Các cam kết khác (ví dụ như các điều kiện dự phòng chính thức, hạn mức tín dụng) với thời hạn ban đầu trên 1 năm.


Nguồn: Bản thỏa thuận về vốn tháng 7/1988 - Ủy ban giám sát ngân hàng - BIS


Phụ lục 6

Tổng hợp kết quả khảo sát khả năng áp dụng Hiệp ước vốn Basel trong công tác quản trị rủi ro tại hệ thống NHTM Việt Nam


I. Phạm vi khảo sát

- Phạm vi khảo sát: các ngân hàng thương mại Việt Nam

- Số lượng phiếu gửi đi: 30

- Số lượng phiếu trả lời: 21

II. Hình thức khảo sát

Khảo sát online thông qua website: kwiksurveys.com.

III. Nội dung và kết quả khảo sát (tài liệu đính kèm)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

--------o0o-------- NGUYỄN ANH TUẤN

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THEO HIỆP ƯỚC BASEL

Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 62.31.07.01


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS, TS, Nguyễn Thị Quy

2. PGS, TS, Nguyễn Đình Thọ


Hà Nội, 2012

Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Ngoại thương Địa chỉ: Số 91, phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam


Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS, TS. Nguyễn Thị Quy

2. PGS, TS. Nguyễn Đình Thọ


Phản biện 1: GS, TS Nguyễn Kế Tuấn

Phản biện 2: PGS, TS Lê Thị Kim Nhung

Phản biện 3: TS Nguyễn Hữu Thủy


Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Ngoại thương

Số 91 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Vào hồi 15 giờ, ngày 27 tháng 09 năm 2012


Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Đại học Ngoại thương


Bài báo

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Anh Tuấn, “Tìm hiểu những hướng dẫn của Ủy ban Basel về các nguyên tắc cơ bản trong quản lý và giám sát rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 19, ngày 1/10/2007

2. Nguyễn Anh Tuấn, “Công cụ định giá vốn điều chuyển”, Tạp chí Ngân hàng số 24/2009

3. Nguyễn Anh Tuấn, “Insight into the finance and banking sector”, Hội thảo khoa học quốc tế do Trường Đại học Ngoại thương tổ chức với chủ đề “Global Finance and Banking Management”, tháng 10/2011

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Điều này đặc biệt đúng với các nền kinh tế đang phát triển và chậm phát triển, nơi cần rất nhiều vốn cho hoạt động đầu tư, trong đó có nền kinh tế Việt Nam.

Với việc ký kết Hiệp ước thương mại song phương (Bilateral Trade Agreement – BTA) với Hoa Kỳ tháng 12 năm 2001 và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO) tháng 11 năm 2006, ngành dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam chính thức chấp nhận sự hiện diện và cạnh tranh trực tiếp của các định chế tài chính nước ngoài trên thị trường nội địa. Các cam kết mở cửa của Việt Nam với tư cách là thành viên của khối APEC và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN với lộ trình cụ thể cho việc mở cửa từng ngành kinh tế vừa là cơ hội để ngành tài chính ngân hàng Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường, nhưng đồng thời cũng là những thách thức rất rõ ràng, rất thực tế. Việc làm thế nào để hệ thống ngân hàng thương mại và các dịch vụ tài chính Việt Nam thực sự đóng góp vào quá trình phát triển của một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã trở thành vấn đề cấp thiết cần giải quyết hơn bao giờ hết.

Hơn hai thập kỳ qua, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam đã có sự trưởng thành và phát triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank – WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF) và cả những tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn, có uy tín trên thế giới về ngành ngân hàng Việt Nam như Fitch Ratings và Moody’s thì công tác quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng của hầu hết các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam là từ yếu đến rất yếu. Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết các ngân hàng Việt Nam mới chỉ tập trung chú ý đến một loại rủi ro đó là rủi ro tín dụng. Trong khi đó, thực tiễn quản trị rủi ro hoạt động NHTM của các nước trên thế giới đã tiến một bước xa so với thời điểm quản trị rủi ro tín dụng với sự tập trung

vào Giá trị danh mục (Porfolio Value) và sử dụng công cụ Giá trị rủi ro (Value at

1

Xem tất cả 277 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí