Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Của Các Nhtm Việt Nam Theo Hiệp Ước Basel


của bộ phận thống kê tại NHNN còn một số khó khăn, hạn chế, khối lượng thông tin, xử lý và lưu trữ ngày càng nhiều, trong khi tình trạng sử dụng máy tính công suất thấp, bộ nhớ nhỏ vẫn phổ biến.

Thứ năm, các ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu minh bạch và công khai thông tin, mới thực hiện việc minh bạch và công khai các số liệu tài chính chủ yếu thông qua việc công bố hàng năm báo cáo tài chính trên trang Web hoặc báo cáo năm (Annual Report). Hơn thế nữa, việc công bố các số liệu này thường rất chậm, vì vậy, không có nhiều ý nghĩa đối với các nhà quản trị ngân hàng trong việc ngăn ngừa rủi ro. Ngoài ra, từng NHTM cũng rất khó khăn trong việc khai thác thông tin từ các NHTM khác hoặc số liệu chung của toàn ngành ngân hàng. Nói cách khác, các NHTM luôn rơi vào tình trạng lúng túng vì không có đủ thông tin để xác định vị thế hiện tại cũng như dự báo tương lai phát triển của chính ngân hàng mình.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do: NHNN chưa thiết lập hệ thống các quy định về việc công khai và minh bạch thông tin; Trình độ ứng dụng CNTT của các NHTM còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ; Các NHTM chưa thực sự nghiêm túc trong việc chấp hành chất lượng báo cáo thống kê; và Đội ngũ cán bộ thống kê còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.

Theo kết quả khảo sát tại các NHTM Việt Nam, 100% các ngân hàng đều dự kiến có kế hoạch áp dụng các nội dung của Trụ cột 3 – Hiệp ước Basel về công bố thông tin theo nguyên tắc thị trường, trong đó 71,43% dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2015 – 2018 và 28,57% dự kiến triển khai trong giai đoạn 2018 – 2020 (Xem thêm phụ lục số 06). Một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng còn băn khoăn trong việc tuân thủ công bố thông tin theo nguyên tắc thị trường đó là việc minh bạch hóa thông tin trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ tới tính cạnh tranh bảo mật và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, các quy định hiện tại của pháp luật liên quan đến nội dung này chưa rõ ràng, chưa thống nhất, ảnh hưởng đến việc chấp hành của các ngân hàng. Do vậy, 100% các ngân hàng đều mong muốn NHNN sớm ban hành sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động báo cáo thống kê và công bố thông tin; hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính đối với các TCTD; hoàn thiện hệ


thống cơ sở dữ liệu tập trung; đồng thời cần tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên môn.

2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel

2.3.1. Các kết quả đạt được


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 277 trang tài liệu này.

Trong những năm gần đây, sau khi phải đối mặt với những rủi ro lớn gây tổn thất nặng nề cho ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp đang xảy ra với tần suất khá cao với giá trị lớn, các NHTM Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh và dần áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước quốc tế vào hoạt động quản trị rủi ro của mình.

Năm 1990, những quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng đầu tiên được thể hiện trong các pháp lệnh về ngân hàng. Một số quy định cơ bản đã có nhưng còn khá thô sơ như “Tổ chức tín dụng không được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ” thay vì sử dụng hệ số an toàn vốn theo quy định của Basel I được ban hành năm 1988.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel - 17

Những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng khá chi tiết vào Việt Nam kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng được ban hành vào năm 1997 và chúng đã được cụ thể hóa hai năm sau đó bằng Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN), Quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng (Quyết định 296/1999/QĐ-NHNN).

Năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số quy định mới để sửa đổi bất hợp lý về vốn của Quy định 1999 và một số nội dung khác đã được bổ sung cho gần với Basel I hơn. Điểm đáng chú ý nhất trong Quy định 2005 là việc tách bạch giữa hoạt động của ngân hàng thương mại (các hoạt động cấp tín dụng và thanh toán là chủ yếu) và hoạt động của ngân hàng đầu tư (các nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh chứng khoán).

Giai đoạn 2005 – 2006, nhìn chung, các ngân hàng ở Việt Nam đang ở những bước đầu tiên trong quá trình áp dụng những chuẩn mực quốc tế vào việc


xây dựng một hệ thống an toàn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động. Theo kết quả khảo sát do Công ty Tư vấn Ernst & Young tiến hành năm 2006 để đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Ủy ban Giám sát ngân hàng quốc tế Basel, có tới 19 trong số 25 nguyên tắc phần lớn không tuân thủ, 1/25 nguyên tắc tuân thủ, 2/25 nguyên tắc không thực hiện phần lớn và 3/25 nguyên tắc không áp dụng. Trong đó, hầu hết các nguyên tắc liên quan đến điều kiện tiên quyết bảo đảm giám sát ngân hàng hữu hiệu (mục tiêu, nhiệm vụ, tính độc lập, khung pháp lý, quyền lực, hệ thống thông tin của cơ quan giám sát ngân hàng), cấp phép và chấp thuận thay đổi cấu trúc ngân hàng, các quy định an toàn hoạt động, phương pháp giám sát ngân hàng liên tục được đánh giá không tuân thủ. Việc áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng chưa đồng bộ và không triệt để dẫn đến cách nhìn nhận, đánh giá hệ thống ngân hàng chưa phản ánh đầy đủ thực trạng tình hình.

Các quy định của Ngân hàng Nhà nước đã đề cập tới một số vấn đề liên quan tới các điều khoản trong hiệp ước Basel I nhưng vẫn ở mức hạn chế. Cụ thể: Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng đã phản ánh được các rủi ro liên quan đến hạch toán nội bảng và ngoại bảng và phù hợp với Hiệp ước Basel về vốn mới (Basel Capital Accord I). Các nội dung quy định về việc tính toán mức vốn tự có và tỷ lệ vốn tự có tối thiểu so với tổng tài sản “Có” rủi ro tại Quyết định này đã tiến khá sát so với yêu cầu tính toán vốn tự có theo chuẩn mực Basel, điều này đảm bảo hoạt động kinh doanh của các NHTM được an toàn hơn. Tuy nhiên, giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn còn tồn tại một số khoảng cách, vì thế cách tính tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa phản ánh hợp lý rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.

Đối với Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, dư nợ tín dụng tại các NHTM phải được phân loại, trích dự phòng rủi ro và có biện pháp đặc biệt đối với các khoản nợ xấu. Các khoản nợ được phân loại dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mỗi ngân hàng và chủ yếu dựa vào khả năng thu nợ của mỗi khoản vay. Đây đồng thời cũng là cách phân loại nợ mà Hiệp ước Basel đã đưa ra. Phương pháp trích lập nêu tại Quyết định 493 đã tiến khá sát với thông lệ quốc tế, cụ thể: (i)


Có trích lập dự phòng chung và dự phòng riêng; (ii) Có tính giá trị Tài sản bảo đảm và loại trừ khi tính toán số tiền phải trích lập; (iii) Cho phép các Ngân hàng thương mại được trích lập dần trong 3 năm, phù hợp với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh tại các Ngân hàng thương mại. Nhìn chung, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về giới hạn tín dụng với một nhóm khách hàng có liên quan tương đối phù hợp với yêu cầu của Basel. Tuy nhiên, Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định giới hạn tín dụng của Tổ chức tín dụng với một nhóm khách hàng có liên quan là 60%, trong khi tỷ lệ này theo Basel chỉ là 25%. Ngoài ra, theo quy định trên thì việc trích lập dự phòng của các ngân hàng Việt Nam dựa trên tình trạng nợ quá hạn của các khoản nợ chứ không dựa trên cơ sở hạch toán kế toán nhằm đánh giá khả năng thu hồi nợ dự kiến. Thanh tra ngân hàng cũng chỉ kiểm tra việc tuân thủ của ngân hàng với quy định mà chưa kiểm tra mức dự phòng trích lập có phản ánh đúng khả năng thu hồi dự kiến hay không.

Tháng 5/2010, NHNN đã chính thức ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/10/2010 về Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Thông tư 13 đề cập đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn chính yếu như: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Giới hạn tín dụng; Tỷ lệ khả năng chi trả; Giới hạn góp vốn, mua cổ phần; Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động. Thực tế cho thấy, ngay khi ban hành, Thông tư 13 đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các TCTD. Phản ứng này càng tăng lên khi Hiệp hội ngân hàng VNBA có văn bản kiến nghị chính thức gửi lên Thống đốc NHNN. Song, nhìn nhận một cách khách quan, việc ban hành một văn bản như Thông tư 13 là cần thiết khi kinh tế thế giới vừa trải qua khủng hoảng tài chính và những yếu kém trong hoạt động của các TCTD trong nước ngày càng lộ rõ. Điểm đáng chú ý trong Thông tư 13 là nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các Tổ chức tín dụng từ 8% lên 9%. Một số NHTM cho rằng họ không có khả năng đáp ứng yêu cầu này trong vòng vài tháng (tính từ khi Thông tư 13 ban hành đến 1/10/2010). Tuy nhiên, NHNN lập luận, thông tin về việc nâng CAR đã được đưa ra từ lâu, khi nhiều nước đã, đang chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, bắt nguồn từ ngành ngân hàng - bảo hiểm. Hơn nữa, Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel - nhóm các cơ quan giám sát ngân hàng toàn cầu, đã thông qua Thỏa thuận yêu cầu các ngân hàng tăng gấp đôi tỷ lệ CAR (từ 7% lên


14%). Trong đó, vốn cấp hai tăng mạnh nhất, từ 2% lên 7% tổng tài sản. Vốn cấp một cũng phải nâng từ 4% lên 7%. Như vậy, dù muốn hay không, các Tổ chức tín dụng Việt Nam phải nâng CAR lên để dần thu hẹp khoảng cách với thế giới, vì Việt Nam đã là thành viên của WTO. Theo kết quả khảo sát tại 21 NHTM Việt Nam, mặc dù Thông tư 13 cũng còn nhiều bất cập về thời gian ban hành, thời hạn hiệu lực và một số quy định chưa phù hợp, song 100% các ngân hàng được hỏi đều cho rằng việc ban hành Thông tư trên là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế (Xem thêm Phụ lục số 06).

Sau một thời gian lấy ý kiến và triển khai, NHNN ban hành Thông tư 19, Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13 cho sát với thực tiễn hơn. Các thông tư này đã tiến sát hơn so với các chuẩn mực trong Hiệp ước Basel đồng thời phù hợp với thực tiễn ngân hàng Việt Nam. Điều này cho thấy nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giúp các NHTM tiếp cận dần hơn đến các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, góp phần thực hiện tuyên bố của Việt Nam trong việc quyết tâm triển khai Basel II vào năm 2010 tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ngân hàng Châu Á năm 2008 tổ chức tại Hà Nội.

Ngoài ra, hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Điều này thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, các ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn trong việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Như trình bày ở trên, hầu hết các ngân hàng đều đã đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, như trong quy định của Hiệp ước Basel. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ nhằm hạn chế các khoản nợ xấu, các ngân hàng cũng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định. Theo số liệu thống kê, dư nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 6 tháng đầu năm 2011 của 8 ngân hàng đang niêm yết tăng 17,57%, cao hơn nhiều so với tăng dư nợ cho vay, trong đó đáng chú ý là khoản trích lập dự phòng của Vietinbank tăng tới hơn 50%.

Thứ hai, hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng cũng được các ngân hàng chú trọng. Nhận thức về vai trò của các Phòng/Ban kiểm tra nội bộ đã thay đổi: Trước đây cán bộ ngân hàng thường coi Phòng/Bộ phận thanh tra giám sát như là


bộ phận luôn "bới bèo ra bọ" gây cản trở hoạt động ngân hàng. Ngày nay, quan niệm này đã thay đổi, cán bộ ngân hàng đã hiểu rằng việc làm của bộ phận thanh tra, giám sát không những giúp ngăn chặn kịp thời các rủi ro/tổn thất cho ngân hàng, đảm bảo lợi ích kinh doanh của toàn bộ ngân hàng trong đó có bản thân mình mà còn giúp cho chính mình tránh được các rủi ro trước pháp luật. Do nhận thức được như vậy nên nhìn chung sự phối hợp, hợp tác giữa bộ phận thanh tra, giám sát với bộ phận kinh doanh tác nghiệp trong ngân hàng luôn diễn ra chặt chẽ, tạo điều kiện tốt cho nhau làm việc, góp phần quyết định đến kết quả và chất lượng thanh tra giám sát.

Hoạt động thanh tra, giám sát tại các ngân hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động tín dụng như trước đây mà còn mở rộng sang các mảng hoạt động khác như ngân quỹ, tin học, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ,...

Phương pháp thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng được thực hiện sâu hơn, thực tiễn hơn thông qua việc kiểm tra thực tế thường xuyên hơn, không chỉ kiểm tra sau khi sự việc đã xảy ra mà kiểm tra ngay trong quá trình thực hiện cung ứng sản phẩm đến khách hàng.

Trình độ và năng lực làm việc của cán bộ kiểm tra nội bộ không ngừng được nâng cao thông qua việc các ngân hàng đã chú trọng tuyển chọn cán bộ có năng lực và có kinh nghiệm làm việc từ các bộ phận trong ngân hàng về làm công tác kiểm tra nội bộ. Mặt khác, công tác đào tạo lại các cán bộ kiểm tra nội bộ cũng được chú trọng hơn, tạo điều kiện để cán bộ được tiếp xúc và cập nhật thường xuyên các nghiệp vụ/sản phẩm mới trong ngân hàng.

Thứ ba, công tác công bố thông tin theo nguyên tắc thị trường đã được thực hiện đều đặn và minh bạch hơn. Trong mấy năm gần đây, trước yêu cầu của NHNN về việc phải đảm bảo số liệu báo cáo đầy đủ hơn, chính xác hơn và kịp thời hơn, hơn nữa do yêu cầu của chính các NHTM về việc phải có thông tin đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm phục vụ tốt công tác quản lý điều hành, công tác báo cáo thống kê tại các NHTM đã được thực hiện một cách bài bản hơn. Tất cả các NHTM đều có bộ phận chuyên trách tổng hợp báo cáo thống kê theo cả ngành dọc và ngành ngang. Ngoài ra các NHTM còn thể hiện sự quan tâm hơn đến công tác


báo cáo thống kê thông qua việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác báo cáo thống kê, tăng chi phí đầu tư máy móc công nghệ, không ngừng cải tiến hệ thống mẫu biểu báo cáo nhằm đảm bảo đủ chỉ tiêu báo cáo theo yêu cầu, thay đổi quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý tốt nhất chất lượng thông tin trên hệ thống (tách độc lập bộ phận tác nghiệp số liệu trên hệ thống)…

Bên cạnh việc chú trọng quản lý số liệu báo cáo thống kê, các NHTM trong thời gian qua đều tập trung đầu tư công nghệ mới, tận dụng tối đa khả năng khai thác số liệu từ hệ thống, tăng tỷ trọng tổng hợp số liệu báo cáo thống kê một cách tự động, giảm khối lượng công việc làm bằng tay… Vì vậy, số liệu báo cáo thống kê phản ánh chính xác hơn tình hình thực tế, hỗ trợ công tác quản lý điều hành một cách có hiệu quả hơn.

Ngoài ra, các ngân hàng Việt Nam cũng đã và đang thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, mua phần mềm hiện đại của nước ngoài, qua đó:

(i) Tổ chức được hệ thống kế toán tập trung, xử lý giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống, trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm tiện ích;

(ii) Thông tin kế toán – thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác hơn đã giúp cho việc quản trị tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tài chính hiệu quả hơn. Thực hiện quản lý trạng thái rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống ngân hàng;

(iii) Các ngân hàng còn được tiếp cận hệ thống kế toán quản trị đang được sử dụng trong các ngân hàng hiện đại.

2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân


2.3.2.1. Một số tồn tại

(i) Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ liên quan đến công tác quản trị rủi ro, thanh tra kiểm soát và công bố thông tin chưa hợp lý dẫn đến chồng chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm

Có thể đánh giá quy trình hoạt động tín dụng tại một số NHTM chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để quản trị rủi ro. Chẳng hạn, chưa có sự phân tách chức năng rõ ràng giữa bộ phận giao dịch khách hàng (front office) với bộ phận


thẩm định lại, theo dõi khách hàng, xử lý giao dịch (back office). Tại hầu hết các ngân hàng, cán bộ tín dụng làm nhiệm vụ tiếp xúc với khách hàng cũng làm cả việc theo dõi sau cho vay và phân tích tình hình tài chính của khách hàng sau cho vay. Điều này làm mất tính khách quan, dễ dẫn đến móc ngoặc, lợi dụng giữa khách hàng và cán bộ tín dụng.

Mô hình tổ chức Trụ sở chính – Chi nhánh cấp 1 – Chi nhánh cấp 2 là một mô hình phân tán, không phù hợp với bản chất hoạt động ngân hàng. Các chi nhánh cấp tỉnh được quyền thẩm định dự án và quyết định tín dụng ngay tại chi nhánh, dẫn đến thiếu chuyên môn hoá. Chức năng quản lý, giám sát của Trụ sở chính không phát huy hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện phương tiện liên lạc, truyền thông, viễn thông và hạ tầng cơ sở của Việt Nam còn chưa phát triển. Nghiên cứu các mô hình tổ chức của các NHTM nước ngoài cho thấy các NHTM này tập trung hoá chức năng về các trung tâm theo khu vực, và các chi nhánh hoàn toàn làm nhiệm vụ của bộ phận quan hệ khách hàng. Toàn bộ công tác thẩm định, định giá, theo dõi sau cho vay, xử lý nợ... được thực hiện tại các trung tâm với số lượng cán bộ lớn, có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm và kiến thức sâu, rộng về các ngành hàng, ngành kinh tế. Ngay tại trung tâm đó, cũng chia thành tối thiểu 3 bộ phận quản lý một khoản tín dụng: bộ phận quan hệ khách hàng (relationship/account manager), bộ phận thẩm định và quyết định tín dụng (credit officer), và bộ phận quản lý nợ xấu và thu hồi nợ (bad debt recovery and non-performing loan manager).

Trong ngân hàng chưa có phòng chuyên về quản trị các loại rủi ro cá biệt. Các phòng khách hàng đồng thời phụ trách luôn công tác theo dõi, rà soát, phê duyệt. Việc phân định trách nhiệm trong Ban Điều hành không hợp lý, thể hiện nhiều trường hợp một thành viên trong Ban Điều hành vừa phụ trách hoạt động kinh doanh (ví dụ: tín dụng, đầu tư…), vừa phụ trách công tác quản trị rủi ro hoặc kiểm tra kiểm soát nội bộ. Đây cũng chính là tồn tại khiến hoạt động kiểm tra, kiểm soát còn chồng chéo, chưa rõ ràng trách nhiệm của các bộ phận liên quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023