Tạm Ngừng, Đình Chỉ Và Hủy Bỏ Hợp Đồng

trên, vì vậy, trong thời gian chờ đơi

để có những quy điṇ h hơp

lý và phù hơp

́i

thưc

tế hơn , các chủ thể tham gia vào quan hệ hợ p đồng nên chủ đôn

g trong viêc

bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đặc biệt, bằng biên

pháp thỏa thuân

cu ̣thể trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

hơp đồng, các chủ thể có thể hạn chế được một phần các rủi ro có thể xảy ra với

mình trong quá trìn h thưc

Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 7

hiên

hơp

đồng . Chẳng han

như , các bên có thể thỏa

thuân

cả điều khoản về phaṭ vi pham

và bồi thường thiêṭ haị trong hơp

đồng . Trong

đó, các điều khoản về phạt vi phạm nên được quy định rõ ràng và nằm trong giới hạn pháp luật quy định , để khi có tranh chấp xảy ra thì Tòa án có thể chấp nhận thỏa thuận trên một cách dễ dàng với tư cách là sự thỏa thuận của các bên theo quy

điṇ h của pháp luâṭ . Điều khoản bồi thường thiêṭ haị tr ên thưc

tế rất khó đươc

thưc

thi do phải chứ ng minh các điều kiên

để đươc

bồi thường . Khi có tranh chấp xảy ra

thì Tòa án cũng sẽ cân nhắc rất kỹ vấn đề này. Vì vậy, các bên có thể hạn chế rủi ro

bằng các quy điṇ h cu ̣ thể về quyền và nghia vu ̣của các bên , càng chi tiết , càng cụ

thể bao nhiêu thì sẽ h ạn chế việc vi phạm hợp đồng bấy nhiêu. Đồng thời cũng dễ dàng cho việc xác định thiệt hại cũng như các điều kiện khác khi có vi phạm xảy ra để có thể được bồi thường thiệt hại một cách chính đáng nhất.

2.3. Chế tài bồi thường thiệt hại

Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho

bên bị vi phạm” (điều 302 luật thương mại 2005). Để có thể đươc bồi thường thiêt

hại thì chủ thể đòi bồi thường phải chứng minh được rằng có thiệt hại thực thực tế xảy ra , có hành vi vi phạm hợp đồng , hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân

trưc

tiếp gây ra thiêṭ hai

(điều 303 luật thương mại 2005). Đồng thời, bên yêu cầu

bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất (điều 305 luật thương mại 2005). Và tất nhiên là , chủ thể vi phạm không rơi vào các

trường hơp

miên

trách đươc

quy điṇ h c ủa pháp luật thương mai

(điều 209 luật

thương mại 2005).


Theo các quy điṇ h này thì để đươc


bồi thường thiêṭ hai


, chủ thể bị vi phạm

phải trải qua một quá trình chứng minh những tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra . Tuy nhiên, vấn đề đăṭ ra là cần phải làm rõ điểm khác

biêṭ giữa hai biên pháp chế tài này . Theo đó , phạt vi phạm phải được thỏa thuận

trong hơp

đồng , còn trách nhiêm

bồi thường thiêṭ haị không cần có sự thỏa thuân ,

tự nó sẽ phát sinh khi hôi

đủ các điều kiên

đã nêu ở trên . Mục đích của biện pháp

này là khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên , vì thế thiệt hại bao nhiêu thì sẽ bồi thường bấy nhiêu . Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Theo đó, số tiền bồi thường thiệt hại sẽ bao gồm hai khoản:


Thứ nhất, là bên vi phạm phải bồi thường “giá trị tổn thất thực tế trực tiếp”,tức là chỉ bồi thường những thiệt hại vật chất trực tiếp và thực tế chứ không phải bồi thường những thiệt hại tinh thần, gián tiếp, suy đoán.

Ví dụ người bán xuất khẩu dầu thô nhưng chất lượng kém, do đó người mua phải tái chế lại. Sau đó người mua tính toán được các thiệt hại như sau:

1) Tiền công tái chế;


2) Trị giá hao hụt;


3) Giao chậm 30 ngày, gây thiệt hại cho người thứ ba mà người mua phảicó trách nhiệm bồi thường;

4) Công nhân đình công do không có việc nhưng vẫn phải trả lương.


Trong 4 loại thiệt hại trên, bên vi phạm chỉ phải bồi thường 3 loại thiệt hại đầu vì đây là những thiệt hại tổn thất thực tế, trực tiếp do chính hành vi vi

phạmhợp đồng của thụ trái trực tiếp gây nên; còn loại thiệt hại sau (nhà máy không có dầu sản xuất... , công nhân đình công ...) là những thiệt hại gián tiếp vì về nguyên tắc nhà máy phải luôn có dầu dự trữ cho sản xuất. Bồi thường “giá trị tổn thất thực tế trực tiếp” cũng có nghĩa là không bồi thường những thiệt hại xa xôi, đột xuất mà lúc ký kết hợp đồng các bên không lường trước được. Chẳng hạn, người bán FOB mang hàng ra cảng để giao cho người mua, nhưng người mua đưa tàu đến chậm, người bán lưu kho hàng hóa, sau khi đó bị bão lụt nên hàng hóa bị hư hỏng. Ở đây, chi phí lưu kho là thiệt hại,người mua phải bồi thường, còn thiệt hại hàng hóa do bão lụt là thiệt hại xa xôi, đột xuất mà lúc ký kết hợp đồng hai bên không lường trước được nên người muakhông phải bồi thường. Nguyên tắc bồi thường theo luật của các nước có sự khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, luật pháp cho phép đòi bồi thường thiệt hại về tinh thần tức là những thiệt hại mà người ta khó có thể tính toán được một cách vật chất, mang tính vô hình nhiều hơn, khó tính toán bằng con số thật mà chỉ tính toán được một cách tương đối (do toà án quy định). Ví dụ như bên vi phạm hợp đồng làm cho bên bị vi phạm mất uy tín kinh doanh nhưng khó có thể lượng hóa được sự mất uy tín kinh doanh này sẽ làm cho trái chủ thiệt hại về mặt vật chất là bao nhiêu. Trong khi đó, đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển mà Việt Nam là một ví dụ, Luật thương mại quy định bên bị vi phạm chỉ được đòi bồi thường thiệt hại vật chất, là tổn thất thực sự được tính toán bằng những con số.

Thứ hai, bên vi phạm phải bồi thường “khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra.” Chẳng hạn, thương nhân A ký hợp đồng mua gạo của thương nhân B với ý định cung cấp gạo phục vụ dịp Tết cổ truyền. Vì vậy, thời hạn giao hàng trong hợp đồng quy định là vào tháng 12/1998. Nhưng B giao hàng chậm (1/1999). Cơ hội bán hàng đối với bên A không còn nữa. Do đó, sau Tết A mới bán được hàng. Mặt khác, giá trên thị

trường tại thời điểm A bán hàng thực tế và thời điểm bán hàng dự kiến giảm xuống từ 4.900 đồng/kg xuống còn 4.500 đồng/kg. Phần chênh lệch này được coi là khoản lợi mất hưởng của A do B vi phạm hợp đồng về thời hạn giao hàng. Tuy nhiên, trên thực tế trường hợp này cũng thường hay gây tranh cãi. Ví dụ, A chậm giao hàng hai tháng, B tính toán các khoản thiệt hại bao gồm: tiền lương công nhân hai tháng, ngừng sản xuất hai tháng, thuế nộp trong hai tháng, tiền khấu hao nhà xưởng, các chi phí khác... Song đây không phải là những khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà chỉ là những thiệt hại do suy đoán vì nếu A không giao hàng, B phải đi mua hàng với giá cao hơn, do đó sẽ được coi là thiệt hại thực tế. Mặc dù, lỗi được xác định trên cơ sở suy đoán lỗi nhưng khi áp dụng loại chế tài này, bên đòi bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất và mức độ tổn thất (Điều 304, Luật thương mại). Ngoài nghĩa vụ chứng minh tổn thất và mức độ tổn thất, “bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên đòi bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt tiền bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được” (Điều 305, Luật thương mại). Quy định này của Luật thương mại Việt Nam cũng giống với quy định của Công ước Viên 1980 khi áp dụng chế tài này. Riêng đối với trường hợp bên vi phạm chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán phí dịch vụ và các chi phí khác, Điều 306, Luật thương mại Việt Nam quy định “bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, số tiền lãi này cũng giống như khoản tiền bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải trả cho bên có quyền lợi bị vi phạm bởi vì trên thực tế, việc chậm trả tiền này có thể làm bên có quyền lợi bị vi phạm thất thu những khoản lợi hay bỏ lỡ các thương vụ làm ăn khác.

Trong thực tiễn thương mại, có thể thấy không phải lúc nào chế tài đòi bồi thường thiệt hại cũng được bên vi phạm chấp hành nghiêm chỉnh. Đó là vụ việc tranh chấp giữa ba công ty của Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Công tyTICO Ltd. (Nhật Bản) ký hợp đồng mua của công ty Sunkuong Ltd. (Hàn Quốc) số lượng

1.300 tấn phân Urê để bán lại cho công ty xuất khẩu rau quả III thuộcTổng công ty rau quả Việt Nam (VEGETEXCO). Hàng đến cảng Hải Phòng ngày 6/9/1996, VEGETEXCO đã làm tờ khai hải quan tiếp nhận lô hàng và hải quan thành phố cũng đã làm thủ tục kiển hàng thông qua Tổng cục đo lườngchất lượng (Quatest 3). Kết quả giám định cho biết độ biuret của lô hàng trên là1,8% (trong khi hợp đồng quy định là 1% và độ biuret tối đa mà kỹ thuật cho phép là dưới 1,5%). Như vậy tức là lô hàng không đảm bảo chất lượng so với hợp đồng. Do đó, VEGETEXCO không những phải lưu giữ lô hàng mà còn bị hải quan xử phạt hành chính vì đã nhập hàng không đạt tiêu chuẩn, phạt 18 triệuVNĐ và buộc phải tái chế lô hàng trước khi phân phối. Hơn nữa, kết quả giámđịnh tiếp tục của Vinacontrol cho thấy, hầu hết khối lượng của các bao dưới mức tiêu chuẩn là 50 kg và không đồng nhất, có bao chênh tới 9 kg. Như vậy, lô hàng trên cả về chất lượng và khối lương đều không đúng quy định của hợp đồng. Vì vậy, VEGETEXCO đã kiện TICO ra trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, đòi bồi thường tổng giá trị thiệt hại gồm cả lãi suất đọng vốn do phải giám định, tái chế, bốc dỡ, đóng gói lô hàng là 35.719,48 USD trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 23/10/1997 (là ngày trọng tài ra phán quyết). Ngoài ra, trọng tài còn tuyên bố TICO phải chịu chi phí trọng tài là 1.259,03 USD. Song đến nay,VEGETEXCO vẫn chưa được TICO bồi thường với lý do phía Hàn Quốc chưa bồi thường thiệt hại cho TICO.

Theo các quy định của pháp luật hiện hành: (i) Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2005 cho phép các bên trong giao dịch dân sự được thoả thuận về mức phạt vi phạm; có thể thoả thuận vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt

hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. (ii) Luật Thương mại quy định: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (Điều 301)… Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (Điều 302). (iii) Luật Xây dựng quy định: Đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm (Điều 110).

Chỉ với quy định tại ba luật nói trên đã thấy có sự khác nhau về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong quan hệ hợp đồng tùy theo đó là hợp đồng gì: Dân sự, thương mại hay xây dựng sử dụng nguồn tiền ngân sách nhà nước. Có nghĩa là, việc đầu tiên các bên muốn thoả thuận về phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại thì phải xác định rõ quan hệ giữa các bên là quan hệ gì, khi có thiệt hại do hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại hay không. Loại hợp đồng thứ ba tùy thuộc phạm vi sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, nhưng có thể vận dụng, tham khảo, tham chiếu khi xem xét đối với hợp đồng xây dựng có vay vốn NHTM.

Trường hợp không xác định rõ loại quan hệ và pháp luật điều chỉnh sẽ dẫn đến khó giải quyết khi có tranh chấp: Bên vi phạm muốn áp dụng luật theo hướng bị phạt ở mức thấp và/hoặc không muốn bồi thường thiệt hại; ngược lại, bên bị vi phạm muốn áp dụng luật theo hướng yêu cầu phạt vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại ở mức cao nhất có thể. Chắc chắn rằng, nếu giải quyết tranh chấp theo thủ

tục tố tụng dân sự, vụ án sẽ kéo dài: sơ thẩm, phúc thẩm và có thể giám đốc thẩm, kèm theo đó là ngân hàng cũng “bị vạ lây” vì doanh nghiệp chưa thu được tiền, chưa nhận được bồi thường.

Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng đã có nhiều trường hợp như vậy. Để thấy rõ tình trạng trên, bài viết xin đưa ra một ví dụ cụ thể. Trong một hợp đồng chế tạo, lắp đặt thiết bị, dây truyền nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản giữa Công ty Cơ khí T với Công ty Thức ăn thủy sản H. Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận nếu bên lắp đặt không thực hiện đúng hợp đồng về lắp đặt thiết bị đúng các chi tiết kỹ thuật, hoặc không đúng tiến tiến độ thì chịu phạt và bồi thường 100% giá trị hợp đồng, thực tế giá trị hợp đồng là 10 tỷ đồng. Quá trình thực hiện, bên lắp đặt không thực hiện đúng tiến độ lắp đặt (theo biên bản giám định thì tỷ lệ hoàn thành mới chỉ đạt 53% khối lượng). Vì vậy, Công ty Thức ăn thủy sản H đã khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng và đòi tiền phạt và bồi thýờng theo thoả thận tại hợp Đồng (100% giá trị hợp Đồng hay 10 tỷ Đồng). Tranh chấp Đýợc giải quyết qua hai cấp xét xử của toà án, với các bản án tuyên buộc Công ty cơ khí T phải trả một khoản tiền về phạt vi phạm bằng 100% giá trị hợp đồng cho Công ty H đúng như thỏa thuận của các bên trong hợp đồng đã ký.

Tòa án đã giải quyết đúng quy định của pháp luật hay chưa? Kinh nghiệm rút ra đối với các doanh nghiệp thông qua tranh chấp ở đây là gì? Xung quanh phán quyết của toà án các cấp còn có các quan điểm khác nhau. Toà án quyết định như vậy nhưng không làm rõ bị đơn phải trả khoản tiền đó là tiền gì: tiền bồi thường hay tiền phạt. Nếu là tiền phạt thì mức phạt được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự hay áp dụng theo quy định của Luật Thương mại. Trường hợp coi hợp đồng đã ký là hợp đồng thương mại thì mức phạt không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm.

Bên cạnh đó, phải lưu ý rằng, Luật Thương mại cũng đã quy định: Hoạt

động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và c ác hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Điều 3) và hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 4). Từ đó, có ý kiến cho rằng, hợp đồng giữa giữa công ty Cơ khí T với Công ty Thức ăn thủy sản H là hợp đồng mua bán và lắp đặt thiết bị dây truyền nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản – một dạng hợp đồng thương mại, do vậy, nếu có vi phạm toàn bộ hợp đồng cũng chỉ có thể phạt tối đa 8% x 10 tỷ đồng = 800 triệu đồng. Quan điểm này khác, đối lập với quan điểm của tòa án chấp nhận thoả thuận mức phạt vi phạm của các bên (100% hay 10 tỷ đồng) theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự.

2.4.Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng


Tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong kinh doanh, thương mại: là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng kinh doanh, thương mại. Khi hợp đồng trong kinh doanh, thương mại bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Đình chỉ thực hiện hợp đồng trong kinh doanh, thương mại: là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong kinh doanh, thương mại. Khi hợp đồng trong kinh doanh, thương mại bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

Huỷ bỏ hợp đồng trong kinh doanh, thương mại: là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Huỷ bỏ hợp đồng có thể là hủy bỏ một phần hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2023