Chỉ Tiêu Nợ Quá Hạn Khcn Tại Nhn 0 & Ptnt Huyện Vĩnh Thuận Qua 3 Năm 2014-2016


3.9.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn

BẢNG 3.17: CHỈ TIÊU NỢ QUÁ HẠN KHCN TẠI NHN0 & PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

2014

2015

2016

NQH có khả năng thu hồi

628

700

1.586

NQH không có khả năng thu hồi

97

95

331

Nợ quá hạn

725

795

1.917

Tổng dư nợ cho vay

200.485

213.548

303.649

Tỷ lệ nợ quá hạn

36%

37%

63%

Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi

86.62%

88.05%

82.73%

Tỷ lệ NQH không có khả năng thu hồi

13.38%

11.95%

17.27%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang - 12

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh)

Nợ quá hạn của ngân hàng tăng trong 3 năm , năm 2014 có Nợ quá hạn là 725 triệu đồng số nợ quá hạn không có hướng giảm mà còn tăng mạnh vào năm 2016 với 1.917 triệu đồng. Trong đó NQH không có khả năng thu hồi chiếm 13.38% với tỷ lệ này thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn, vào năm 2016 (331 triệu đồng chiếm 17.27% NQH) tỷ lệ này tăng vượt bậc so với năm 2014 là 241.24%. Với các khoản nợ không có khả năng thu hồi ngày càng tăng cao ngân hàng nên có các biện pháp xử lý hợp lý trong công tác thu hồi nợ vì có khả năng sẽ thiếu hụt nguồn vốn để chi trả cho công tác huy động. Đồng thời, tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi luôn chiếm hơn 80% nhưng lại có dấu hiệu giảm vào năm 2016 82.73% trong khi đó năm 2015 chiếm đến 88.05%.


3.9.2. Chỉ tiêu nợ xấu.

BẢNG 3.18: CHỈ TIÊU NỢ XẤU KHCN TẠI NHN0 & PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

2014

2015

2016

Nợ xấu

97

95

331

Tổng dư nợ cho vay

200.485

213.548

303.649

Tỷ lệ nợ xấu

4.8%

4.4%

10.9%

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh)

Tình hình nợ xấu của ngân hàng luôn lớn hơn 4% và ở mức đáng lo ngại. Năm 2015 tình hình nợ xấu có diễn biến giảm 0.4% so với năm 2014 nhưng vào năm 2016 thì tỷ lệ nợ xấu tăng lên đến 10.9%. Với tỷ lệ nợ xấu luôn chiếm tỷ lệ cao thì khả năng ngân hàng sẽ khó thu hồi được số vốn này vì đây là khoản nợ không có khả năng thu hồi. Ngân hàng cần chú trọng, và giám sát chặt chẽ trong công tác quản lý và thu hồi nợ.


3.9.3. Chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro.

BẢNG 3.19: CHỈ TIÊU TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO KHCN TẠI NHN0 & PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm


2014


2015


2016

Dự Phòng Cụ Thể

1.868

2.190

2.929

Dự Phòng Chung

1.668

2.034

2.434

Tổng Dự Phòng

3.536

4.224

5.363

Tổng dư nợ cho vay

200.485

213.548

303.649

Dự phòng/Dư nợ cho vay

1.76%

1.97%

1.76%

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh)

Tỷ lệ trích lập dự phòng qua 3 năm đều dao động ở mức 1%, tỷ lệ trích lập dự phòng của năm 2015 là 1.97% tăng so với năm 2014 là 1.76%, tỷ lệ trích lập cho dự phòng rủi ro vào năm 2016 bằng với tỷ lệ trích lập năm 2014.

Dự phòng cụ thể tăng mạnh trong 3 năm, năm 2015 tăng so với năm 2014 là 322 triệu đồng. Năm 2016 thì tổng số tiền trích lập cho dự phòng cụ thể tăng lên đến 2.929 triệu đồng cao hơn so với năm 2015 là 739 triệu đồng. Ngân hàng chú trọng đến việc tăng trưởng tín dụng nên nới lỏng điều kiện cho vay làm cho rủi ro tín dụng tăng lên và tương ứng với đó là việc tăng khoản dự phòng cụ thể để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3.10. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHN0 & PTNT CN Vĩnh Thuận Kiên Giang.

3.10.1. Mô hình tổ chức hoạt động quản trị tín dụng

Chi nhánh ngân hàng không có Phòng quản lý rủi ro tín dụng, chủ yếu là Do trưởng phòng kinh doanh và CBTD kiểm tra giám sát quản lý rủi ro, đồng thời công tác đòi nợ, khi khách hàng không trả được nợ việc đôn đốc và làm thủ tục để kiện khách hàng để thu nợ do CBTD trực tiếp khoản lý thực hiện. Bên


cạnh đó phòng kinh doanh tại chi nhánh nhân viên trực tiếp thẩm định và làm hồ sơ nên không tách bạch được công tác thẩm định và làm hồ sơ, dẫn đến đanh giá không khách quan và gây ra rủi ro tín dụng. Vì vậy, chi nhánh cần có những giải pháp cải tiến quy trình hoạt động cho vay trong việc kinh doanh và quản lý rủi ro.

3.10.2. Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng

Quy trình cấp tín dụng được xây dựng khá khoa học và chặt chẽ, đồng bộ và phù hợp với từng nhóm khách hàng và cở sở hạ tầng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp hồ sơ. Thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn vay, thu hồi vốn sau khi cho vay còn lỏng lẻo. Việc kiểm tra thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa vào hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng Quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng chủ yếu còn dựa trên các đặc điểm riêng của khách hàng mà chưa chú trọng xem xét, đánh giá tác động của khách hàng đó tới tổng thể rủi ro tín dụng của ngân hàng. Việc kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên nên có một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng. Từ đó tạo nhiều khe hở cho nhân viên tín dụng cũng như khách hàng lợi dụng, không chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay cũng như các điều kiện cho vay.

3.10.3. Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng.

Hiện nay công tác thẩm định cho vay khách hàng tại chi nhánh khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng chưa xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án xin vay. Một CBTD quản lý cùng lúc rất nhiều khách hàng cho nên việc thẩm định phân tích khách hàng trước, trong và sau khi cho vay chưa được thực hiện chặt chẽ. Nhân viên chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác thẩm định và tư vấn cho khách hàng về các ngành nghề sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho từng khách hàng cụ thể nên việc thẩm định và tư vấn cũng chứa đựng nhiều rủi ro.

3.10.4. Nhận dạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Hiện tại ngân hàng có thực hiện thống kê và xem xét nghiêm túc về tất cả các nguồn rủi ro, nhưng chưa thật sự chất lượng và đúng với bản chất của nguồn gốc rủi ro. Nhận biết được rủi ro nhưng chưa có các biện pháp kiểm soát rủi ro thích đáng cho các yếu tố rủi ro.


3.10.5. Thực trạng đo lường rủi ro.

Rủi ro tín dụng là điều không thể tránh trong hoạt động cho vay của ngân hàng bởi nó thuộc về bản chất của hoạt động tín dụng. Rủi ro tín dụng được phân chia thành hai phần là rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch. Công tác quản trị rủi ro phải qua 4 giai đoạn nhận biết, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân, hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại ngân hàng hiện nay vẫn chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Hiện tại ngân hàng thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích dự phòng rủi ro, đáp ứng các yêu cầu của Basel và Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa nhạy bén và linh hoạt nên từ đó gây khó khăn cho công tác kết luận cho vay và tính toán tài trợ.

3.10.6. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Chi nhánh chỉ kiểm tra, giám sát tín dụng sau khi cho vay mà làm việc này đều do CBTD phụ trách địa bàn thực hiện. CBTD cùng lúc phải làm rất nhiều công việc nên dẫn đến tình trạng quá tải cho nên không đủ thời gian để kiểm tra giám sát từng khoản vay của khách hàng. vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát khoản vay của khách hàng thực hiện không triệt để mà chỉ kiểm tra giám sát khi có sự nhắc nhở và hối thúc của lãnh đạo phòng.

3.10.7. Công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu tại ngân hàng

Việc đôn đốc thu hồi nợ luôn được thực hiện thường xuyên đối với tất cả các khoản nợ của chi nhánh. Với sự hỗ trợ của hệ thống IPCAS, định kỳ hàng tháng, hàng tuần CBTD lập danh sách các khoản vay đến thanh toán và thông báo cho khách hàng, để khách hàng chủ động đến ngân hàng. Vì vậy, những khoản nợ xấu phát sinh đa phần là do khách hàng quên hoặc nhớ nhầm lịch trả nợ. Đối với các khoản nợ xấu đã phát sinh thì việc đôn đốc khách hàng không chỉ qua điện thoại mà CBTD đến gặp trực tiếp khách hàng và kiểm tra, đánh giá tình hình kinh doanh, để nắm rò các nguồn để thu hồi nợ.

3.11. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với KHCN tại NHN0&PTNT CN Vĩnh Thuận Kiên Giang trong 3 năm( 2014 – 2016 ).

Rủi ro tín dụng KHCN tại ngân hàng có rất nhiều yếu tố tác động, tuy nhiên với nghiên cứu có giới hạn về mặt thời gian nên chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố về trình độ học vấn, tuổi, giá trị tài sản đảm bảo, số người lao động, số người phụ thuộc và yếu tố thu nhập, mục đích sử dụng vốn và lịch sử NQH.


BẢNG 3.20. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÁC BIẾN ĐỘC LẬP TRONG MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC.


Thông tin


ĐVT

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Trình độ học vấn


Cấp


ĐH/CĐ


Cấp 2


Cấp 3


0.73

Tuổi

Tuổi

60

27

49.125

5.73

Giá trị tài sản đảm bảo


Triệu đồng


1300


200


449.525


198.23

Số người lao động


Người


3


1


2.045


0.44

Số người phụ thuộc


Người


3


0


1.615


0.60

Thu nhập

Triệu đồng

10.8

5

8.488

1.18

Mục đích sử dụng vốn vay

Đúng hoặc không đúng


2


1


1.125


0.33

Lịch sử nợ quá hạn

Chưa có hoặc đã có


2


1


1.285


0.45

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế từ 200 khách hàng, năm 2017)

Đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình Binary Logistic để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến xếp hạng rủi ro tín dụng của khách hàng có ảnh hưởng đến khoản vay của khách hàng cá nhân trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận. Kết quả mô hình ước lượng được trình bày qua bảng 3.21:


BẢNG 3.21. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG KHCN


Yếu tố

Hệ số

Mức ý nghĩa

Trình độ học vấn

-1.168

0.405

Tuổi

-0.689

0.050

Giá trị tài sản đảm bảo

-0.006

0.115

Số người lao động

6.985

0.025

Số người phụ thuộc

-10.855

0.018

Thu nhập

1.086

0.095

Mục đích sử dụng vốn

-18.103

0.015

Lịch sử NQH

-3.414

0.047

Hằng số

68.600

0.044

Tổng quan sát

200

Phần trăm dự báo đúng

99.5

Giá trị -2Loglikehood

19.902

Giá trị kiểm định chi bình phương


152.612

Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương


0.000

Hệ số R2

0.924

Hệ số R2

0.534

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập 200 khách hàng từ SPSS)

Với kết quả thu thập ta có được phương trình hệ số hồi quy như sau:


Ln P(Y 1) 68.600 0.689X



6.985X 10.855X 1.086X 18.103X 3.414X

P(Y 0)

2 4 5 6 7 8


Kết quả phân tích hồi quy Logistic, mức giá trị ý nghĩa Sig của các biến đều <0.1 nên các biến độc lập trong mô hình có mối tương quan với biến phụ thuộc và là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng KHCN. Với mức ý nghĩa của các hệ số thống kê đều có độ tin cậy chung là trên 90%, các dấu trong mô hình hồi quy đều đúng với kỳ vọng lúc đầu.

Các yếu tố được xem là ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng được giải thích cụ thể như sau:

Giá trị hằng số C (Constant) cho biết khi các biến độc lập nhận giá trị 0 thì biến phụ thuộc có giá trị bằng 68.600. Đồng thời cũng cho biết mức độ ảnh hưởng trung bình của các biến chưa được đưa vào mô hình biến phụ thuộc Y vì không thể thu thập thông tin chính xác của các biến này.

Dựa vào kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus), ta có Sig < 0.1 như vậy mô hình tổng quát cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 90%.

Mức độ giải thích của mô hình, với hệ số R2 Nagelkerke = 0.924 ( R2 =0.543). Điều này có nghĩa là 92.4% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi 6 biến độc lập trong mô hình, còn lại 7.6% là do các yếu tố khác.

Mô hình hồi quy Binary Logistic sử dụng chỉ tiêu -2Loglikehood để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, giá trị -2Loglikehood càng thấp thể hiện mức độ phù hợp càng cao của mô hình. Kết quả ước lượng giá trị -2Loglikehood = 19.902a, là khá thấp, qua đó thể hiện mức độ phù hơp của mô hình khá tốt.

Mức độ dự báo tính chính xác của mô hình, trong số câu trả lời là 31 trường hợp quan sát không trả được nợ thì dự đoán có 30 trường hợp không trả được nợ, với tỷ lệ dự đoán đúng là 96.8%. Trong câu trả lời cho 169 trường hợp quan sát sẻ trả được nợ thì dự đoán có 169 trường hợp trả được nợ với tỷ lệ dự đoán đúng là 100% .Vậy trung bình dự đoán đúng số trường hợp trả được nợ và không trả được nợ là 99.5%.

Với kết quả của nghiên cứu thì biến Tuổi của chủ hộ mang dấu (-) với mức ý nghĩa 5% (p-value = 0.05 = α =0.05), đồng nghĩa với việc yếu tố này có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng KHCN của ngân hàng. Kết quả thống kê của mô hình cho thấy tuổi của khách hàng mang dấu (-) đúng với giả thuyết kỳ vọng ban đầu. Số tuổi của khách hàng từ 18 tuổi đến 55 tuổi là độ tuổi có khoảng thu nhập ổn định và chắc chắn hơn so với khách hàng có số tuổi cao, do họ ít tạo ra nguồn

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí