Sơ Lược Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Nhct Việt Nam


tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của CBTD, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết.

Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống TSĐB, CBTD thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay.

Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để rút kinh nghiệm cho những năm tới.

1.3.3 Các mô hình quản trị RRTD

Mô hình quản trị RRTD là cách thức tổ chức quản lý, đo lường, kiểm soát RRTD nhằm khống chế RRTD trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của TCTD.

Cụ thể hơn, mô hình quản trị RRTD chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng.

Mô hình quản trị RRTD phản ánh một cách hệ thống các vấn đề cơ bản sau:

(i) Các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ để thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ.

(ii) Các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro.

(iii) Các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh.

(iv) Các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

Hiện nay ở Việt Nam đang có hai mô hình quản trị RRTD phổ biến được áp dụng. Đó là mô hình quản trị RRTD tập trung và mô hình quản trị RRTD phân tán với những ưu, nhược điểm đặc trưng.


1.3.3.1 Mô hình quản trị RRTD tập trung

Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

Mô hình quản trị RRTD tập trung giúp quản trị rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. Bên cạnh đó, nó còn thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. Các hoạt động kinh doanh, tác nghiệp, quản trị RRTD được tách biệt hoàn toàn, độc lập với nhau. Chính vì vậy, mô hình này thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai mô hình quản trị tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

1.3.3.2 Mô hình quản trị RRTD phân tán

Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

Khác với mô hình quản trị RRTD tập trung, cơ cấu tổ chức của mô hình quản trị RRTD phân tán gọn nhẹ, đơn giản hơn. Do đó, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Với những đặc điểm này mà mô hình phân tán hoàn toàn phù hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ.

Mô hình phân tán cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu; việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

So sánh hai mô hình trên, đồng thời xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, mô hình mà các NHTM nên áp dụng là mô hình quản trị rủi ro tập trung.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu chung về NHCT Việt Nam

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHCT Việt Nam

NHCT Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Đến ngày 21/09/1996 Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên giao dịch tiếng anh là Incombank. Tuy nhiên, đến ngày 15/04/2008 NHCT đổi tên viết tắt từ Incombank sang Vietinbank (viết tắt của Vietnam Join Stock Commercial Bank for Industry and Trade) vì tên Incombank trùng với một ngân hàng khác ở Nga.

Ngày 03/07/2009 Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam số 142/GP-NHNN. Ngân hàng đã tổ chức sự kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 25/12/2008 tại Sở giao dịch chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh, 121,1 triệu cổ phiếu phổ thông với mã chứng khoán CTG.

Sơ đồ 2.1: Ba giai đoạn xây dựng và phát triển của NHCT Việt Nam


Giai đoạn I: 1988-2000

Xây dựng và chuyển đổi từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, đưa NHCT Việt Nam đi vào hoạt động

Giai đoạn II: 2001-2008

Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu NHCT về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh

Giai đoạn III: Từ 2009 đến nay

Thực hiện thành công cổ phần hóa, chuẩn hóa các mặt hoạt động ngân hàng. Chuyển đổi mô hình tổ chức, quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế

Trong 25 năm qua, NHCT đã có những bước phát triển nhanh và vượt bậc về mọi mặt. Ngân hàng luôn đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khác nhau của khách hàng. NHCT cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ


thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính – ngân hàng khác.

Vốn điều lệ của ngân hàng tính đến năm 2013 là 37.234 tỷ đồng, có 19.183 nhân viên.

Hiện nay mạng lưới của NHCT phân bổ rộng khắp 63/63 tỉnh và thành phố trên cả nước với 148 chi nhánh cấp một, gồm Hội sở chính, một Sở giao dịch tại Hà Nội, hơn 1000 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, 6 Công ty hạch toán độc lập và 4 Đơn vị sự nghiệp. NHCT còn mở thêm 2 chi nhánh ở Đức và 1 chi nhánh ở Lào.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Năm 2013, NHCT đẩy mạnh tái cấu trúc, hoàn thiện, chuẩn hóa mô hình tổ chức. Tái cơ cấu tổ chức ngân hàng thông qua việc thành lập 9 khối kinh doanh nhằm tập trung năng lực quản lý xuyên suốt các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành từ trụ sở chính đến chi nhánh sao cho phù hợp với thông lệ các NHTM hiện đại trên thế giới. Như vậy, cơ cấu tổ chức của NHCT đã có sự phân định rõ ràng giữa chức năng quản trị và chức năng điều hành.

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm: chỉ đạo và giảm sát hoạt động của ngân hàng thông qua Ban điều hành, Ban kiểm soát và các Ủy ban.

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng như giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.

Ban điều hành do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

31



BAN THƯ KÝ HĐQT


UB Nhân sự, tiền lương, khen thưởng

UB Quản lý tài sản nợ-có


CÁC BAN,

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


BAN KIỂM SOÁT

UB Quản lý rủi ro

UB Chính sách

Phòng Kiểm toán nội bộ

ỦY BAN


BAN ĐIỀU HÀNH


Hội đồng Tín dụng và Định chế tài chính


Khối khách hàng DN

Khối bán lẻ

Khối kinh doanh vốn&Thị trường

Khối tài chính

Khối Kiểm soát và phê duyệt

Khối Quản lý rủi ro

Khối dịch vụ

Khối hỗ trợ & Tác nghiệp

Khối Công nghệ thông tin


P.

Marketing & PTSP- KHDN


P. Quản lý

hoạt động kinh doanh- KHDN


P. Nguồn vốn & tín dụng quốc tế-KHDN

P.Nghiên cứu thị trường & PTSP- NHBL


P.Quản lý bán & CSKH- NHBL


P.Quản lý chất lượng- NHBL


P.Bán hàng & phát triển kinh doanh


P.Kinh doanh vốn


P.Thị trường vốn

P.Quản lý cân đối vốn & kế hoạch tài chính


P.Quản lý kế toán tài chính


P.Chế độ

kế toán

Tín dụng


P.Đánh giá xếp hạng & phê duyệt GHTD


P.Kiểm soát giải ngân

P.Quản lý rủi ro thị trường

P.Quản lý rủi ro tín dụng


P.Quản lý rủi ro hoạt động

P.Pháp chế


P.Kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực


Sở giao dịch


P.Kế toán thanh toán VNĐ

P.Dịch vụ ngân hàng điện tử


Trung tâm thẻ


P.Định chế

tài chính

P.Tổ chức cán

bộ & đào tạo


P.Quản lý lao động-tiền lương

Văn phòng NHCPCTVN

P.Xây dựng và quản lí ISO

Ban Thông tin truyền thông

Văn phòng

P.Thanh quyết toán vốn kinh doanh


P.Tiền tệ kho quỹ


P.Quản trị


P.Quản lí đầu tư XDCB và mua sắm TS

Ban thi đua Văn phòng


Trung tâm Công nghệ thông tin


P.Quản lý và hỗ trợ hệ thống INCAS

Văn phòng quản lý dự án CNTT- PMO


P.Quản lý Chi nhánh- thông tin

P. Quản lý chất lượng & hỗ trợ-

KHDN

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức NHCT Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT Việt Nam 2013)

P.Quản lý nợ có vấn đề

đại diện


Văn phòng Đảng Ủy

Công đoàn


Trường Đào

tạo PTNNL


2.1.3 Khát quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2013

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

Giá trị

Giá trị

Tăng

trưởng %

Giá trị

Tăng

trưởng %

Giá trị

Tăng

trưởng %

Tổng tài

sản

367.730.655

460.603.925

25,26

503.530.259

9,32

576.368.416

14,47

Tiền gửi

205.918.705

257.135.945

24,87

289.105.307

12,43

364.497.001

26,08

Dư nợ

cho vay

234.204.809

293.434.312

25,29

333.356.092

13,61

376.288.968

12,88

Vốn CSH

18.200.546

28.490.896

56,54

33.624.531

18,02

54.074.666

60,82

Lợi nhuận

trước thuế

4.638.282

8.392.021

80,93

8.167.900

-2,67

7.750.622

-5,11

ROA

1,50%

2,03%

35,33

1,70%

-16,26

1,40%

-17,65

ROE

22,10%

26,74%

21,00

19,90%

-25,58

13,70%

-31,16

NIM

4,18%

5,11%

22,25

4,06%

-20,55

3,61%

-11,08

CAR

8,02%

10,57%

31,80

10,33%

-2,27

13,17%

27,49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VietinBank - 5

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên các năm 2010,2011,2012,2013 NHCT

Nhìn chung, các chỉ tiêu về tổng tài sản, tiền gửi, dư nợ cho vay, vốn chủ sở hữu của NHCT đều có xu hướng tăng lên qua các năm.

Tổng tài sản tăng khá nhanh, năm 2010 mới chỉ là 367.730.655 triệu đồng thì sau 4 năm con số này đã lên tới 576.368.416 triệu đồng, tức là tăng 56% (tăng thêm 208.637.761 triệu đồng).

Tiền gửi khách hàng có chênh lệch so với dư nợ cho vay không lớn lắm, nhất là năm 2013, tiền gửi và dư nợ cho vay chỉ chênh nhau 11.791.967 triệu đồng. Điều này khẳng định lợi thế của NHCT là một ngân hàng lớn, uy tín với quy mô mạng lưới rộng khắp toàn quốc và có cơ sở khách hàng tốt.

Dư nợ cho vay tăng nhanh từ năm 2010 sang năm 2011 tới 25,29% nhưng sau đó tốc độ tăng trưởng lại chậm lại, chỉ còn khoảng 13%.

Vốn chủ sở hữu tăng lên một cách vượt bậc. Từ năm 2010 tới năm 2011 vốn chủ sở hữu đã tăng thêm 10.290.350 triệu đồng (tăng 56,54%), tuy rằng sang năm


2012 tốc độ tăng tuy có chững lại, chỉ còn 18% nhưng năm 2013 tốc độ tăng đã lên tới 60%.

Trong giai đoạn vừa qua, đối mặt với khủng hoảng kinh tế thì sự sụt giảm về lợi nhuận hay ROA, ROE vì ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận dưới mục tiêu tái cơ cấu và phát triển lâu dài. Tuy vậy trong năm 2012 và 2013 các chỉ tiêu về lợi nhuận giảm và quy mô ngân hàng tăng không nhanh bằng vốn chủ sở hữu khiến cho ROE tụt dốc rất mạnh.

Theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, NIM của NHCT cũng có xu hướng giảm, xuống còn 3,61% tại 31/12/2013 do Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng.

Năm 2010, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của NHCT chỉ là 8,02%, trong khi quy định ở Thông tư 13/2010/TT-NHNN tối thiểu phải là 9%. Nhưng từ năm 2011 tới nay tỷ lệ an toàn vốn đều vượt qua con số 9% và có xu hướng tăng theo thời gian.

Những năm qua, NHCT đã có bước chuyển quan trọng trong việc tăng thu nhập từ dịch vụ ngoài dịch vụ tín dụng, tăng thu nhập từ các khoản đầu tư, tập trung xử lý thu hồi các khoản nợ tồn đọng đã xử lý rủi ro để cải thiện thu nhập, tăng vốn tự có theo lịch trình cơ cấu lại NHCT.

Thu nhập từ dịch vụ năm 2013 là 2.096.679 triệu đồng tăng 241.321 triệu đồng tương ứng khoảng 13% so với năm 2012 (1.855.358 triệu đồng). Thu hồi nợ xử lí rủi ro năm 2012 là 1.255.421 triệu đồng, năm 2013 là 1.266.542 triệu đồng.

2.2 Thực trạng quản trị RRTD tại NHCT Việt Nam

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng

2.2.1.1 Về cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

NHCT là ngân hàng tài trợ vốn lớn nhất cho các dự án lớn của đất nước được đầu tư bởi các Tập đoàn, Tổng công ty lớn như Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản, Tổng Công ty xi măng, Tập đoàn dầu khí quốc gia, Tổng Công ty hàng hải Việt Nam... Đồng thời, NHCT cũng là nhà cung ứng vốn hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế, góp phần tạo việc làm cho người lao động, xây dựng và phát triển nông thôn.

34


Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của NHCT giai đoạn 2010-2013


Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Công ty Nhà nước

34.773.113

11,9%

34.376.546

10,31%

30.484.784

8,10%

Công ty TNHH MTV vốn Nhà nước 100%

27.198.114

9,3%

49.010.516

14,70%

66.167.188

17,58%

Công ty TNHH hơn MTV với vốn Nhà nước

trên 50%

1.895.364

0,6%

2.291.578

0,69%

2.595.327

0,69%

Công ty TNHH khác

54.786.517

18,7%

61.496.519

18,45%

70.564.721

18,75%

Công ty Cổ phần vốn Nhà nước trên 50%

42.979.362

14,6%

28.542.233

8,56%

29.719.860

7,90%

Công ty Cổ phần khác

58.176.163

19,8%

85.012.500

25,50%

90.990.932

24,18%

Công ty hợp danh

42.56

0,015%

8.566

0,00%

265.660

0,07%

Doanh nghiệp tư nhân

11.370.707

3,9%

12.163.761

3,65%

12.264.929

3,26%

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

6.571.913

2,2%

8.571.598

2,57%

12.329.285

3,28%

Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã

1.391.181

0,5%

1.626.349

0,49%

1.868.725

0,50%

Hộ kinh doanh, cá nhân

52.606.407

17,9%

49.819.646

14,94%

58.477.622

15,54%

Dịch vụ hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và hiệp hội

1.587.524

0,5%

369.239

0,11%

497.014

0,13%

Thành phần kinh tế khác

55.351

0,0%

67.041

0,02%

62.921

0,02%

TỔNG

293.434.312

100%

333.356.092

100%

376.288.968

100%


Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất các năm 2011,2012 và 2013 của NHCT Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2023