Phụ lục 2
25 nguyên tắc cơ bản Basel về Giám sát ngân hàng hiệu quả
Nguyên tắc 1: Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải phân định rõ trách nhiệm và mục tiêu cho mỗi cơ quan liên quan trong hoạt động giám sát ngân hàng. Mỗi cơ quan giám sát cần hoạt động độc lập và có đầy đủ nguồn lực. Một khung pháp lý phù hợp cho hoạt động giám sát ngân hàng cũng rất cần thiết, trong đó bao gồm các quy định về quyền cấp phép thành lập ngân hàng và hoạt động giám sát thường xuyên; quyền thanh tra việc tuân thủ pháp luật và những vấn đề về hoạt động an toàn và hiệu quả của ngân hàng; và sự bảo vệ của pháp luật với thanh tra. Thiết lập cơ chế phù hợp trong việc chia sẻ và bảo mật thông tin giữa các cơ quan giám sát ngân hàng.
Nguyên tắc 2: Cần quy định rõ những hoạt động được phép thực hiện của các tổ chức được cấp phép hoạt động và chịu sự giám sát như các thể chế ngân hàng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng từ “ngân hàng” trong tên gọi của các tổ chức tín dụng. Nguyên tắc 3: Cơ quan cấp phép có quyền đặt ra các tiêu chuẩn cho việc thành lập ngân hàng và từ chối các đơn xin thành lập không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Quy trình cấp phép, ở mức tối thiểu, phải bao gồm các đánh giá về cơ cấu sở hữu, ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, kế hoạch hoạt động và kiểm soát nội bộ cũng như tình hình tài chính của ngân hàng và nguồn vốn góp; đối với trường hợp sở hữu hoặc ngân hàng mẹ là một ngân hàng nước ngoài, cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát tại nước ngoài.
Nguyên tắc 4: Thanh tra ngân hàng có quyền đề ra các tiêu chuẩn xem xét việc mua lại hay đầu tư của ngân hàng và đảm bảo rằng cơ cấu mua lại hay đầu tư không tạo rủi ro cho ngân hàng hay cản trở hoạt động giám sát hiệu quả.
Nguyên tắc 5: Thanh tra ngân hàng phải có quyền đề ra các tiêu chuẩn xem xét việc mua lại hay đầu tư của ngân hàng và đảm bảo rằng cơ cấu mua lại hay đầu tư không tạo rủi ro cho ngân hàng hay cản trở hoạt động giám sát hiệu quả.
Nguyên tắc 6: Thanh tra ngân hàng thiết lập các yêu cầu về mức vốn an toàn tối thiểu với các ngân hàng nhằm phản ánh đúng rủi ro trong hoạt động ngân hàng và cơ cấu
vốn có khả năng bù đắp lỗ. Riêng đối với những ngân hàng có hoạt động quốc tế, những yêu cầu nói trên không được thấp hơn mức quy định của Basel Capital Accord. Nguyên tắc 7: Một phần quan trọng của bất kỳ hệ thống giám sát ngân hàng nào là việc đánh giá độc lập chính sách, thông lệ và thủ tục của ngân hàng trong việc cấp các khoản cho vay, đầu tư và quản trị liên tục danh mục vốn cho vay các đầu tư.
Nguyên tắc 8: Thanh tra ngân hàng cần được đảm bảo rằng các ngân hàng thiết lập và tuân thủ các chính sách, thông lệ và thủ tục đánh giá chất lượng tài sản và trích lập dự phòng tín dụng đầy đủ.
Nguyên tắc 9: Thanh tra ngân hàng cần được đảm bảo rằng ngân hàng có hệ thống thông tin quản trị cho phép ban lãnh đạo nhận biết được mức độ tập trung trong danh mục đầu tư. Thanh tra ngân hàng cần quy định mức an toàn nhằm hạn chế rủi ro của ngân hàng trong hoạt động cho vay với một hoặc với một nhóm khách hàng có quan hệ mật thiết.
Nguyên tắc 10: Để ngăn ngừa việc lạm dụng phát sinh từ việc cấp các khoản cho vay với các bên có liên quan, Thanh tra ngân hàng yêu cầu ngân hàng tiến hành cho vay với các công ty và các nhân tố có liên quan trên cơ sở tự nguyện và khách quan, đồng thời giám sát chặt chẽ việc gia hạn tín dụng cho các khoản vay nói trên và tiến hành những bước phù hợp để kiểm soát và hạn chế rủi ro.
Nguyên tắc 11: Thanh tra ngân hàng cần được đảm bảo ngân hàng có các chính sách và quy trình đầy đủ để nhận biết, giám sát và quản lý rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi trong hoạt động cho vay và đầu tư quốc tế.
Nguyên tắc 12: Thanh tra ngân hàng cần được đảm bảo ngân hàng có hệ thống cho phép đo lường giám sát và kiểm soát toàn diện rủi ro thị trường; thanh tra ngân hàng phải có quyền quy định những giới hạn cụ thể và/hoặc những yêu cầu về vốn bù đắp rủi ro thị trường nếu cần thiết.
Nguyên tắc 13: Thanh tra ngân hàng cần được đảm bảo rằng ngân hàng duy trì quy trình quản lý rủi ro toàn diện (bao gồm cả vai trò giám sát của ban lãnh đạo cấp cao) nhằm nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát tất cả các rủi ro trọng yếu khác ngoài
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và duy trì mức vốn bù đắp rủi ro nếu cần thiết.
Nguyên tắc 14: Thanh tra ngan hàng cần xác định rằng ngân hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động ngân hàng. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm việc phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm; phân định chức năng trong hoạt động ngân hàng, phân phối các quỹ, hạch toán kế toán về tài sản có và công nợ; thống nhất các quy trình; kiểm soát tài sản; chức năng kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập và chức năng tuân thủ nhằm kiểm tra mức độ tuân thủ của ngân hàng với chức năng kiểm soát nói trên cũng như với các quy định của luật pháp.
Nguyên tắc 15: Thanh tra ngân hàng cần kiểm tra việc ngân hàng có đầy đủ các chính sách thông lệ và thủ tục cần thiết bao gồm cả nguyên tắc quan trọng “hiểu rõ khách hàng” một cách nghiêm ngặt để đảm bảo các chuẩn mực về đạo đức và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính; đồng thời ngăn ngừa việc ngân hàng bị sử dụng cho các mục đích tội phạm, dù vô tình hay hữu ý.
Nguyên tắc 16: Hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải kết hợp giữa Thanh tra tại chỗ và Giám sát từ xa.
Nguyên tắc 17: Thanh tra ngân hàng phải thường xuyên liên hệ với bộ máy lãnh đạo ngân hàng và am hiểu mọi hoạt động của ngân hàng.
Nguyên tắc 18: Thanh tra ngân hàng phải có phương tiện thu thập, xem xét và phân tích báo cáo an toàn hoạt động và thông tin thống kê từ ngân hàng trên phương diện riêng lẻ và hợp nhất.
Nguyên tắc 19: Thanh tra ngân hàng phải có phương tiện để đánh giá độc lập các thông tin thanh tra thông qua kiểm tra tại chỗ hoặc sử dụng kiểm toán độc lập.
Nguyên tắc 20: Một nội dung quan trọng trong hoạt động giám sát ngân hàng là khả năng của thanh tra trong việc giám sát tập đoàn ngân hàng trên phương diện hợp nhất. Nguyên tắc 21: Thanh tra ngân hàng cần được đảm bảo rằng các ngân hàng lưu giữ tài liệu và báo cáo đầy đru theo đúng các chính sách và thông lệ kế toán thống nhất giúp thanh tra ngân hàng có được cái nhìn trung thực và hợp lý về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thanh tra ngân hàng cũng cần được đảm bảo
rằng ngân hàng phát hành các báo cáo tài chính phản ánh hợp lý tình hình hoạt động của mình theo định kỳ.
Nguyên tắc 22: Thanh tra ngân hàng có quyền hợp pháp thực hiện những biện pháp khắc phục thích hợp và kịp thời với các ngân hàng vi phạm quy chế an toàn hoạt động (như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) và vi phạm các quy định của pháp luật hoặc khi quyền lợi của người gửi tiền bị đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào. Trong những trường hợp khẩn thiết, thanh tra ngân hàng có quyền thu hồi hoặc kiến nghị thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng.
Nguyên tắc 23: Thanh tra ngân hàng tiến hành giám sát trên phương diện hợp nhất toàn cầu với các tập đoàn ngân hàng có hoạt động quốc tế, kiểm soát chặt chẽ và áp dụng các quy chế an toàn hoạt động phù hợp với tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế tại các chi nhánh nước ngoài, các liên doanh hoặc công ty con của các tập đoàn ngân hàng.
Nguyên tắc 24: Một nội dung quan trọng của hoạt động giám sát trên phương diện hợp nhất là thiết lập liên hệ và trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát tại nước sở tại của tập đoàn ngân hàng quốc tế.
Nguyên tắc 25: Thanh tra ngân hàng cần yêu cầu hoạt động của các ngân hàng nước ngoài cũng phải tuân thủ những quy chế an toàn cao như đối với các ngân hàng trong nước. Thanh tra ngân hàng phải có quyền chia sẻ thông tin theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nước ngoài cho mục đích thanh tra hợp nhất.
Phụ lục 3
Tự đánh giá sự tuân thủ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 25 nguyên tắc cơ bản Basel về Giám sát ngân hàng hiệu quả
Kết quả đánh giá | Tóm tắt nội dung nguyên tắc | |
1 | Tuân thủ | NT 22: Quyền khắc phục và thực thi |
2 | Tuân thủ phần lớn | NT 18: Thu thập thông tin về an toàn trong hoạt động ngân hàng |
2 | Tuân thủ phần lớn | NT 25: Giám sát hoạt động của chi nhánh NH nước ngoài |
2 | Tuân thủ phần lớn | NT 2: Định nghĩa về ngân hàng |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 1: Trách nhiệm, mục tiêu và khung pháp lý cho hoạt động giám sát NH |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 3: Cấp phép hoạt động cho NH |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 4: Cổ phần trọng yếu |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 5: Hoạt động tái cơ cấu và đầu tư lớn |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 6: Yêu cầu vốn tối thiểu |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 7: Chính sách tín dụng của NH |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 8: Chất lượng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 9: Tập trung tín dụng |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 10: Cho vay các bên liên quan |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 12: Rủi ro thị trường |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 13: Quản lý rủi ro |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 14: Kiểm soát nội bộ |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 15: Ngăn ngừa tội phạm tài chính |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 16: Thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 17: Liên lạc với lãnh đạo cấp cao của NH |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 19: Đánh giá thông tin |
3 | Phần lớn không tuân thủ | NT 20: Thanh tra trên phương diện hợp nhất |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Vai Trò Quản Trị Rủi Ro Các Cấp Tại Nhtm Việt Nam
- Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel - 24
- Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel - 25
- Nội Dung Và Kết Quả Khảo Sát (Tài Liệu Đính Kèm)
- Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Theo Hiệp Ước Basel
- Thực Trạng Quản Trị Vốn Của Các Nhtm Việt Nam Theo Hiệp Ước Basel
Xem toàn bộ 277 trang tài liệu này.
Phần lớn không tuân thủ | NT 21: Kế toán trung thực và hợp lý | |
4 | Không tuân thủ | Không có |
5 | Không áp dụng | NT 11: Rủi ro quốc gia |
5 | Không áp dụng | NT 23: Ngân hàng có các hoạt động quốc tế |
5 | Không áp dụng | NT 24: Phối hợp với thanh tra nước sở tại |
3
Nguồn: Ernst & Young: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Tự đánh giá các nguyên tắc cơ bản Basel”
Phụ lục 4
Tỷ trọng rủi ro của các tài sản có nội bảng
(a) Tiền mặt1 (b) Các khoản phải đòi đối với Chính phủ trung ương và ngân hàng trung ương bằng đồng bản tệ va có nguồn cũng bằng đồng bản tệ (c) Các khoản phải đòi khác đối với Chính phủ trung ương2 và ngân hàng trung ương các nước OECD3 (d) Các khoản phải đòi được đảm bảo bằng của chứng khoán chính phủ trung ương các nước OECD hoặc được bảo lãnh bởi chính phủ trung ương các nước OECD4 | |
0, 10, 20 hoặc 50% (tùy từng quốc gia) | (a) Các khoản phải đòi đối với các pháp nhân trong nước thuộc khu vực công, trừ chính phủ trung ương, và các khoản cho vay được bảo lãnh bởi các pháp nhân đó hoặc được đảm bảo bằng chứng khoán do các pháp nhân đó phát hành |
20% | (a) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng phát triển đa phương (IBRD, IADB, ASDB, AFDB, EIB, EBRD) và các khoản phải đòi được bảo lãnh bởi các ngân hàng này hoặc được đảm bảo bằng chứng khoán do các ngân hàng này phát hành. (b) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng thành lập ở các nước OECD và các khoản phải đòi được bảo lãnh bởi các ngân hàng thành lập |
1 Bao gồm (tùy từng quốc gia khác nhau) vàng nén trữ tại két của ngân hàng hoặc phần được bảo đảm bằng tài sản nợ bằng vàng nén.
2 Một số nước thành viên dự kiến áp dụng tỷ trọng cho chứng khoán do Chính phủ trung ương các nước OECD phát hành để có thể đưa cả rủi ro đầu tư vào. Các tỷ trọng này có thể là 10% đối với tất cả các loại chứng khoán
hoặc 10% đối với các loại chứng khoán sẽ đến hạn trong tối đa 1 năm nữa và 20% đối với chứng khoán sẽ đến hạn trong thời gian sau 1 năm.
3 Trong phần này, khối OECD bao gồm các nước là thành viên đầy đủ của OECD (hoặc đã ký kết thỏa thuận cho
vay đặc biệt với IMF liên quan đến Thỏa thuận chung về đi vay của Quỹ), nhưng không bao gồm các nước trong khối đã gia hạn (reschedule) các khoản nợ nước ngoài quốc gia của mình trong thời gian 5 năm gần nhất.
4 Các khoản phải đòi thương mại được bảo đảm một phần bởi những cơ quan này sẽ được hưởng tỷ lệ rủi ro thấp
cho phần cho vay được bảo đảm toàn bộ. Tương tự như vậy, các khoản phải đòi được đảm bảo một phần bằng tiền mặt, hoặc bằng chứng khoán phát hành bởi Chính phủ trung ương các nước OECD, của các pháp nhân không phải là chính phủ trung ương nhưng hoạt động trong khu vực công của các nước OECD hay các ngân hàng phát triển đa phương cũng sẽ được áp dụng tỷ trọng rủi ro thấp cho phần cho vay được bảo đảm.
ở các nước OECD (c) Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán thành lập ở các nước OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát tương ứng, bao gồm cả các yêu cầu về vốn trên cơ sở rủi ro, và các khoản phải đòi được các công ty chứng khoán này bảo lãnh. (d) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng thành lập ở những nước không thuộc khối OECD với thời hạn còn lại không quá một năm và các khoản phải đòi với thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng thành lập ở những nước không thuộc khối OECD bảo lãnh. (e) Các khoản phải đòi đối với các pháp nhân khu vực công của các nước không thuộc khối OECD, trừ chính phủ trung ương và các khoản phải đòi được bảo lãnh bởi các pháp nhân đó hoặc được bảo đảm bằng chứng khoán do các pháp nhân đó phát hành. (f) Các khoản mục tiền mặt đang trong quá trình thu. | |
50% | (a) Các khoản cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng tài sản thế chấp là nhà ở đang hoặc sẽ do người đi vay chiếm giữ hoặc đang được cho thuê. |
100% | (a) Các khoản phải đòi đối với khu vực tư nhân (b) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng thành lập ở các nước không thuộc khối OECD với thời hạn còn lại trên 1 năm (c) Các khoản phải đòi đối với chính phủ trung ương của các nước không thuộc khối OECD (trừ trường hợp bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ - xem các phần trên) (d) Các khoản phải đòi đối với các công ty thương mại thuộc sở hữu của khu vực công (e) Nhà xưởng, máy móc và thiết bị và các tài sản cố định khác (f) Bất động sản và các khoản đầu tư khác (bao gồm cả các khoản đầu tư vốn cổ phần vào các công ty khác không thực hiện hạch toán tổng hợp) (g) Các công cụ vốn do các ngân hàng khác phát hành (trừ khi đã được trừ khỏi vốn) |
(h) Tất cả các tài sản có khác. |