?khoảng Trống” Trong Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Luận Án 51451


đoạn 2005-2011, tác giả đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại Agribank. Luận án tiến sĩ “Quản lý nợ xấu tại Agribank” của tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc[6]. Luận án được nghiên cứu trong bối cảnh NHNN Việt nam đang tích cực áp dụng các biện pháp để đưa tỷ lệ nợ xấu của Agribank nói riêng và các NHTM Việt nam nói chung về mức dưới 3%. Trên cơ sở làm rõ lý luận quản lý nợ xấu, thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank giai đoạn 2010-2014, tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đạt mục tiêu cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu của Agribank đạt dưới 3%. Luận án tiến sĩ “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt nam theo Hiệp ước Basel” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn[31]. Luận án đã hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro của NHTM và nội dung cơ bản các Hiệp ước Basel và đánh giá mức độ tuân thủ các Hiệp ước Basel đến thời điểm cuối năm 2011. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản để tăng cường quản trị rủi ro tại các NHTM Việt nam theo Hiệp ước Basel trong đó chủ yếu là hướng tới tuân thủ Basel 2 và 3. Luận án tiến sĩ “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel” của tác giả Nguyễn Đức Trung[29]. Luận án đã luận giải một cách có hệ thống các vấn đề về đảm bảo an toàn ngân hàng trên góc độ vĩ mô và vi mô và các nội dung cơ bản của các Hiệp ước Basel. Luận án đã khảo sát và đánh giá việc đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt nam giai đoạn 2005-2011 và đề xuất các giải pháp theo lộ trình để đảm bảo an toàn cho các NHTM việt nam theo Basel 2 giai đoạn 2012 - 2021.

Một số bài viết: ”Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong quản trị RRTD theo Basel 2” của tác giả Lê Thanh Tùng (Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 15- năm 2014, trang 18-21), trên cơ sở lý luận và các khuyến nghị của Ủy ban Basel trong Hiệp ước Basel 2 về hệ thống XHTDNB, tác giả đã đề xuất các giải pháp để xây dựng và ứng dụng hệ thống


XHTDNB theo phương pháp IRB của Hiệp ước Basel 2. ”Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt nam trong giai đoạn hiện nay” của TS Đào Minh Phúc và Ths. Lê Văn Hinh (Tạp chí Ngân hàng số 24

- tháng 12/2012, trang 20-26), nội dung bài viết đưa ra các nhận định về tính chất mới của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng như những bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt nam. Trên cơ sở đó các tác giả đã có một số đề xuất đối với công tác kiểm soát nội bộ tại các NHTM đáp ứng yêu cầu ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro. “Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần- đôi điều bàn luận và khuyến nghị” của TS Trần Công Hòa và Ths. Đỗ Thị Trà Linh (Tạp chí Ngân hàng số 24- tháng 12/2012 trang 31-35). Bài viết đã phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề phát sinh khi thực hiện chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần trong xử lý rủi ro tín dụng của các NHTM Việt nam và đề xuất với các NHTM khi thực hiện chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần cần giải quyết 5 vấn đề cơ bản: khả năng thu hồi vốn, bản chất và mức độ rủi ro, giá chuyển đổi, quyền lợi và trách nhiệm khi trở thành cổ đông của DN và các khó khăn, thách thức phải vượt qua để bảo toàn vốn góp của mình tại Doanh nghiệp. “Tính tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ và điều kiện áp dụng đối với Ngân hàng Việt nam” của TS Trương Thị Hoài Linh (Tạp chí Ngân hàng số 15- tháng 8/2014 trang 16-22), bài viết phân tích và chỉ ra những lợi thế khi tính tài sản có rủi ro tín dụng dựa trên xếp hạng nội bộ và chỉ ra 2 nhóm điều kiện cần thiết (điều kiện về hệ thống xếp hạng nội bộ và điều kiện về mô hình công nghệ thông tin hỗ trợ) các NHTM phải đáp ứng để có thể thực hiện tính tài sản có rủi ro tín dụng dựa trên xếp hạng nội bộ. “Xây dựng mô hình 3 lớp phòng vệ trong cấu trúc quản trị rủi ro của các NHTM Việt nam” của ThS Võ Thị Hoàng Nhi (Tạp chí Ngân hàng số 16- tháng 8/2014 trang 21-27), bài viết đã làm sáng tỏ mô hình 3 lớp phòng vệ


trong cấu trúc quản trị rủi ro của các NHTM hiện đại và đề xuất 4 nhóm giải pháp để hoàn thiện mô hình 3 lớp phòng vệ tại các NHTM Việt nam: đổi mới tư duy quản trị rủi ro, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chuẩn hóa cán bộ ngân hàng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro. “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel 2- Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế” của Nguyễn Thị Vân Anh (Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 20- tháng 10/2014 trang 36-39), trên cơ sở khảo sát và rút bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng Basel tại Singapore, Malayxia, Philipin. Bài viết đề xuất các giải pháp để áp dụng Basel 2 tại các NHTM Việt nam.

Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác như: “Quản trị rủi ro trong ngân hàng”[18], “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”[28], “Quản trị ngân hàng thương mại “[14]; [20], “Quản trị NHTM hiện đại” [11], “Những giải pháp để hệ thống NHTM Việt nam tiếp cận và áp dụng chuẩn mực và đánh giá an toàn ngân hàng theo Hiệp ước Basel”[9]… đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về RRTD, quản trị RRTD và Hiệp ước Basel 2.

2.1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến luận án của các cá nhân và tổ chức khác nhau, trong đó có hai công trình nghiên cứu về quản trị RRTD theo Basel 2 khá sâu sắc và toàn diện.

Thứ nhất: công trình nghiên cứu “Credit risk Measurement Under Basel 2: An overview and Implementation Issues for Developing Countries”[46] của 2 tác giả là nhà kinh tế học Châu Âu Constantinos Stephanou và nhà kinh tế học người Châu Mỹ Latinh Juan Carlos Mendoza được thực hiện năm 2005. Tác giả đã cung cấp một cái nhìn tổng thể những thay đổi về cách tính yêu cầu vốn cho RRTD, chỉ ra những điểm mới của Basel 2 so với Basel 1 liên quan đến tính vốn tối thiểu cho RRTD. Đặc biệt tác giả cũng làm rõ những yêu cầu cần thiết để có thể đo lường RRTD theo

Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 3


Basel 2. Trên cơ sở đó, tác giả đã đi sâu vào phân tích, đánh giá những thách thức, khó khăn trong việc triển khai đo lường RRTD theo Basel 2 của các NHTM tại các quốc gia đang phát triển.

Thứ hai : Công trình nghiên cứu ”Managing Credit Risk: Beyond Basel 2”[51] của KPMG thực hiện năm 2008. Công trình tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cốt lõi trong quản trị RRTD hiện đại của NHTM: dữ liệu liên quan đến hoạt động tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống kiểm tra sức chịu đựng, quản lý danh mục tín dụng chủ động, quản lý nợ xấu… Người đọc có thể hiểu sâu hơn về những nội dung quan trọng trong quản trị RRTD hiện đại, các cơ hội, thách thức và lợi ích NHTM nhận được khi thực hiện Basel 2 trong quản trị RRTD.

Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác có đề cập đến RRTD và quản trị RRTD theo Basel 2: Analyzing Banking risk[49], The use of credit scoring model and the importance of a credit Culture[34], ICAAP in Europe[52], Credit risk under Basel 2[53], The survival analysis approach in Basel II credit risk management: modeling danger rates in the loss given default parameter[60], A framework for assessing credit risk in Depository Institution[45], …Các công trình này đề cập đến một số khía cạnh của quản trị RRTD theo quan niệm truyền thống hoặc quan niệm hiện đại như: đo lường, phân tích, đánh giá RRTD, xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng, mô hình lượng hóa xác suất vỡ nợ của khách hàng…

2.2 “Khoảng trống” trong các nghiên cứu liên quan đến luận án

Tính đến 31/12/2015, các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án kể trên đã giải quyết được một số nội dung liên quan đến luận án: các khía cạnh khác nhau về nội dung lý luận về RRTD và quản trị RRTD, hệ thống hóa và làm rõ các Hiệp ước Basel, đánh giá quản trị RRTD tại Agribank giai


đoạn trước năm 2012. Một số giải pháp của các công trình nghiên cứu đã hướng tới việc tuân thủ một số nội dung của Hiệp ước Basel 2.

Bên cạnh các kết quả của các nghiên cứu trước đây đã đạt được, vẫn còn một số khoảng trống chưa được nghiên cứu, chưa được làm rõ. Cụ thể:

- Một số công trình nghiên cứu liên quan, đặc biệt là các công trình về Agribank đã có các giải pháp gắn với mục tiêu tiếp cận Basel 2 về quản trị RRTD như: hoàn thiện đo lường RRTD, hoàn thiện qui trình tín dụng, xây dựng mô hình quản lý tín dụng tập trung, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng…nhưng chưa có giải pháp nào gắn với việc tuân thủ các chuẩn mực của Basel 2.

- Một số công trình đã đề xuất giải pháp quản trị RRTD tại Agribank theo Basel 2, song chưa có công trình nào chỉ ra mức độ đáp ứng các chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank và đề xuất hệ thống các giải pháp và các điều kiện thực hiện các giải pháp theo lộ trình để Agribank đạt chuẩn Basel 2 về quản trị RRTD.

Một số “khoảng trống” được đề cập ở trên sẽ là hướng nghiên cứu của luận án.

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Từ “khoảng trống” của các công trình nghiên cứu liên quan, NCS xác định các câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:

- Tại sao các NHTM nên quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2? Để triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 các NHTM phải đáp ứng điều kiện gì?

- Thực trạng quản trị RRTD tại Agribank hiện nay như thế nào? Mức độ đáp ứng các chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank?

- Tại sao NHNN Việt nam không chọn Agribank vào danh sách các NHTM thí điểm triển khai Basel 2 ? Lộ trình triển khai Basel 2 tại Agribank như thế nào? Để đảm bảo việc triển khai áp dụng thành công, mỗi giai đoạn Agribank


cần xử lý những vấn đề gì, chuẩn mực nào ưu tiên triển khai trước để có thể tiết kiệm nguồn lực, tránh các “phản ứng phụ” tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và phù hợp khả năng thực hiện tại Agribank?

2.4 Hướng nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu liên quan, xác định khoảng trống và câu hỏi cho nghiên cứu, luận án sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ bản:

Về lý luận: Hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Basel 2 tại NHTM. Luận án của NCS không đi sâu vào các vấn đề lý luận kinh điển mà tiếp cận quản trị RRTD theo quan điểm hiện đại, gắn các chuẩn mực của Hiệp ước Basel 2 vào thực tiễn quản trị RRTD tại Agribank. Cụ thể: luận án hệ thống các chuẩn mực và điều kiện thực hiện các chuẩn mực của Basel 2 về chiến lược và khẩu vị RRTD (khả năng chấp nhận RRTD), tổ chức bộ máy quản trị RRTD, chính sách quản trị RRTD, qui trình và thủ tục quản trị RRTD tại NHTM.

- Làm rõ lợi ích đối với NHTM khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2 và các điều kiện để triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 tại NHTM

Về kinh nghiệm quốc tế: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn triển khai áp dụng Basel 2 về quản trị RRTD tại một số NHTM trong và ngoài nước, luận án đúc kết những bài học kinh nghiệm tốt nhất, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý các khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai Basel 2 để vận dụng tại Agribank trong thời gian tới.

Về thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện:đánh giá đúng thực trạng quản trị RRTD và mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank trên các nội dung cơ bản: chiến lược và khẩu vị RRTD, chính sách quản trị RRTD, tổ chức bộ máy quản trị RRTD, qui trình và thủ tục quản trị RRTD. Từ đó, NCS đề xuất các giải pháp để triển khai quản trị RRTD theo


Basel 2 theo lộ trình phù hợp với khả năng thực hiện tại Agribank và chủ trương triển khai Basel 2 của NHNN, mục tiêu cuối năm 2020 Agribank đạt chuẩn Basel 2 về quản trị RRTD.

2.4 Đóng góp mới của luận án

- Luận án phân tích, làm rõ lợi ích đối với NHTM khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2 và các điều kiện cần thiết để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2.

- Nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quản trị RRTD theo Basel 2 tại một số NHTM trong nước và nước ngoài, luận án khẳng định: không có một “kịch bản” chung cho lộ trình triển khai Basel 2, nhưng để triển khai thành công, cần hoàn thiện văn bản pháp lý, thành lập Ủy ban chuyên biệt để triển khai, để đo lường được RRTD theo phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB), giai đoạn đầu có những phân đoạn vẫn phải tiếp cận theo phương pháp chuẩn hóa (SA). Những nhận xét này thực sự có giá trị cho Agribank trong việc triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 .

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank, luận án đã chỉ ra: tuy đã xây dựng chiến lược, khẩu vị rủi ro, chính sách và các chức năng kiểm soát RRTD, nhưng so với yêu cầu của Basel 2, Agribank còn có khoảng cách về trình độ quản trị RRTD, hạ tầng công nghệ, cơ sở dữ liệu, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đo lường RRTD và vốn cho RRTD, năng lực đội ngũ cán bộ và minh bạch thông tin.

- Đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1: tập trung sắp xếp bộ máy quản trị RRTD, rà soát nhân sự, hoàn thiện các văn bản nội bộ và kiểm soát chất lượng tín dụng. Giai đoạn 2: tập trung hoàn thiện kho dữ liệu và đầu tư công nghệ, đo lường RRTD theo cách tiếp cận xếp hạng nội bộ cơ bản đối với một số phân đoạn khách hàng, xây dựng qui trình đánh giá đủ vốn nội bộ và công khai thông tin theo trụ cột 3- Basel 2.


3. Mục đích nghiên cứu của luận án

Hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị RRTD tiếp cận theo chuẩn mực của Hiệp ước Basel 2 tại NHTM, làm rõ các lợi ích khi NHTM thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2 và các điều kiện để các NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2. Đánh giá đúng thực trạng quản trị RRTD để xác định mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và các điều kiện thực hiện giải pháp để triển khai quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2, mục tiêu Agribank đạt chuẩn Basel 2 vào cuối năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại NHTM. Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quản trị RRTD tiếp cận theo các chuẩn mực của Basel 2 về quản trị RRTD: chiến lược và khẩu vị RRTD, chính sách quản trị RRTD, tổ chức bộ máy quản trị RRTD, qui trình và thủ tục quản trị RRTD tại Agribank, trong đó hoạt động tín dụng được tiếp cận theo Luật số 47/2010/QH12 “Luật các Tổ chức tín dụng”, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu quản trị RRTD trong hoạt động ngân hàng tại Agribank (không bao gồm các công ty con, công ty liên doanh, liên kết).

- Về thời gian: Khảo sát, phân tích thực trạng quản trị RRTD tại Agribank giai đoạn 2010 - 2015. Giải pháp thực hiện theo lộ trình từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2022