Những Hạng Mục Và Biểu Điểm Được Sử Dụng Tại Các Ngân Hàng Của Mỹ Trong Mô Hình Điểm Số Tín Dụng Tiêu Dùng


Bảng 1.2: Các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp


TT

Nhóm

Công thức

1

Chỉ tiêu thu nhập

Tỷ lệ % thay đổi doanh thu

2

Chỉ tiêu

chi phí

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu =×100%


3


Chỉ tiêu lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =×100%

ROE =


ROA =

×100%


4


Chỉ tiêu thanh khoản

Khả năng thanh toán hiện hành =


Khả năng thanh toán nhanh =


Khả năng thanh toán tức thời =


5


Chỉ tiêu cân nợ

Hệ số nợ ×100%


Hệ số nợ trên vốn CSH =×100%


6


Chỉ tiêu hoạt động

Vòng quay vốn lưu động =


Vòng quay hàng tồn kho =


Vòng quay các khoản phải thu =


Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VietinBank - 4

Nguồn: Hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp NHCT Việt Nam

- Bước 2: Xử lý thông tin

CBTD sàng lọc các thông tin thu được để phân tích, từ đó làm cơ sở để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, xác định cho vay hay từ chối cho vay.

- Bước 3: Xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng


Bảng 1.3: Nguy cơ rủi ro đối với khách hàng



Nguy cơ

Các biểu hiện

Công cụ phân tích phát hiện rủi ro

1

Rủi ro hoạt động

- Bộ máy quản lý không kiểm soát được kinh doanh gây thất thoát tài sản, lỗ.

- Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý làm tăng chi phí gây lỗ.

- Sự gián đoạn trong sản xuất do hỏng hóc về công nghệ.

- Hoạt động bán hang không hiệu quả

làm giảm doanh thu gây lỗ.

Phân tích các thông tin định tính:

- Trình độ, kinh nghiệm, đội ngũ quản lý.

- Cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh.

- Năng lực điều hành của doanh nghiệp.

- Đạo đức của chủ doanh nghiệp.

- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, đầu vào.

2

Rủi ro tài chính

- Vốn vay lớn với lãi suất thay đổi làm chi phí lãi vay có thể biến động lớn.

- Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ.

- Rủi ro tỷ giá

- Phân tích định lượng các số liệu tài chính, trong đó đặc biệt chú ý đến mức độ và sự biến động theo thời gian qua của: Hệ số đòn bẩy,Các hệ số thanh khoản,Hệ số lợi nhuận, Cơ cấu nợ vay.

- Đặc thù kinh doanh (vay ngoại tệ

nhưng doanh thu là nội tệ).

3

Rủi ro quản lý

- Dòng tiền không bảo đảm

- Chi phí tăng

Phân tích định lượng số liệu tài chính để đánh giá chất lượng quản lý của doanh nghiệp:

- Dòng tiền

- Các khoản phải thu, phải trả.

- Hệ số lợi nhuận.

4

Rủi ro thị trường

- Mức độ cạnh tranh cao làm cho doanh nghiệp có thể dễ dàng mất khách hàng.

- Ngành mới phát triển chưa có vị trí ổn định.

- Đặc thù của ngành là mức độ biến

động cao.

Phân tích định tính và định lượng:

- Tình hình cạnh tranh trong ngành.

- Phân tích bản chất của ngành.

- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

5

Rủi ro chính sách

- Sự thay đổi của chính sách của doanh nghiệp

Phân tích các thông tin:

- Môi trường chính sách tại địa phương có ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

- Xu hướng các chính sách có tác động đến doanh nghiệp.

Nguồn: Cossin & Pirotte (2011), Advanced credit risk analysis, tr 30-35


1.3.2.2 Đo lường rủi ro

Mô hình điểm số Z

Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp của Mỹ. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: (i) trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj); (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình cho điểm:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5

Trong đó:

X1 = Tỷ số Vốn lưu động ròng /Tổng tài sản X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản

X3 = Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và lãi /Tổng tài sản

X4 = Tỷ số Thị giá cổ phiếu /Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 = Tỷ số Doanh thu /Tổng tài sản

Sau khi thay lần lượt các giá trị X vào mô hình, ta tính được Z. Nếu:

- Z < 1,81 : Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ lớn.

- 1,81 < Z < 2,99 : Doanh nghiệp có thể được coi là có rủi ro vỡ nợ trung bình.

- Z > 2,99 : Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ thấp.

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Kỹ thuật đo lường RRTD này tương đối đơn giản, nhưng có một số nhược điểm lớn sau:

- Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay “vỡ nợ” và “không vỡ nợ”. Tuy nhiên trong thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.

- Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức trên là bất biến, dù trong ngắn hạn. Tương tự như vậy, bản thân các biến số Xj được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính luôn


thay đổi liên tục. Các biến số Xj thực tế có phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải hoàn toàn độc lập như theo giả thiết của mô hình.

- Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa NH và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế).

Đo lường rủi ro khoản vay

EL = PD × LGD × EAD (Nguồn: Theo Basel II)

Trong đó:

- EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến.

- PD (Probability of default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng / ngành hàng đó là bao nhiêu.

- LGD ( Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.

- EAD ( Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương) của khách hàng/ ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ.

Với PD, LGD và EAD, ba yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Chỉ nhờ PD, LGD và EAD mà rất nhiều các nhân tố tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho họ đã được giản lược và gói gọn chỉ trong ba cấu phần rủi ro ấy.

Hơn nữa, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD và EAD, các ngân hàng sẽ tiến tới phát triển các ứng dụng trong quản trị RRTD trên nhiều phương diện, mà các ứng dụng chính bao gồm: Tính toán, đo lường rủi ro tín dụng EL – tổn thất dự kiến và UL (Unexpected Loss) – Tổn thất ngoài dự kiến.

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vay tiêu dùng ngày một gia tăng của khách hàng cá nhân mà các ngân hàng áp dụng phương pháp cho điểm này. Mô hình cho điểm tín dụng thường sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục có giới hạn điểm từ 1 đến 10.


Bảng 1.4: Những hạng mục và biểu điểm được sử dụng tại các ngân hàng của Mỹ trong mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

STT

Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng

Điểm


1

Nghề nghiệp của người vay


10

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh

- Công nhân có kinh nghiệm

8

- Nhân viên văn phòng

7

- Sinh viên

5

- Công nhân không có kinh nghiệm

4

- Công nhân bán thất nghiệp

2


2

Trạng thái nhà ở


6

- Nhà riêng

- Nhà thuê hay căn hộ

4

- Sống cùng bạn hay người thân

2


3

Xếp hạng tín dụng


10

- Tốt

- Trung bình

5

- Không có hồ sơ

2

- Tồi

0


4

Kinh nghiệm nghề nghiệp


5

- Nhiều hơn 1 năm

- Từ một năm trở xuống

2


5

Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành


2

- Nhiều hơn 1 năm

- Từ một năm trở xuống

1


6

Điện thoại cố định


2

- Có

- Không có

0


7

Số người sống cùng (phụ thuộc)


3

- Không

- Một

3

- Hai

4

- Ba

4

- Nhiều hơn ba

2

8

Các tài khoản tại ngân hàng


4

- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Séc

- Chỉ tài khoản tiết kiệm

3

- Chỉ tài khoản phát hành Séc

2

- Không có

0

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2010, tr. 388-389


Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử NH biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó NH hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số.

Bảng 1.5: Quy đổi điểm sang hạn mức cho vay


STT

Tổng điểm số của khách hàng

Quyết định tín dụng

1

Từ 28 điểm trở xuống

Từ chối tín dụng

2

29 - 30 điểm

Cho vay đến $500

3

31 - 33 điểm

Cho vay đến $1,000

4

34 - 36 điểm

Cho vay đến $2,500

5

37 - 38 điểm

Cho vay đến $3,500

6

39 - 40 điểm

Cho vay đến $5000

7

41 - 43 điểm

Cho vay đến $800

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2010, tr. 390

Mô hình trên loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng. Tuy vậy, mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.

Mô hình xếp hạng của Moody’s

Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này có thể thay đổi qua từng năm. Các doanh nghiệp đầu tư tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%, còn các doanh nghiệp đầu cơ thì tỷ lệ thường dao động từ 0,2% đến 0,8%.

Bảng 1.6: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s


STT

Xếp hạng

Tình trạng

Tỷ lệ rủi ro hàng năm

1

Aaa

Chất lượng cao nhất

0,02%

2

Aa

Chất lượng cao

0,04%

3

A

Chất lượng khá

0,08%

4

Baa

Chất lượng vừa

0,2%

5

Ba

Nhiễu yếu tố đầu cơ

1,8%

6

B

Đầu cơ

8,3%

Nguồn:Theo báo cáo của Moody’s


1.3.2.3 Ứng phó rủi ro

Các công cụ quản trị RRTD

Mức ủy quyền phán quyết là hạn mức tín dụng tối đa mà hội sở chính giao cho chi nhánh được toàn quyền quyết định.

Giới hạn rủi ro là mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được để đảm bảo đạt được mức lợi nhuận tương ứng.

Quản lý danh mục cho vay: Ngân hàng phải thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Ngân hàng hết sức lưu ý tới các khoản nợ “đặc biệt chú ý” vì một khi có biến động bất lợi xảy ra đối với hoạt động cho vay, các khoản này dễ bị chuyển thành nợ xấu.

Để hoạt động quản trị RRTD diễn ra hiệu quả, các NHTM cần xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kì và báo cáo đặc biệt. Báo cáo định kỳ có thể đề cập đến: Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất; Vượt hạn mức tín dụng; các khoản nợ xấu; các dấu hiệu cảnh báo sớm, dự phòng cho từng khoản dư nợ đơn lẻ, lợi nhuận cho từng khách hàng và sản phẩm, nhật ký theo dõi các khoản vay.

Rà soát chính sách quản trị rủi ro theo từng thời kỳ

Chính sách quản trị RRTD nhằm hạn chế các rủi ro như: chính sách TSĐB, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ... Từ chính sách này mà quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng được hình thành. Một chính sách phù hợp là phải vạch ra cho CBTD phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. Điều này tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng

Việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng ngoài mục đích đáp ứng những nhu cầu ngày một mới mẻ và nâng cao của khách hàng, làm phong phú các loại hình tín dụng tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn có tác dụng không nhỏ tới phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, góp phần giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro với một số loại tài sản nhất định.


Phân tán rủi ro

Ngân hàng không nên tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực bởi sẽ giống như “Bỏ trứng vào một rổ”, nếu lĩnh vực mà ngân hàng tập trung vào mà gặp những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng sẽ là vô cùng lớn. Vì vậy phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư là biện pháp an toàn nhất.

Tương tự như trên, không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng: Dù cho khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng hoặc kinh doanh hiệu quả thì ngân hàng vẫn nên thận trọng, bởi nếu không may khách hàng gặp rủi ro thì ngân hàng cũng phải chịu tổn thất.

Hình thức cho vay đồng tài trợ cũng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, NHTM không cần phải bỏ ra nhiều vốn mà vẫn đầu tư vào được dự án lớn, phân tán được rủi ro do cùng các ngân hàng thành viên khác cấp vốn cho dự án.

Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh

Sử dụng Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit swap), hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit options) để phòng ngừa và hạn chế RRTD. Cụ thể, hợp đồng quyền chọn tín dụng có thể được sử dụng để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vay vốn tăng do sự giảm sút chất lượng tín dụng của ngân hàng.

1.2.3.4 Kiểm soát RRTD

Kiểm soát RRTD là một nội dung quan trọng trong quản trị RRTD và được thực hiện song hành với hoạt động quản lý rủi ro nhằm hai mục đích chính là: (i) phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng;

(ii) đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cán bộ trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tiếp thu và triển khai các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả.

Kiểm soát RRTD bao gồm 3 hoạt động:

Kiểm soát trước khi cho vay: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính dầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2023