Phương Pháp Thu Thập Số Liệu Và Phương Pháp Nghiên Cứu.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bối cảnh hội nhập kinh tế của nước ta ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế của thế giới. Trong quá trình hội nhập, xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng được chú trọng nên thị trường ngân hàng có nhiều khởi sắc, đánh dấu bước phát triển mới về chất lẫn về lượng của hệ thống ngân hàng nước ta. Tuy nhiên, cùng với cơ hội khi hội nhập kinh tế thế giới lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm mang nên yếu tố rủi ro là điều khó tránh khỏi và có khả năng trở thành nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường ngân hàng nói riêng, thị trường kinh tế tài chính nói chung.

Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của các ngân hàng. Với việc mang lại nhiều lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng thì hoạt động tín dụng cũng mang lại nhiều rủi ro lớn. Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, nên để loại bỏ rủi ro hoàn toàn là không thể, chỉ có thể áp dụng các biện pháp để giảm rủi ro tối thiểu, thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Thực tế hoạt động tín dụng tại ngân hàng ở nước ta thời gian qua chưa được chú trọng trong việc kiểm soát và có xu hướng gia tăng. Trên quan điểm quản lý hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, tỷ lệ trích dự phòng tổn thất cho rủi ro luôn được xác định trong chiến lược hoạt động. Khi ngân hàng có mức rủi ro thấp hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì công tác quản trị được xem là thành công.

Chính vì vậy, rủi ro tín dụng cần được quan tâm, quản lý và kiểm soát có hiệu quả hơn. Đảm bảo cho hoạt động tín dụng chịu rủi ro ở mức chấp nhận được, giảm thiểu thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định. Đó là lý do tôi chọn đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam (NHN0&PTNT) Chi nhánh Vĩnh Thuận - Kiên Giang.


1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

1.2.1. Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Vĩnh Thuận - Kiên Giang. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHN0& PTNT Chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang.

1.2.2.Mục tiêu cụ thể.

Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận liên quan đến rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại (NHTM).

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHN0& PTNT Chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang qua 3 năm ( 2014 -2016).

Phân tích một số yếu tổ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHN0& PTNT Chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang qua 3 năm ( 2014 - 2016).

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân cho NHN0& PTNT Chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang.

1.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.

Nhằm đáp ứng các yêu cầu mà mục tiêu nghiên cứu đề ra, tiến hành thu thập số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp và các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.

Số liệu thứ cấp:

Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu thứ cấp được cung cấp từ các biểu bảng, báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo thường niên của NHN0 & PTNT Chi Nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang.

Bên cạnh đó, số liệu còn được thu thập từ tạp chí, sách báo, internet và từ tiếp xúc với cán bộ nhân viên ngân hàng nhằm tìm hiểu sâu hơn về hoạt động quản trị của ngân hàng.

Số liệu sơ cấp:

Phỏng vấn trực tiếp từ các khách hàng cá nhân tại địa bàn nghiên cứu:


Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi này được gửi trực tiếp cho khách hàng đang hoặc đã từng đi vay tại ngân hàng, đang sinh sống tại địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Đối tượng được chọn để phỏng vấn là khách hàng cá nhân hiện đang sinh sống tại địa bàn huyện Vĩnh Thuận.

Người dân được phỏng vấn trực tiếp bằng mẫu câu hỏi gồm nhiều câu hỏi định lượng và định tính cụ thể như tuổi, thu nhập, số người phụ thuộc, số người lao động trong gia đình, trình độ học vấn, giá trị tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn và lịch sử NQH.

Phương pháp thu thập số liệu định lượng:

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng câu hỏi nhanh để thống kê. Các cá nhân được chọn để trả lời cho bảng câu hỏi là các khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng ở trong địa bàn nghiên cứu. Khảo sát trên toàn địa bàn quá lớn nên số lượng khách hàng nhiều, tuy là khó khăn về mẫu nghiên cứu nhưng cũng có điểm thuận lợi do có sẵn khung mẫu.

Phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi cho khách hàng trả lời. Trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận có 1 thị trấn và 7 xã nên mẫu nghiên cứu chọn ra 4 xã trong đó có 2 xã chọn 40 khách hàng, 1 xã chọn 70 và xã còn lại chọn 50 khách hàng để khảo sát, n = (2 x 40) + (70) + (50) = 200 khách hàng.

Vậy số mẫu nghiên cứu cho đề tài được khảo sát 200 khách hàng hiện đang sống và sinh hoạt ở 4 xã thuộc huyện Vĩnh Thuận

Phương pháp xác định cỡ mẫu:

Trong điều tra nghiên cứu có một vấn đề quan trọng cần được chú ý đến đó là việc xác định cỡ mẫu. Xác định cỡ mẫu nghiên cứu được hiểu đơn giản là chọn lựa ra một phần tử trong một quần thể với số lượng bao nhiêu cho hợp lý nhằm đại diện cho tổng thể nghiên cứu, giảm đi công lao động và chi phí làm thí nghiệm và điều quan trọng là chọn cỡ mẫu như thế nào mà không làm mất đi các đặc tính của mẫu và độ tin cậy của số liệu đại diện cho quần thể.

Để xác định cỡ mẫu nghiên cứu cần xác định trước tiên các yếu tố sau:

+ Xác định sai số cho phép e chấp nhận được giữ ước lượng của mẫu và tổng thể ( 3% , 4% , 5% ,…)

+ Xác định độ tin cậy α muốn có trong ước lượng của mẫu.


+ Xác định giá trị phân phối Z tương ứng với độ tin cậy đã lựa chọn. Từ 3 yếu tố trên ta có công thức xác định cỡ mẫu như sau:

Z 2 ( p.q)


Trong đó:

n e2

n là cỡ mẫu nghiên cứu

z là giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn. p là ước tính tỷ lệ % của tổng thể

q = 1- p, thường tỷ lệ giữa p và q là 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra đối với tổng thể.

e là sai số cho phép ( 3% , 4% , 5% ,…)

Độ tin cậy được sử dụng nhiều nhất trong thực tế là 95% (với α= 5% ,

Z/2

= 1,96) và sai số cho phép là 0,07 nên cỡ mẫu nghiên cứu được xác định

như sau:


(1,96)2 (0,5* 0,5)

n 196

(0, 07)2

Với điều kiện về chi phí và thời gian nghiên cứu cho phép. Qua quá trình phỏng vấn, đã quyết định thu thập cỡ mẫu gồm 200 quan sát. Cỡ mẫu đủ lớn để đảm bảo cho phân phối và có thể đại diện cho tổng thể. Với đề tài nghiên cứu là 200 hộ trong 4 xã. Số khách hàng trong các xã như vậy có thể đã đủ lớn để đại diện cho cả huyện Vĩnh Thuận.


BẢNG 1.1. CƠ CẤU ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH



Stt


Địa bàn


Số dân cư

Số mẫu khảo sát


Tỷ trọng mẫu (%)

1

Thị trấn Vĩnh Thuận

31.867

70

35

2

Xã Vĩnh Phong

20.977

50

25

3

Xã Vĩnh Thuận

11.646

40

20

4

Xã Vĩnh Bình Nam

11.152

40

20


Tổng

75.642

200

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang - 3

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Huyện Vĩnh Thuận)

1.3.1.1. Phương pháp phân tích số liệu.

Nhằm giúp cho đề tài được nghiên cứu và đánh giá một cách khoa học nên các phương pháp được sử dụng bao gồm:

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với các kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆y (%) = y1- y0

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước. y1: chỉ tiêu năm sau.

∆y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu sẽ có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế và từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.


Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước.


∆y (%)=

y1 y0 y0


x 100


y1: chỉ tiêu năm sau.

∆y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng thông qua các trị số tuyệt đối, số tương đối để so sánh và đưa ra nhận định về thực trạng rủi ro tín dụng và khả năng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.

Đánh giá rủi ro tín dụng và khả năng quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHN0&PTNT Chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp đề tài cũng sử dụng và vận dụng các lý thuyết cơ bản, các lý luận khoa học về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

Mô hình chất lượng 6C

Mô hình chất lượng 6C là mô hình định tính được áp dụng nhiều trong việc chấm điểm xếp hạng tín dụng cho khách hàng nhằm xác định được phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng cho một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro.

Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rò mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ vay đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng…

Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định luật pháp của mỗi quốc gia, đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Đối với khách hàng cá nhân phải trên 18 tuổi mới có tư cách ký hợp đồng tín dụng, đối với khách hàng là doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập và quyết định bổ nhiệm người điều hành.

Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của người đi vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản hoặc tiền từ phát hành chứng khoán. Tiếp theo cần phân tích tính hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính.


Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng.

Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay xuất khẩu với điều kiện thanh toán phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHNN theo từng thời kỳ.

Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?

Mô hình Binary Logistic

Mô hình được áp dụng cho đề tài nhằm nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc khách hàng của ngân hàng có mang đến rủi ro hay không mang đến rủi ro cho ngân hàng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHN0 & PTNT chi nhánh Vĩnh Thuận.

Mô hình Binary Logistic được viết dạng tổng quát như sau:


Yi = β0 +


n

i1

i i j

+ i


Trong đó: Yi là biến phụ thuộc, Xi là các biến độc lập thể hiện các nhân tố ảnh hưởng của khách hàng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng, β0 là hằng số - điểm cắt trục tung, u là phần dư không nhận được giá trị nghiên cứu, nó thường được xem là một biến ẩn. Y được xem là biến giả và là biến nhị phân chỉ có thể nhận hai giá trị là 1 và 0.

0 nếu không trả được nợ (có rủi ro tín dụng)

Yi =

1 nếu trả được nợ ( không có rủi ro tín dụng)

Y là biến phụ thuộc thể hiện rủi ro tín dụng khách hàng mang đến cho ngân hàng, biến này là biến giả. Nếu Y nhận giá trị là 1, đồng nghĩa với khách hàng có khả năng trả được nợ cho khoản vay không có rủi ro tín dụng cho ngân hàng, ngược lại nếu Y nhận giá trị là 0 có nghĩa là khách hàng không có khả năng trả nợ và mang đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Xi : các biến độc lập, đây là biến thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng như: tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, số người lao động, số người phụ thuộc, giá trị tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn vay và lịch sử nợ quá hạn.


Mô hình lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng:

Bước 1: Viết phương trình hồi quy Yi = Trong đó:

0 1 X1 2 X2 ... k Xk u

Yi : Rủi ro tín dụng; với Y = 1 không có rủi ro tín dụng; Y = 0 có rủi ro tín

dụng.

Xk: các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y.

Bước 2: Giải thích phương trình hồi quy

Với các yếu tố khác không đổi mà Xk tăng hoặc giảm một đơn vị tính thì

khả năng rủi ro tín dụng sẽ biến động tăng hoặc giảm một đơn vị phương trình).

Bước 3: Kiểm định giả thuyết riêng biệt từng hệ số hồi quy. Giả thuyết chung

k (theo dấu của

H0: k

H1 : k

= 0; Xk không ảnh hưởng đến Y

≠ 1; Xk có ảnh hưởng đến Y


Dựa vào giá trị xác suất ( p-value) và mức ý nghĩa α để xác định các yếu tố Xk có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (Y) hay không. Kết luận dựa vào:

Nếu P-value >α hệ số β không có ý nghĩa thống kê, yếu tố không ảnh hưởng đến Y ( chấp nhận H0 ).

Nếu P-value < α hệ số β có ý nghĩa thống kê, yếu tố có ảnh hưởng đến Y (bác bỏ giả thuyết H0).

Bước 4: Kiểm định giả thuyết trên tất cả các tham số hồi quy.

H0:

1 2 ...k 0 hệ số β không có ý nghĩa thống kê và tất cả các yếu

tố X không ảnh hưởng đến Y .

H1 có ít nhất một biến khác k


khác 0, hệ số có ý nghĩa thống kê và có

ít nhất một yếu tố X ảnh hưởng đến Y.

Dựa vào giá trị Sig F và mức ý nghĩa α xử lý để chấp nhận hay bác bỏ H0.

Kết luận dựa vào:

Nếu Sig F >giả thuyết H0 được chấp nhận. Nếu Sig F < giả thuyết H0 bị bác bỏ.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí