Cơ Cấu Doanh Số, Dư Nợ Cho Vay Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa


- Bộ phận quản lý rủi ro: phối hợp với Bộ phận quản lý khách hàng phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý.

- Bộ phận quản trị tín dụng: Định kỳ hàng tháng lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn, danh sách các khoản vay điều chỉnh lãi suất gửi Bộ phận quản lý khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng; Quản lý, lưu trữ các hồ sơ tín dụng theo quy định.

Bước 7: Thu nợ lãi, phí

- Bộ phận quản lý khách hàng: thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ.

- Bộ phận quản trị tín dụng: Kiểm tra đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, phí trả nợ trước hạn (nếu có) chuyển Bộ phận giao dịch khách hàng thực hiện thu nợ;

Bước 8: Xử lý trường hợp phát sinh nợ quá hạn

- Bộ phận quản lý khách hàng: Thông báo bằng văn bản cho khách hàng; Rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn; Đề xuất phương án xử lý.

- Bộ phận quản lý rủi ro: Phối hợp cán bộ quản lý khách hàng rà soát, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn; Giám sát Bộ phận quản lý khách hàng trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bộ phận quản trị tín dụng: Thường xuyên thông báo về trạng thái nợ quá hạn của khách hàng cho Bộ phận quản lý khách hàng.

- Bộ phận giao dịch khách hàng: thực hiện các bút toán thu nợ quá hạn theo chỉ thị của bộ phận quản lý khách hàng.

Bước 9: Thanh lý hợp đồng

- Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc, lãi, phí, Bộ phận quản lý khách hàng phối hợp với Bộ phận quản trị tín dụng, giao dịch khách hàng thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí… để tất toán hồ sơ tín dụng, giải chấp các hợp đồng bảo đảm, thanh lý các Hợp đồng (nếu có).

- Bộ phận quản trị tín dụng lưu hồ sơ tín dụng đã tất toán theo quy định.

2.2.3. Cơ cấu doanh số, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

a. Cơ cấu doanh số cho vay khách hàng

Doanh số cho vay khách hàng SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương không ngừng tăng lên qua các năm, điều này được thể hiện trong bảng dưới đây:


Bảng 2.4. Doanh số cho vay khách hàng SMEs tại Vietinbank Hải Dương

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Doanh số cho vay SMEs

306

503

668

902

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay SMEs


64,38%

32,80%

35,03%

Doanh số cho vay

7.398

8.763

10.898

8.976

Tỷ trọng doanh số cho vay SMEs

4,14%

5,74%

6,13%

10,05%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương - 7

(Nguồn: Trích báo cáo KQHĐKD giai đoạn 2017-2020 của Vietinbank – CN

Đông Hải Dương)

Doanh số cho vay SMEs của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm từ 306 tỷ đồng lên 902 tỷ đồng, chứng tỏ hiệu quả cho vay SMEs về quy mô của chi nhánh ngày càng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay SMEs của chi nhánh ở mức cao, đạt 64,38% vào năm 2018 so với năm 2017 và 32,80% vào năm 2019 so với năm 2018; 35,03% vào năm 2020 so với năm 2019.

Tỷ trọng doanh số cho vay SMEs của chi nhánh cũng không ngừng tăng qua các năm từ 4,14% lên 10,05% trong giai đoạn 2017-2020. Tuy nhiên, có thể thấy, tỷ trọng doanh số cho vay SMEs của chi nhánh vẫn ở mức thấp, cho thấy hoạt động cho vay SMEs tại chi nhánh chưa thực sự được chú trọng.

* Cơ cấu doanh số cho vay theo tài sản bảo đảm

Hình 2.3. Cơ cấu doanh số cho vay theo TSĐB tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương giai đoạn 2017-2020


2020



93.90%



6.10%


2019


93.80%


6.20%

2018


90.60%


9.40%

2017


88.10%


11.90%


80%

85%

90%

95%

100%


Có TSĐB Không có TSĐB

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - Vietinbank – CN Đông

Hải Dương

Doanh số cho vay có TSĐB của Vietinbank – CN Đông Hải Dương tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay SMEs. Điều này cho thấy tỷ lệ rủi ro


của ngân hàng khá thấp. Tuy nhiên, đâycũng là hạn chế kìm hãm sự phát triển hoạt động cho vay SMEs tại chi nhánh. Vì các SMEs không đủ điều kiện vay sẽ không thể vay vốn tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương.

* Cơ cấu doanh số cho vay SMEs theo thành phần kinh tế

Hình 2.4: Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương giai đoạn 2017-2020

2020

48.20%

15.60%

36.20%

2019

52.60%

13.80%

33.60%

2018

58.15%

13.50%

28.35%

2017

60.80%

11.20%

28.00%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty cổ phần

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - Vietinbank – CN Đông

Hải Dương

Có thể thấy, theo thành phần kinh tế, Vietinbank – CN Đông Hải Dương vẫn cho thành phần doanh nghiệp Nhà nước vay là chủ yếu. Tuy nhiên trong giai đoạn 2017-2020, có thể thấy sự chuyển dịch từ cho vay DNNN sang cho vay DN tư nhân và công ty cổ phần khiến doanh số cho vay của các thành phần kinh tế này tăng lên đángkể qua các năm.

b. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng SMEs

Nhờ chủ trương đẩy mạnh tín dụng bán lẻ của Vietinbank – CN Đông Hải Dương, cùng với sự tăng lên nhanh chóng của số lượng khách hàng là các SMEs , dư nợ cho vay cũng tăng lên nhanh chóng. Số liệu chi tiết thể hiện bảng sau:

Bảng 2.5. Dư nợ cho vay khách hàng SMEs tại Vietinbank Hải Dương

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Dư nợ cho vay SMEs

295

493

654

896

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay SMEs


67,12%

32,66%

37,00%

Dư nợ cho vay

7.335

8.523

10.448

12.546

Tỷ trọng dư nợ cho vay SMEs

4,02%

5,78%

6,26%

7,14%

(Nguồn: Trích báo cáo KQHĐKD giai đoạn 2017-2020 của Vietinbank – CN

Đông Hải Dương)


Xét về số tuyệt đối, tuy tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng xuất phát điểm của Vietinbank – CN Đông Hải Dương khá thấp so với các đối thủ cạnh tranh chính. Trong thời gian tới, Vietinbank – CN Đông Hải Dương nên duy trì tốc độ tăng trưởng như trong 2 năm qua để trở thành NHTM có dư nợ cho vay DNNVN đứng đầu trên địa bàn.

Dư nợ khách hàng SMEs tăng nhanh qua các năm từ 295 tỷ đồng năm 2017 lên 493 tỷ đồng vào năm 2018, tương ứng tăng thêm 198 tỷ đồng. Đến năm 2019, dư nợ khách hàng SMEs của chi nhánh tiếp tục tăng thêm 161 tỷ đồng, đạt 654 tỷ đồng. Năm 2020, dư nợ khách hàng SMEs của chi nhánh lại tiếp tục tăng lên, đạt 896 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay SMEs ở mức cao, giai đoạn 2017- 2018 đạt 67,12%, đến giai đoạn 2018-2019, chỉ tiêu này chậm hơn nhưng vẫn đạt 32,66%, giai đoạn 2019-2020, chỉ tiêu này là 37%. Như vậy, có thể thấy Vietinbank

– CN Đông Hải Dương đang có chính sách khuyến khích cho vay SMEs giúp quy mô cho vay SMEs của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm.

Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ của Vietinbank – CN Đông Hải Dương trong tổng dư nợ cho vay còn rất thấp, cho thấy chi nhánh vẫn phụ thuộc vào nguồn cho vay các khách hàng bán buôn (các doanh nghiệp lớn) và chưa phát huyhết tiềm năng từ cho vay đối tượng SMEs.

* Cơ cấu dư nợ cho vay theo tài sản bảo đảm

Hình 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay theo TSĐB tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương giai đoạn 2017-2020

2020

92.80%

7.20%

2019

90.20%

9.80%

2018

88.70%

11.30%

2017

87.60%

12.40%

80%

85%

90%

95%

100%

Có TSĐB Không có TSĐB

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - Vietinbank – CN Đông

Hải Dương


Dư nợ cho vay có TSĐB của Vietinbank – CN Đông Hải Dương tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay SMEs . Điều này cho thấy tỷ lệ rủi ro của ngân hàng khá thấp. Tuy nhiên, đâycũng là hạn chế kìm hãm sự phát triển hoạt động cho vay SMEs tại chi nhánh. Vì các SMEs không đủ điều kiện vay sẽ không thể vay vốn tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương.

* Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Hình 2.6: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương giai đoạn 2017-2020

2020

46.80%

15.30%

37.90%

2019

50.10%

14.10%

35.80%

2018

56.20%

13.80%

30.00%

2017

58.90%

12.60%

28.50%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty cổ phần

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - Vietinbank – CN Đông

Hải Dương Tương tự như doanh số cho vay, dư nợ cho vay thành phần doanh nghiệp Nhà nước vay là chủ yếu tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương. Trong giai đoạn 2017- 2020, dư nợ cho vay cũng có sự chuyển dịch từ cho vay DNNN sang cho vay DN tư

nhân và công ty cổ phần.

2.2.4. Thu nhập và rủi ro tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

a. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu

Do đặc thù của chi nhánh chủ yếu cho vay các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành công nghiệp khai thác, do đó tỷ lệ nợ có vấn đề, nợ xấu chủ yếu tập trung ở dư nợ cho vay SMEs . Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) tại chi nhánh vẫn luôn được khống chế ở mức an toàn và trong phạm vi giới hạn cho phép. Tính đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu đối với SMEs (nợ không bao gồm các khoản đã xử lý dự phòng rủi ro) chỉ chiếm 0,64%/ tổng dư nợ cho vay đối tượng này. Tỷ lệ này thấp hơn so với các đối thủ


cạnh tranh như Vietcombank Hải Dương (1,00%), BIDV Hải Dương (0,89%) và của hệ thống các NHTM tại Kinh Môn (4,68%). Sở dĩ năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tại Kinh Môn đều tăng lên là do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến nền kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí là phá sản nên đã tăng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đối với ngân hàng.

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu cho vay SMEs tại Hải Dương giai đoạn 2017-2020

(Đơn vị: tỷ đồng)



Ngân hàng


Năm 2017


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020


Dư nợ


Nợ xấu

Tỷ lệ nợ

xấu


Dư nợ


Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu


Dư nợ


Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu


Dư nợ


Nợ xấu


Tỷ lệ nợ xấu

Vietinbank – CN Đông Hải Dương


295


11

3,70

%


493


15

3,10

%


654


2,4


0,37%


896


5,7


0,64%

BIDV Hải

Dương


450


8

1,80

%


580


6

1,00

%


720


4,5


0,60%


905


8,1


0,89%

Vietcombank Hải Dương


481


23

4,70

%


570


21,6

3,80

%


695


10,3


1,50%


932


9,3


1,00%

Hệ thống NH tại Kinh Môn


9480


455

4,80

%

944

9


463

4,90

%


10376


445


4,30%


10896


509,9


4,68%

(Nguồn: Báo cáo tình hình QHTD với các DNNVN – Ngân hàng nhà nước) Tỷ lệ nợ xấu giảm cho thấy chất lượng tín dụng trong cho vay SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương tăng lên. Nguyên nhân giúp tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh giảm mạnh là do Ban lãnh đạo của chi nhánh đã có những chỉ đạo sát sao trong việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Đồng thời, chi nhánh cũng đã có những buổi đào tạo giúp nâng cao năng lực thẩm định tín dụng của cán bộ tín dụng,

đặc biệt là các cán bộ tín dụng trẻ trong chi nhánh.

Mức độ tập trung dư nợ xấu trong cho vay SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương theo ngành kinh tế được tập hợp qua số liệu dưới đây:


Bảng 2.7: Nợ quá hạn, nợ xấu của SMEs theo ngành kinh tế tại Vietinbank Đông Hải Dương giai đoạn 2017- 2020

(Đơn vị: tỷ đồng)



Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020


Nợ quá hạn

Nợ xấu

Nợ quá hạn

Nợ xấu

Nợ quá hạn

Nợ xấu

Nợ quá hạn

Nợ xấu

Ngành nông nghiệp và lâm

nghiệp, thủy sản



2

0,6

0,5


-

-

Công nghiệp khai thác

1






-

-

Công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo

11

8

14

10

10


18

-

Xây dựng



0,8




-

-

Thương nghiệp, sửa chữa

5,3

3

5,9

4,4

8,3

2,4

14,8

5,7

Khách sạn, nhà hàng, dịch

vụ du lịch





0,2


-

-

Vận tải, kho bãi, thông tin

liên lạc



1




-

-

Khác





5,4


-

-

Tổng

17,3

11

23,7

15

24,4

2,4

32,8

5,7

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - Vietinbank – CN Đông Hải

Dương

Nợ quá hạn (nợ nhóm 2) tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương tập trungchủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo với số tuyệt đối năm 2020 là 18 tỷ đồng, tiếp đến là ngành thương nghiệp, sửa chữa (năm 2020 là 14,8 tỷ đồng). Đối với nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) hiện chỉ còn tập trung tại một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, sửa chữa ô tô, máy mỏ với dư nợ xấu là 5,7 tỷ đồng.

Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu đối với các khách hàng thuộc các nhóm ngành trên có nhiều lý do: đối với ngành công nghiệp chế biến, khách hàng có nợ xấu hoạt động trong ngành chế biến sản phẩm từ gỗ, hoạt động kinh doanh ngừng trệ do không ký được hợp đồng tiêu thụ nên hàng hóa tồn đọng, không có nguồn trả nợ ngân hàng; đối với ngành thương nghiệp, sửa chữa ô tô, mô tô và các loại xe có động cơ, khách hàng phát sinh nợ xấu do không cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường, cộng với yếu kém trong quản lý dẫn đến tình trạng phá sản, không có nguồn trả nợ ngân hàng.


Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đến nay được duy trì ở mức thấp hơn kế hoạch được giao (dưới 1%/ tổng dư nợ), cho thấy Chi nhánh có khả năng tiếp tục mở rộng cho vay đối với SMEs . Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với việc tăng cường huy động vốn và mở rộng cho vay, NH sẽ phải chú trọng việc quản lý tín dụng sao cho duy trì được tỷ lệ nợ xấu cho phép, đồng thời phải thường xuyên thẩm định hoạt động sử dụng vốn của KH, tiến hành phân loại nợ và cơ cấu lại nợ kịp thời để có biện pháp xử lí phù hợp nhất.

b. Thu nhập từ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tương ứng với cơ cấu cho vay tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương phần lớn là cho vay doanh nghiệp lớn, thu nhập từ hoạt động cho vay SMEs chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 2.8: Thu nhập từ cho vay SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương năm 2017-2020

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Thu lãi từ hoạt động cho vay SMEs

52,68

76,74

89,33

128,64

Chi trả lãi

45,99

63,24

74,11

101,76

Thu lãi thuần từ hoạt động cho vay SMEs

6,69

13,5

15,22

26,88

Dư nợ cho vay SMEs trong hạn

287,1

486,7

631,3

857,50

Chênh lệch lãi suất cơ bản trong cho vay đối với SMEs

2,33%

2,77%

2,41%

2,13%

Thu phí khác

0,09

0,47

0,18

0,21

Thu nhập từ hoạt động cho vay SMEs

6,78

13,97

15,4

27,09

Dư nợ cho vay SMEs

295

493

654

896

Tổng thu nhập từ hoạt động cho vay

154,49

274,5

260,3

265,7

Tổng thu nhập của ngân hàng

165

288

281

276

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay SMEs/Dư nợ cho vay SMEs

2,30%

2,83%

2,35%

3,02%

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay SMEs/tổng thu nhập từ hoạt

động cho vay

4,39%

5,09%

5,92%

10,20

%

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay SMEs/tổng thu nhập

4,11%

4,85%

5,48%

9,82%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietinbank – CN Đông Hải Dương)

Nhìn bảng trên có thể thấy hiệu quả cho vay khách hàng SMEs về thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm. Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu phải ánh thu nhập từ cho vay SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương năm 2017-

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 02/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí