Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VietinBank - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Ngân hàng


QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)



Họ và tên sinh viên:

Lưu Thị Việt Hoa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VietinBank - 1


Hà Nội, 5/2014

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 3

1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng của NHTM 3

1.1.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng 3

1.1.2 Phân loại Tín dụng ngân hàng 3

1.1.3 Đặc điểm của Tín dụng ngân hàng 6

1.2 Rủi ro tín dụng của NHTM 7

1.2.1 Khái niệm RRTD 7

1.2.2 Phân loại RRTD 8

1.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh RRTD 9

1.2.4 Nguyên nhân phát sinh RRTD 12

1.2.5 Hậu quả của RRTD 15

1.3 Quản trị RRTD trong NHTM 17

1.3.1 Định nghĩa quản trị RRTD 17

1.3.2 Quy trình quản trị RRTD 17

1.3.3 Các mô hình quản trị RRTD 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT VIỆT NAM 29

2.1 Giới thiệu chung về NHCT Việt Nam 29

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHCT Việt Nam 29

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 30

2.1.3 Khát quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2013 32

2.2 Thực trạng quản trị RRTD tại NHCT Việt Nam 33

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng 33

2.2.2 Thực trạng hoạt động quản trị RRTD 39

2.3 Đánh giá chung về hoạt động quản trị RRTD của NHCT 52

2.3.1 Những kết quả đạt được 52

2.3.2 Những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của NHCT 54

2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của NHCT57 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT VIỆT NAM 61

3.1 Định hướng công tác quản trị RRTD của NHCT trong thời gian tới 61

3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới hoạt động tín dụng và quản trị RRTD của NHCT Việt Nam 61

3.1.2 Định hướng công tác quản trị RRTD của NHCT 61

3.2 Kinh nghiệm quản trị RRTD của một số ngân hàng trên thế giới 64

3.2.1 Ngân hàng Citibank của Mỹ 64

3.3.2 Ngân hàng ING bank của Hà Lan 64

3.3.3 Ngân hàng KasiKorn của Thái Lan 65

3.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHCT Việt Nam 67

3.3 Giải pháp tăng cường quản trị RRTD tại NHCT Việt Nam 67

3.3.1 Nhóm giải pháp trực tiếp 67

3.3.2 Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi RRTD xảy ra 73

3.3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ 75

3.4 Một số kiến nghị 77

3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 77

3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

CBTD

Cán bộ tín dụng

3

CSKH

Chăm sóc khách hàng

4

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

5

DPRR

Dự phòng rủi ro

6

GHTD

Giới hạn tín dụng

7

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

8

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

9

NHTM

Ngân hàng thương mại

10

NQH

Nợ quá hạn

11

PTNNL

Phát triển nguồn nhân lực

12

PTSP

Phát triển sản phẩm

13

RRTD

Rủi ro tín dụng

14

TCTD

Tổ chức tín dụng

15

TSĐB

Tài sản đảm bảo

16

TSTC

Tài sản thế chấp

17

Vietinbank/NHCT

Ngân hàng Công thương Việt Nam

18

XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BẢNG



Tên bảng

Trang

Bảng 1.1:

Phân loại nhóm nợ

11

Bảng 1.2:

Các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp

19

Bảng 1.3:

Nguy cơ rủi ro đối với khách hàng

20

Bảng 1.4:

Những hạng mục và biểu điểm được sử dụng tại các ngân hàng

của Mỹ trong mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

23

Bảng 1.5:

Quy đổi điểm sang hạn mức cho vay

24

Bảng 1.6:

Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s

24

Bảng 2.1:

Kết quả hoạt động kinh doanh NHCT 2010-2013

32

Bảng 2.2:

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh

nghiệp của NHCT giai đoạn 2010-2013

34

Bảng 2.3:

Cơ cấu tín dụng theo các ngành kinh tế NHCT giai đoạn 2010-

2013

36

Bảng 2.4:

Cơ cấu tín dụng của NHCT theo kì hạn tín dụng giai đoạn

2010-2013

37

Bảng 2.5:

Cơ cấu tín dụng của NHCT theo nhóm nợ giai đoạn 2010-2013

38

Bảng 2.6:

Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn của NHCT giai đoạn 2010-2013

44

Bảng 2.7:

Chỉ tiêu hệ số NQH của NHCT giai đoạn 2010-2013

44

Bảng 2.8:

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của NHCT giai đoạn 2010-2013

45

Bảng 2.9:

Tỷ lệ xóa nợ giai đoạn 2010-2013 của NHCT

46

Bảng 2.10:

Phân loại nợ theo tiêu chí định lượng và định tính

47

Bảng 2.11:

Loại hình và giá trị TSTC của NHCT giai đoạn 2010-2013

50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ



Tên biểu đồ, sơ đồ

Trang

Biểu đồ 2.1:

Cơ cấu tín dụng của NHCT theo kì hạn tín dụng giai đoạn

2010-2013

37

Biểu đồ 2.2:

Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ xấu NHCT giai đoạn

2012-2013

39

Sơ đồ 1.1:

Phân loại tín dụng ngân hàng

4

Sơ đồ 1.2:

Phân loại RRTD

8

Sơ đồ 1.3:

Quy trình quản trị RRTD

17

Sơ đồ 1.4:

Mô hình 6C

18

Sơ đồ 2.1:

Ba giai đoạn xây dựng và phát triển của NHCT Việt Nam

29

Sơ đồ 2.2:

Cơ cấu tổ chức NHCT Việt Nam

31

Sơ đồ 2.3:

Mô hình tín dụng theo chuẩn Basel II

39

Sơ đồ 2.4:

Quy trình nhận biết RRTD

43

Sơ đồ 2.5:

Quy trình đo lường RRTD

47

Sơ đồ 3.1:

Các cấu phần quản trị rủi ro chủ yếu

62

Sơ đồ 3.2:

Mô hình quản trị RRTD

63

Sơ đồ 3.3:

Định giá khoản vay trong mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ

69



1. Tính cấp thiết của đề tài

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng thương mại là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ với hai hoạt động truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay. Các khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, từ hình thức tổ chức đến ngành nghề và hàng ngày luôn có nhiều khách hàng đến giao dịch. Vì vậy, hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro.

Bên cạnh đó, việc kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương mại trong nước tập trung vào tăng cường hoạt động tín dụng, nhưng chất lượng tín dụng chưa cao, việc quản trị rủi ro còn nhiều bất cập, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn làm đau đầu các nhà quản trị rủi ro. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới hơn 80% thu nhập của các ngân hàng trong nước và nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng sẽ bị sụt giảm thu nhập đáng kể. Tình trạng lỗ vốn kéo dài kéo làm mất uy tín của ngân hàng, thậm chí có thể đẩy ngân hàng đến nguy cơ phá sản.

Trong bối cảnh ấy, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - VietinBank đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế, giữ vững và phát huy vai trò là ngân hàng thương mại nhà nước lớn, trụ cột của ngành ngân hàng. Nhận thức được nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng luôn tồn tại và có khả năng đe dọa đến sự phát triển bền vững của mình, ngân hàng Công thương luôn đi tiên phong trong việc cải cách toàn diện bộ máy quản lý, đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực, nhất là trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Do đó nhiều năm liền ngân hàng Công thương không những đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng mà còn duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong toàn hệ thống.

Xuất phát từ những lý do trên mà tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)” để có cơ hội được nghiên cứu kĩ hơn công tác quản trị rủi ro của ngân hàng này.


2. Mục đích nghiên cứu

Khóa luận sẽ làm sáng tỏ những vấn đề sau:

- Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và cách quản trị rủi ro tín dụng.


- Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietinbank để đánh giá được tình hình quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng này.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng trên, định hướng công tác quản trị rủi ro trong thời gian tới và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietinbank.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là “quản trị rủi ro tín dụng”, đồng thời, nhằm tiến tới các kết quả nghiên cứu đạt yêu cầu, khóa luận tiến hành nghiên cứu các đối tượng bổ trợ khác như tín dụng, rủi ro tín dụng.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng giai đoạn 2010-2013 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.


4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp khảo sát, phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp,... đề tài cũng sử dụng và vận dụng các lý thuyết cơ bản, các lý luận khoa học về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.


5. Kết cấu khóa luận

Với mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu trên, khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công thương Việt Nam

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công thương Việt Nam

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 15/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí