Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CHỮ VIẾT

TẮT

GIẢI NGHĨA

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn VN


Công ty quản lý tài sản của Agribank

BĐH

Ban điều hành


Hệ số an toàn vốn

(The Capital Adequacy Ratio)


Cán bộ tín dụng


Trung tâm thông tin tín dụng


Công ty TNHH mua bán nợ Việt nam

EAD

Dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ

(Exposure At Default)

EL, UL

Tổn thất dự kiến, tổn thất ngoài dự kiến

(Expected Loss/Unexpected Loss)

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTV

Hội đồng thành viên

ICAAP

Qui trình đánh giá đủ vốn nội bộ

(The Internal Capital Adequacy Assessment Process)

IPCAS

The Modernization of Interbank payment and

Customer Accounting System

IRB

Tiếp cận phương pháp xếp hạng nội bộ

(The Internal Ratings-Based Approach)

KT-KSNB

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

KToNB

Kiểm toán nội bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 2


LGD

Tỷ trọng tốn thất ước tính

(Loss Given Default)

NCS

Nghiên cứu sinh

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PD

Xác suất khách hàng không trả được nợ

(Probability of Default)

SA

Tiếp cận phương pháp chuẩn hóa

(The Standardized Approach)

Stress-tesing

Kiểm tra sức chịu đựng

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

TSC

Trụ sở chính


Công ty quản lý tài sản các TCTD việt nam

XHTDNB

Xếp hạng tín dụng nội bộ



Số

hiệu

TÊN SƠ ĐỒ

Trang

1.1

Các trụ cột của Hiệp ước Basel 2

24

1.2

Mô hình “3 vòng kiểm soát” RRTD của NHTM

32

2.1

Tổ chức bộ máy quản trị RRTD tại TSC của Agribank

85

2.2

Qui trình nhận diện RRTD giai đoạn cấp tín dụng

87

2.3

Nội dung kiểm soát RRTD tại Agribank

93

2.4

Qui trình kiểm soát RRTD giai đoạn giải ngân

95

3.1

Đề xuất tổ chức bộ máy quản trị RRTD tại Agribank

133

3.2

Tổ chức quản lý RRTD tại TSC

134

3.3

Tổ chức quản lý RRTD tại Khu vực/ chi nhánh

135

3.4

Tiêu chuẩn nhân sự của các Khối chức năng quản trị RRTD

138



Số

hiệu

TÊN BẢNG

Trang

1.1

Lộ trình áp dụng Basel 2 tại một số NHTM

61

2.1

Kết quả hoạt động chủ yếu của Agribank

73

2.2

Thị phần tín dụng của Agribank

76

2.3

Tương quan nợ xấu và vốn điều lệ tại Agribank

81

2.4

Hệ thống phân loại nợ của Agribank

92

2.5

Phân loại nợ theo tiêu thức định tính tại Agribank

92

2.6

Tình hình trích và sử dụng dự phòng tại Agribank

101

2.7

Tương quan dự phòng RRTD và nợ nhóm 5 tại Agribank

102

2.8

Tình hình bán nợ xấu tại Agribank

103



Số

hiệu

TÊN BIỂU ĐỒ

Trang

2.1

Tình hình dư nợ toàn hệ thống Agribank

74

2.2

Tăng trưởng dư nợ của Agribank so với toàn hệ thống

75

2.3

Dư nợ theo lĩnh vực tại Agribank

76

2.4

Dư nợ xấu tại Agribank

78

2.5

Tốc độ tăng nợ xấu so với tăng trưởng tín dụng Agribank

78

2.6

Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank

79

2.7

Nợ xấu theo ngành tại Agribank thời điểm 31/12/2015

80

2.8

Nợ nhóm 5 Agribank

81

2.9

Tình hình bổ sung TSBĐ

96

2.10

Tình hình cho vay duy trì SXKD

98

2.11

Tình hình cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi tiền vay

99

2.12

Tình hình xử lý nợ xấu từ TSBĐ và dự phòng RRTD

101

2.13

Tổng hợp các biện pháp xử lý nợ xấu

106


MỞ ĐẦU‌

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro tín dụng (RRTD) được coi là rủi ro thường trực nhất, khi xảy ra có thể để lại hậu quả nặng nề không chỉ đối với một ngân hàng, mà còn tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Mặc dù vậy, các Ngân hàng thương mại (NHTM) không thể loại bỏ hoàn toàn RRTD mà chỉ có thể hạn chế ở mức độ nhất định. Trong hoạt động tín dụng của NHTM, thay vì lựa chọn chiến lược loại bỏ rủi ro, các NHTM chấp nhận rủi ro, đánh đổi rủi ro để có lợi nhuận. Hệ thống quản trị RRTD của một ngân hàng thực hiện sứ mệnh đảm bảo cho ngân hàng luôn kiểm soát rủi ro ở mức độ hợp lý (mức rủi ro ngân hàng có thể chấp nhận) phù hợp với qui mô và bản chất kinh doanh tín dụng của ngân hàng và đạt được lợi nhuận cao nhất.

Hiệp ước Basel 2 (còn gọi là Hiệp ước vốn mới) là thỏa thuận của các Ngân hàng Trung Ương của các nước thành viên Ủy ban Basel về một cơ chế quản lý, điều hành, giám sát hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro, đặc biệt là RRTD. Năm 2006, Hiệp ước có hiệu lực với các định chế tài chính tại các nước thành viên Ủy ban Basel. Đến nay, theo khảo sát của Ủy ban Basel, Hiệp ước đã được áp dụng rộng rãi tại các NHTM ở hơn 150 quốc gia [66] bao gồm cả các nước không phải là thành viên Ủy ban Basel như một chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM.

Tại Việt nam, ngày 20/3/2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có chủ trương chính thức về triển khai Basel 2 bằng Công văn 1601/2014/NHNN-TTGSNH [24]. Theo công văn này, 10 NHTM Việt nam được chọn triển khai thí điểm theo lộ trình, các NHTM khác triển khai sau giai đoạn thí điểm.


Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), với trên 28 năm hoạt động đã đạt nhiều thành tựu được ghi nhận. Tính đến thời điểm 31/12/2015, Agribank là ngân hàng Việt Nam có qui mô hoạt động đứng thứ 2 trong toàn hệ thống. Tuy vậy, tỷ lệ nợ xấu những năm gần đây luôn cao, nhiều năm vượt qua ngưỡng 3% và là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất toàn hệ thống. Gần đây, NHNN và cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện các sai phạm trong hoạt động kinh doanh (đặc biệt là hoạt động tín dụng) tại Agribank trong đó chủ yếu do nguyên nhân chủ quan trong việc quản lý, điều hành. Vì vậy, đi đôi với việc tái cơ cấu, Agribank cần phải đổi mới toàn diện quản trị RRTD.

Theo Công văn 1601/2014/NHNN-TTGSNH, Agribank không nằm trong nhóm ngân hàng triển khai Basel 2 thí điểm, phần lớn nguyên nhân là những năm gần đây chất lượng tín dụng tại Agribank giảm sút nghiêm trọng, hạ tầng quản trị RRTD còn nhiều bất cập, đặc biệt là quản trị RRTD chậm đổi mới, chưa đảm bảo tính độc lập và hiệu quả của các bộ phận trong khối quản lý RRTD. Vì vậy, để Agribank phát triển an toàn và bền vững không còn con đường nào khác là cùng với quá trình tái cơ cấu toàn diện, Agribank phải chủ động triển khai quản trị RRTD theo Basel 2.

Với những lý do trên, đề tài nghiên cứu “Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại Agribank” là thực sự cần thiết và có ý nghĩa cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án

2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Hiện nay, các nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án bao gồm các công trình đề cập đến các vấn đề: chất lượng tín dụng, RRTD, quản trị RRTD, Agribank và Basel 2. Trong đó có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau:


Luận án tiến sĩ“Quản trị RRTD của Agribank”của tác giả Nguyễn Tuấn Anh[4]. Với cách tiếp cận truyền thống nội dung luận án tập trung đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank trong giai đoạn 2005-2010 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD tại Agribank, các giải pháp của luận án tập trung xử lý các vấn đề còn tồn tại trong quản trị RRTD song chưa đáp ứng được việc tuân thủ Basel 2 về quản trị RRTD. Luận án tiến sĩ “Quản lý RRTD tại Ngân hàng công thương Việt nam” của tác giả Nguyễn Đức Tú[32]. Luận án đã làm rõ các nội dung của qui trình quản trị RRTD, đặc biệt luận án đã tiếp cận các chuẩn mực của Basel 2 về đo lường RRTD. Để tăng cường quản lý RRTD tại Vietinbank, luận án đã đề xuất các giải pháp theo lộ trình, trong đó một số giải pháp (giải pháp đo lường RRTD, hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý RRTD) đã hướng tới việc quản trị RRTD theo chuẩn mực quốc tế. Luận án tiến sĩ “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý RRTD tại hệ thống NHTM Việt nam” của tác giả Lê Thị Huyền Diệu[7]. Luận án đã làm rõ những vấn đề cốt lõi của việc xác định và xây dựng mô hình quản lý RRTD của NHTM. Luận án đã đánh giá thực trạng mô hình quản lý RRTD của hệ thống NHTM Việt nam và đề xuất các giải pháp theo lộ trình để hoàn thiện mô hình quản lý RRTD của hệ thống NHTM Việt nam. Luận án tiến sĩ “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt nam” của tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương[26]. Với cách tiếp cận hướng theo chuẩn mực Basel 2, Luận án đã làm rõ các vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu. Với kết quả khảo sát dữ liệu về 5 ngân hàng có qui mô lớn nhất hệ thống NHTM Việt nam giai đoạn 2005- 2011, luận án đã đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý nợ xấu, đặc biệt là xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt nam. Luận án tiến sĩ “Quản lý danh mục cho vay tại Agribank” của tác giả Nguyễn Thùy Dương[8]. Nội dung luận án tập trung làm rõ lý luận cơ bản về quản lý danh mục cho vay của NHTM. Với việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý danh mục cho vay tại Agribank giai

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 05/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí