Sự Cần Thiết Phải Tăng Cường Công Tác Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Của Các Nhtm Việt Nam Theo Hiệp Ước Basel

- Một số nguyên nhân khách quan khác.


CHƯƠNG 3


GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM THEO HIỆP ƯỚC BASEL

3.1. Đánh giá khả năng áp dụng Hiệp ước Basel trong công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam

3.1.1. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel

Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tháng 11/2006 đánh giá thời kỳ hội nhập sâu hơn của nền kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Với cam kết mở cửa thị trường tài chính trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài sẽ được hoạt động và đối xử bình đẳng như các ngân hàng trong nước. Điều này gây ra sức ép cạnh tranh lên hệ thống NHTM Việt Nam. Cũng như hệ thống ngân hàng các nước khác, an toàn, hiệu quả và bền vững là những mục tiêu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam hướng tới. Bởi vậy, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế nhằm quản trị rủi ro và đánh giá an toàn hoạt động ngân hàng (Basel) là rất cần thiết để cải thiện sự ổn định của hệ thống tài chính và đảm bảo hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động một cách lành mạnh, hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển và hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam

Đến năm 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tạo ra những bước đột phá mới, xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định bền vững với quy mô ở mức trung bình thế giới và khu vực, đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính. Phương châm hành động của các NHTM là “An toàn – Hiệu quả - Phát triển bền vững – Hội nhập quốc tế”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 277 trang tài liệu này.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng xây dựng định hướng tăng cường công tác quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel. Cụ thể:


Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel - 30

18

- Tăng cường năng lực thể chế, cơ cấu lại mô hình tổ chức và hoạt động theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế

- Tăng cường năng lực tài chính

- Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong cả xử lý giao dịch lẫn quản lý, điều hành

3.1.3. Cơ hội và thách thức trong việc áp dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những động lực và cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam phát triển thành một hệ thống ngân hàng hoạt động năng động, an toàn, hiệu quả và phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Đối với ngành ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý, cải thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, giảm bớt sự cách biệt trong nền tảng pháp lý về kinh doanh tiền tệ của Việt Nam với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với các tổ chức quốc tế. Các quy định về luật lệ minh bạch hơn sẽ tạo điều kiện đánh giá người vay tốt hơn, người cho vay bao gồm cả ngân hàng sẽ tính phí rủi ro thấp hơn. Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế là sự tham gia tích cực hơn của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản lý tài sản nợ, tài sản có, quản lý rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới.

Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ hội nhập kinh tế và từ phía hệ thống ngân hàng như thách thức về thể chế, về cơ cấu, về năng lực tài chính, năng lực nhân sự. Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, hội nhập kinh tế cũng dẫn đến hiện tượng chuyển dịch nguồn nhân lực chất lượng cao: các ngân hàng nước ngoài sẵn sàng tuyển dụng một cách hợp

19

pháp nhân lực có tay nghề cao với mức đãi ngộ hấp dẫn mà các ngân hàng Việt Nam không theo kịp.

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Chính phủ và NHNN

Mặc dù Quỹ tiền tệ thế giới IMF và Ngân hàng thế giới WB đều đã công bố rộng rãi mong muốn hỗ trợ các quốc gia chuẩn bị cho quyết định có nên, bao giờ và bằng cách nào để triển khai Basel II, song cả hai tổ chức tài chính lớn nhất thế giới này đều nhấn mạnh rằng ở bình diện quốc gia, Basel I vẫn là lựa chọn khả thi trong tương lai gần, và rằng Basel II phải được xây dựng dựa trên một nền tảng vững chắc các tiêu chuẩn về kế toán và quản trị, các thực hành về định giá và phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro khả thi, khung pháp lý và các nguồn lực giám sát đầy đủ. Khi chưa hội tụ đầy đủ các nhân tố trên, các quốc gia muốn áp dụng Hiệp ước Basel II cần cải thiện hạ tầng tài chính của mình như là một phần của lộ trình thực hiện Basel II. Theo định hướng này, những công việc mà Chính phủ và NHNN có thể thực hiện ở những giai đoạn đầu trong việc hình thành một khung giám sát rủi ro bao gồm:

Nâng cấp hạ tầng tài chính

Nâng cao chất lượng trung tâm thông tin tín dụng Đào tạo và phát triển một văn hóa giám sát mới

NHNN phải thực sự là cơ quan cấp phép đối với mọi hoạt động ngân hàng và chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam.

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với NHTM để đáp ứng các nguyên tắc về vốn tối thiểu

- Tiếp tục phát hành cổ phiếu tăng vốn tự có

- Sáp nhập các ngân hàng thương mại để tăng quy mô vốn tự có

- Tăng cường hiệu quả kinh doanh, tự bổ sung vốn tự có

- Kiên quyết áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp


20

3.2.3. Nhóm giải pháp đáp ứng các chuẩn mực của Basel về quy trình rà soát, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng

3.2.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước:

- Đổi mới mô hình tổ chức cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

- Đổi mới phương thức và nội dung hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

- Đổi mới hoạt động cấp giấy phép và hệ thống các quy định an toàn hoạt động ngân hàng

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động giám sát ngân hàng và hợp tác giữa thanh tra ngân hàng với các cơ quan giám sát tài chính trong nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật trong nước

3.2.3.2. Đối với các Ngân hàng thương mại:

- Phát triển mô thức quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất

- Thay đổi quy trình thanh tra giám sát

- Xây dựng và áp dụng cơ chế thưởng phạt đủ hiệu lực

3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm đáp ứng nguyên tắc thị trường, công bố thông tin

3.2.4.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước:

- Giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin thống kê

- Áp dụng chính sách công khai và minh bạch thông tin

- Áp dụng cơ chế phạt /kỷ luật đối với các trường hợp báo cáo thông tin không đúng theo quy định

3.2.4.2. Đối với các Ngân hàng thương mại:

- Tổ chức thực hiện tốt công tác thống kê báo cáo tại các NHTM

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung hoá


3.2.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ đối với NHTM nhằm áp dụng thành công hệ thống chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel

- Huấn luyện đào tạo nhân sự


- Quy định chức năng, nhiệm vụ và vai trò quản trị rủi ro các cấp tại NHTM Việt Nam

- Đổi mới công nghệ thông tin ngân hàng

21

- Tổ chức nghiên cứu và triển khai có chọn lọc các nguyên tắc cơ bản về Quản trị rủi ro do Uỷ ban Basel ban hành

3.3. Kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của các NHTM theo Hiệp ước Basel

Luận án đề xuất một số kiến nghị với NHNN và NHTM các điều kiện thực hiện giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của các NHTM theo Hiệp ước Basel.

Về phía các NHTM: Các ngân hàng cần đạt được trình độ quản trị rủi ro nhất định và phát triển đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin thích hợp, đạt chuẩn quốc tế, để ứng dụng các thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp và các nguyên tắc thiết lập và vận hành các hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro (tín dụng, thị trường, thanh khoản và tác nghiệp). Các ngân hàng phải thiết lập được hệ thống quản trị rủi ro nội bộ chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ tốt và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của cơ quan giám sát ngân hàng để phát hiện, đo lường, quản lý và giám sát thoả đáng các loại rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng phải tuyển dụng và đào tạo được nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để vận hành hệ thống quản trị rủi ro, đặc biệt đối với các hệ thống quản lý rủi ro thị trường, tín dụng và rủi ro tác nghiệp dưới dạng mô hình hoá rủi ro.

Về phía NHNN: Ngân hàng nhà nước phải có thẩm quyền quy định và sử dụng các quy chế an toàn (định tính và định lượng) để kiểm soát các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Các quy định an toàn này không phải thay thế cho các quyết định quản lý của ngân hàng mà đúng hơn là các chuẩn mực thận trọng tối thiểu để bảo đảm các ngân hàng tiến hành các hoạt động một cách hợp lý.

Cơ quan giám sát ngân hàng cần phải có sự phối hợp tốt với các cơ quan giám sát tài chính khác ở trong nước và nước ngoài để giám sát các hoạt động tài chính phi ngân hàng và các hoạt động ngân hàng quốc tế do các ngân hàng tiến hành.

Điều kiện tiên quyết đối với một hệ thống giám sát ngân hàng hữu hiệu là: khung thể chế và pháp luật về giám sát ngân hàng phù hợp; chính sách kinh tế vĩ


22

mô lành mạnh và bền vững; hạ tầng công cộng phù hợp; kỷ luật thị trường có hiệu quả; thủ tục giải quyết các vấn đề ở ngân hàng rõ ràng; có đủ các cơ chế tạo ra mức bảo vệ hệ thống một cách thích hợp.

Điều kiện và mức độ sẵn sàng áp dụng Hiệp ước Basel phụ thuộc vào một số yếu tố như: Hiện trạng của hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng; Chi phí/lợi ích dự tính; và Mức độ áp lực của ngân hàng trung ương. Nếu nhìn từ góc độ của một ngân hàng trung ương, những yếu tố sẽ được cân nhắc khi chuẩn bị thực hiện Hiệp ước mới bao gồm: Các ưu tiên quốc gia; Mức độ sẵn sàng về khuôn khổ pháp lý và quản lý; Các chuẩn mực kế toán; Nguồn nhân lực và đội ngũ chuyên gia; Kỷ luật thị trường; Sự có mặt và mức độ đáng tin cậy của các công ty xếp hạng tín dụng.

KẾT LUẬN


Hiệp ước Basel với những nội dung chuẩn hóa về quản trị rủi ro tín dụng, thị trường và tác nghiệp được xem là bước ngoặt lớn trong tiến trình cải cách công tác quản trị rủi ro toàn cầu. Chính nhờ những nội dung “cách mạng” này mà thay vì chỉ thực hiện ở những ngân hàng hoạt động đa quốc gia của các nước G-10 như mục tiêu ban đầu, Hiệp ước Basel nói chung và Basel II nói riêng đã trở thành chuẩn mực toàn cầu về quản trị rủi ro.

Theo thông tin điều tra của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, đã có gần 100 ngân hàng quốc gia của các nước trên thế giới ngoài G-10 tuyên bố về ý định triển khai Hiệp ước Basel trong khuôn khổ hoạt động của hệ thống NHTM nội địa. Dù mức độ “nghiêm túc” của các tuyên bố nói trên tới đâu, đã được thể hiện thành những hành động cụ thể hay mới chỉ dừng lại ở tính văn bản, thì không thể phủ nhận là các nhà quản lý ngân hàng vĩ mô của các quốc gia đang phát triển đều chịu áp lực lớn về việc phải dịch chuyển theo định hướng của Basel II, Basel III.

Thực tế cho thấy, cũng như hệ thống ngân hàng các nước khác, mục tiêu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là an toàn, hiệu quả và bền vững. Hơn nữa, so với thông lệ quốc tế, mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam, đặc biệt tại các NHTM Nhà nước còn khá cao và khó lường trước các hậu quả xảy ra. Chính vì vậy, việc phân tích và áp dụng các chuẩn mực Basel là hết sức cần thiết

nhằm đảm bảo sự an toàn không những trong hoạt động của các NHTM Việt Nam

23

mà còn là sự an toàn của toàn bộ nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Với những chuẩn mực khắt khe, Basel nói chung và Basel II nói riêng tạo ra những thách thức thực sự trong việc triển khai, ngay cả đối với các ngân hàng hiện đại trên thế giới. Vì vậy, không đáng ngạc nhiên khi việc áp dụng Hiệp ước Basel gặp những rào cản lớn trong hệ thống ngân hàng của các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam, đòi hỏi sự phối hợp, đồng thuận của rất nhiều ban ngành liên quan.

Bằng cách kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,… dựa trên những chuẩn mực cơ bản của ủy ban giám sát ngân hàng –BIS và thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt Nam, Luận án “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel” đã hoàn thành những nội dung sau:

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel; nêu rõ những nội dung cơ bản của Basel I, Basel II và Basel III, so sánh điểm khác biệt và điều kiện để áp dụng các chuẩn mực Basel;

2. Phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay theo các chuẩn mực của Hiệp ước Basel, với những cơ hội và thách thức của hệ thống NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Đề xuất các nhóm giải pháp và khuyến nghị để các NHTM Việt Nam tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Hiệp ước Basel.

Các giải pháp và kiến nghị của Luận án đề xuất được dựa trên cơ sở chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 và xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, áp dụng thành công các chuẩn mực Basel, đặc biệt là Basel II tại hệ thống NHTM Việt Nam là một vấn đề lớn, đòi hỏi thời gian và sự phối hợp đồng bộ của nhiều bên liên quan. Do vậy, những giải pháp, kiến nghị của Luận án chỉ là đóng góp ban đầu cho tiến trình áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Basel tại các NHTM Việt Nam.


24


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING FOREIGN TRADE UNIVERSITY

--------o0o--------


NGUYEN ANH TUAN


RISK MANAGEMENT IN BUSINESS OF VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS UNDER

THE BASEL ACCORD

Major: World economy and international economic relation Code: 62.31.07.01


DOCTORAL THESIS SUMMARY


SUPERVISOR:

1. Assoc.Prof, Dr Nguyen Thi Quy

2. Assoc.Prof, Dr Nguyen Dinh Tho


Hanoi, 2012

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023