dụng truyền thống. Các sản phẩm tín dụng dựa trên cơ sở của sự phát triển công nghệ như thẻ tín dụng, cho vay cá thể… luôn chứa đựng rủi ro mới. Nhưng dưới áp lực của cạnh tranh thì việc mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm cũng như phạm vi của hoạt động tín dụng mang ý nghĩa sống còn với các ngân hàng. Với sự đa dạng phức tạp của sản phẩm tín dụng cũng như rủi ro tín dụng càng đòi hỏi quản trị rủi ro tín dụng phải được chú trọng nâng cấp tương xứng.
Thứ ba, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, thì môi trường kinh tế chưa ổn định, hệ thống pháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt động ngân hàng càng trở nên rủi ro hơn, vì vậy việc bắt tay ngay từ đầu thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng là một công việc tối quan trọng.
Quản trị rủi ro tốt là một lợi thế cạnh tranh và là công cụ tạo ra giá trị của ngân hàng thương mại
"Hãy nói cho tôi biết bạn quản lý rủi ro ra sao, tôi sẽ nói ngân hàng bạn thế nào?" - Tiến sĩ S. L. Srinivasulu, Chủ tịch tập đoàn KESDEE Inc - nơi cung cấp các giải pháp học tập trực tuyến (e-learning) về tài chính có trụ sở tại California, Hoa Kỳ đã phát biểu về tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong ngân hàng. Từ lâu, công tác quản trị rủi ro được xem như là một chức năng nhằm thỏa mãn yêu cầu tuân thủ pháp chế và kiểm soát nội bộ. Dưới góc nhìn này, rủi ro được xem như là "điều không mong muốn nhưng phải chấp nhận" trong kinh doanh, và hoạt động quản trị rủi ro được coi là một trung tâm chi phí. Ông Srinivasulu cho rằng các ngân hàng nên chuyển hướng tiếp cận ngược lại: Quản trị rủi ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
Rủi ro tín dụng là nguyên nhân chủ yếu tạo ra đổ vỡ của ngân hàng
Sự đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng tại Việt Nam trong những năm 1989 - 1990 do chất lượng các khoản cho vay yếu kém, không thu hồi được. Những năm 1999- 2000, cũng từ nguyên nhân này NHNN đã đặt một số ngân hàng vào tình trạng giám sát đặc biệt, những vụ án lớn và việc xử lý một khối lượng hàng ngàn tỷ đồng nợ tồn đọng của các ngân hàng từ năm 2000 về trước đều bắt nguồn từ những khoản cho vay khó đòi. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 bắt nguồn từ Đông
Nam Á đã làm cho nhiều ngân hàng ở châu Á bị mất hàng tỷ đô la Mỹ, bị phá sản, hoặc buộc phải sáp nhập, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng tăng cao. Thời điểm trước cuộc khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng Thái Lan là 13%, Indonesia 13%, Phillipine 14%, Malaysia 10%. Năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế Mỹ bắt nguồn từ làn sóng cho vay thế chấp nhà đất rủi ro cao đã minh chứng rất rõ căn nguyên cơ bản tạo ra ở vấn đề của ngân hàng là rủi ro tín dụng. Vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn là vấn đề sống còn của ngân hàng thương mại.
1.2.2. Những nội dung cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng
Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro và chính sách quản trị rủi ro tín dụng; Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng và Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng.
1.2.2.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và chính sách quản trị rủi ro tín dụng
- Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro: Ngân hàng cần xác định được tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra “khẩu vị rủi ro” - mức độ rủi ro có thể chấp nhận được - để từ đó hoạch định chiến lược quản trị rủi ro phù hợp. Chiến lược quản trị rủi ro phải trả lời được giải quyết được các vấn đề quan trọng: Thái độ của ngân hàng đối với rủi ro tín dụng; Mức độ chấp nhận rủi ro tín dụng của ngân hàng; Năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
- Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng: Để thực thi Chiến lược quản trị rủi ro, trong từng thời kỳ, Ban điều hành đưa ra các chính sách quản trị rủi ro tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng. Chính sách quản trị rủi ro cũng quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ, trích lập dự phòng. Chính sách phải vạch ra cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn.
+ Mức ủy quyền phán quyết là hạn mức tín dụng tối đa mà hội sở chính giao cho chi nhánh được toàn quyền quyết định.
+ Giới hạn rủi ro là mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được để đảm bảo đạt được mức lợi nhuận tương ứng.
+ Quản trị danh mục cho vay
Ngân hàng phải thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Trên cơ sở danh mục cho vay, ngân hàng tiến hành phân loại nợ để phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ trong hạn, nợ cần đặc biệt lưu ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần hết sức lưu ý đến các khoản nợ đặc biệt chú ý vì khi có biến động bất lợi xảy ra đối với hoạt động cho vay của ngân hàng, các khoản này dễ bị chuyển thành nợ xấu. Ngân hàng đưa ra các biện pháp quản trị các khoản nợ trên để đảm bảo chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kỳ và đặc biệt. Báo cáo định kỳ có thể bao gồm các báo cáo liên quan đến các nội dung sau: Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất; phân tích danh mục tín dụng, các trường hợp ngoại lệ (ví dụ vượt hạn mức); các khoản nợ xấu và khó đòi; các dấu hiệu cảnh báo sớm, dự phòng cho từng khoản dư nợ đơn lẻ, lợi nhuận cho từng khách hàng và sản phẩm, nhật ký theo dõi các khoản vay.
+ Rà soát chính sách quản trị rủi ro theo từng thời kỳ
Chính sách quản trị rủi ro tín dụng với mục tiêu mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế rủi ro như: chính sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ… Chính sách quản trị rủi ro tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng. Chính sách phải giúp cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. Điều này tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
1.2.2.2. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động
quản trị tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề sau:
(i) Các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ.
(ii) Các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro
(iii) Các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh.
(iv) Các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ngay cả trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy có rủi ro không ngừng gia tăng. Như vậy, mô hình quản trị rủi ro tín dụng được hiểu như sau:
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng là cách thức tổ chức quản trị, đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm khống chế rủi ro tín dụng trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của tổ chức tín dụng.
Hiện nay đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng. Đó là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán. Ngoài ra còn có mô hình kết hợp giữa tập trung và phân tán, tức là tùy từng lĩnh vực, ngành nghề, loại hình sản phẩm dịch vụ hay khách hàng có thể áp dụng mô hình quản trị tập trung tại Hội sở hay phân cấp xuống từng chi nhánh.
A. Mô hình quản trị rủi ro tập trung
- Khái niệm: Mô hình quản trị rủi ro tập trung là cách thức tổ chức quản trị rủi ro dựa trên nguyên tắc tập trung tại một bộ phận, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay tập trung ở Hội sở.
- Đặc điểm của mô hình quản trị rủi ro tập trung
Một là, thông tin về hoạt động ngân hàng tập trung cao tại Hội sở trên cơ sở đó Hội sở có thể xây dựng, kiểm tra các mục tiêu và tầm nhìn chiến lược, xác định mô hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Hai là, mô hình quản trị rủi ro ra đời dựa trên nguyên tắc chính là tách biệt giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro, chức năng tác nghiệp. Theo đó, về tổ chức, phòng Tín dụng được thành lập thành 3 phòng hoặc 3 bộ phận khác nhau thể hiện 3 chức năng: kinh doanh, quản trị rủi ro và tác nghiệp. Mô hình được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Chức năng kinh doanh | Chức năng quản trị rủi ro tín dụng | Chức năng tác nghiệp |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Chức Năng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Tác Động Của Rủi Ro Tín Dụng Đến Hoạt Động Của Ngân Hàng Và Sự Ổn Định Của Nền Kinh Tế
- Xếp Hạng Doanh Nghiệp Của Moody's
- Kinh Nghiệm Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Một Số Ngân Hàng Trên Thế Giới
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Bộ phận quan hệ khách hàng
Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng
Bộ phận quản lý nợ và thống kê, báo cáo
+ Bộ phận quan hệ khách hàng: Đây là bộ phận có chức năng chính là khởi tạo kinh doanh, củng cố và phát triển đội ngũ khách hàng với những công việc chính sau: (i) Xác định nhóm khách hàng mục tiêu (ii) Xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng (iii) Phát triển thị phần và bán sản phẩm, dịch vụ (iv) Quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng (v) Hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch.
+ Bộ phận quản trị rủi ro: Đây là bộ phận có chức năng rà soát rủi ro và kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất: (i) Xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tín dụng; (ii) Quản trị các danh mục tín dụng; (iii) Rà soát các đề xuất tín dụng đối với khách hàng trong đó chú trọng đến việc tuân thủ chính sách tín dụng, hồ sơ, thủ tục, phát hiện rủi ro; (iv) Giám sát quá trình phê duyệt tín dụng và rủi ro trong quá trình giao dịch với khách hàng.
+ Bộ phận quản lý nợ: Bộ phận này có chức năng duy trì số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ đồng thời thực hiện hồ sơ tín dụng đầy đủ và an toàn: (i) Kiểm soát tuân thủ quy trình; (ii) Cập nhật thông tin trên hệ thống; (iv) Quản lý hồ sơ.
Ba là, các quyết định vay vượt hạn mức đều tập trung vào quyết định cho vay của Hội sở, điều này sẽ hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.
- Điều kiện áp dụng
+ Điều kiện về năng lực tài chính: Mô hình tập trung cần có tiềm lực tài chính mạnh để đầu tư vào hệ thống công nghệ và nhân lực có khả năng chuyên môn hóa trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
+ Điều kiện công nghệ và hệ thống thông tin quản lí: Mô hình tập trung cần có hệ thống dữ liệu thống nhất tập trung tại Hội sở.
+ Điều kiện nhân sự: Phương pháp này cần có một đội ngũ chuyên gia quản trị rủi ro có bề dày kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài.
+ Điều kiện về hệ thống quản trị: Hệ thống quản trị và tổ chức đã được kiện toàn, việc phân cấp ủy quyền rõ ràng, tránh sự chồng chéo về chức năng.
+ Điều kiện thị trường: Mô hình tập trung được áp dụng trong thị trường tài chính phát triển, các hoạt động cạnh tranh lành mạnh,
B. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
Mô hình quản trị rủi ro phân tán là cách thức tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tản mát, ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay không tập trung ở Hội sở mà dàn đều ở cấp cơ sở.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng: Chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro, chức năng tác nghiệp.
- Đặc điểm của mô hình phân tán
+ Một là, quyền lực không tập trung vào Hội sở, thông tin bị phân tán dẫn đến tình trạng Hội sở khó có khả năng xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược, các quyết định phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng.
+ Hai là, chưa có sự tách bạch rõ giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp trong hoạt động tín dụng. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng
thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. Các phòng ban khác trong ngân hàng có các sản phẩm có tính chất tín dụng như L/C miễn kí quỹ, chiết khấu chứng từ... cũng tham gia hoạt động quản trị rủi ro. Thành viên Ban lãnh đạo hoặc phó trưởng phòng tín dụng cũng đảm nhiệm duyệt cả 3 khâu của quá trình cho vay.
+ Ba là, hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro được thực hiện độc lập ở các chi nhánh. Mỗi giám đốc chi nhánh tự đưa ra phán quyết tín dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Điều kiện áp dụng mô hình
+ Điều kiện về năng lực tài chính: Do mô hình phân tán mang tính tự phát nên không đòi hỏi nhiều về điều kiện tài chính.
+ Điều kiện về công nghệ và hệ thống thông tin quản lí: Mô hình phân tán áp dụng công nghệ đơn giản, quy trình khép kín, hồ sơ giấy tờ do một người quản lí, áp dụng trong môi trường ngân hàng quy mô nhỏ.
+ Điều kiện nhân sự: Hệ thống nhân viên có kiến thức bao quát hoạt động tín dụng và am hiểu tất cả các khâu của quy trình tín dụng, có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong quy trình tín dụng.
+ Điều kiện về hệ thống quản trị: ngân hàng có hệ thống giản đơn, tách bạch giữa quyền lực Hội đồng quản trị và cấp điều hành, các phòng ban phân theo địa giới, không có sự chuyên môn hóa trong hoạt động quản trị rủi ro.
+ Điều kiện về thị trường: Mô hình phân tán hiện chỉ chủ yếu áp dụng tại thị trường tài chính chưa phát triển, các ngân hàng có hệ thống chi nhánh và tổ chức chưa hoàn thiện hoặc là áp dụng với các ngân hàng có quy mô nhỏ.
1.2.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng
Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các khâu: Nhận biết rủi ro tín dụng; Phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng; Ứng phó rủi ro và Kiểm soát rủi ro tín dụng. Trên thực tế, có những tài liệu và kết quả nghiên cứu khác phân quá trình quản trị rủi ro ít khâu hơn, bao gồm nhận biết/xác định, đo lường, quản trị/ứng phó và kiểm soát.
A. Nhận biết rủi ro tín dụng
Khâu đầu tiên trong quản trị rủi ro tín dụng đó là nhận biết rủi ro, trên cơ sở nhận biết rủi ro các nhà quản trị sẽ tiếp tục thực hiện các khâu tiếp theo, đây là một trong các nội dung quan trọng nhất trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Để nhận biết rủi ro cần xem xét đến các dấu hiệu của rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó để phân tích rủi ro, đánh giá và nhận biết rõ bản chất của rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động các nhân tố đó đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Dấu hiệu của rủi ro tín dụng có thể đến từ phía khách hàng hay từ chính nội bộ ngân hàng.
A1. Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng
Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
Xu hướng của các tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi, khó khăn trong thanh toán lương, thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau, gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn.
Các hoạt động cho vay: Mức độ cho vay thường xuyên gia tăng, trì hoãn hoặc gây khó khăn đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột ngột tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn.
Phương thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, giảm các khoản phải trả, tăng các khoản phải thu, các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu.
Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản trị của khách hàng
Rủi ro xảy ra khi khách hàng có sự thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành, hệ thống quản trị và ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị điều hành độc đoán, hoặc ngược lại quá phân tán, việc lập kế hoạch không đầy đủ, quản trị có tính gia đình, có tranh chấp trong quá trình quản trị.