Nguyên Nhân Dẫn Đến Các Hạn Chế Trên Tại Nhno&ptnt Việt

lại ở phương pháp định lượng và chưa chi tiết hoá các nhóm nợ để có giải pháp cụ thể và kịp thời trong quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tiến tới quản lý nợ có vấn đề theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với các chuẩn mực và quy tắc quốc tế.

- Công tác trích lập và xử lý rủi ro chưa thực sự hoàn hảo

Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế sau:

+ Việc xác định dư nợ trích lập dự phòng rủi ro tại các chi nhánh chưa đầy đủ, chưa theo đúng tinh thần của Quyết định 493 (vì chưa quan tâm đến các yếu tố định tính).

+ Các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam mặc dù đã có sự quan tâm sâu sát đến công tác trích lập song vẫn còn tồn tại một số chi nhánh thực hiện không chính xác, kịp thời,… gây ảnh hưởng đến công tác tổng hợp và xử lý rủi ro chung cho toàn hệ thống.

+ Tại một số chi nhánh, công tác thu hồi nợ đã được xử lý còn chưa được quan tâm đúng mực, chưa đề ra các biện pháp triệt để, tích cực do đó, kết quả thu hồi các khoản nợ được xử lý còn thấp.

- Mặc dù đã cố gắng tăng vốn chủ sở hữu bằng nhiều giải pháp như trích lập từ lợi nhuận để lại, dự phòng chung, phát hành GTCG dài hạn… song đến cuối năm 2010 chỉ số tỷ lệ an toàn vốn đạt 7.07% thấp hơn qui định 0.93%. Chỉ số lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu thấp với các NHTM khác.

- Cơ cấu dư nợ cho vay và đầu tư / tổng nguồn vốn huy động luôn ở mức cao trên 85%. Nguồn vốn trung và dài hạn còn hạn chế, chưa thực sự quản lý tốt cơ cấu tài sản nợ nên thường gặp khó khăn về thanh khoản vào những thời điểm nhạy cảm như cuối năm niên độ tài chính.

- Hệ thống kế toán quản trị chưa hoàn thiện, việc tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản, lãi suất, tỷ giá chưa bài bản, chưa gắn với kết cấu, kỳ đáo hạn của nguồn vốn, tài sản và trạng thái ngoại tệ.

- Thu nhập qua các năm chưa ổn định, chênh lệch lãi suất ròng thấp, cơ cấu thu nhập chưa hợp lý, thu lãi cho vay vẫn là nguồn thu chủ yếu, thu ngoài tín dụng thấp, độ bền vững chưa cao, lãi dự thu chiếm tỷ trọng lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

- Chi phí hoạt động, điểm hòa vốn ở mức cao, tỷ lệ chi phí hoạt động tính trên tổng tài sản bình quân các năm từ 2001 – 2010 trên 2% năm, chi về trích lập dự phòng RRTD lớn bình quân 1,77%/tổng dự nợ cho vay và đầu tư.

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên tại NHNo&PTNT Việt

Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 22

Nam:

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan:

Một là: Chậm đổi mới về mô hình tổ chức bộ máy tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

Nhìn chung thời gian qua mô hình này đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Có thể khẳng định NHNo&PTNT đang áp dụng mô hình quản lý cũ, lạc hậu.

Để chuyên môn hóa trong quản lý nghiệp vụ, Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam có những thời điểm có hơn 35 Ban nghiệp vụ, sự điều hành chung và phối hợp giữa các ban không tốt, dẫn tới sự chỉ đạo chồng chéo, thiếu hiệu quả, ảnh hưởng đến thực hiện các chính sách của ngân hàng. Mô hình tổ chức các phòng, ban tín dụng của các ngân hàng tiên tiến được hình thành, sắp xếp theo đối tượng khách hàng, nhóm sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng khách hàng và hạn chế rủi ro. Nhưng cho đến nay mô hình tổ chức các phòng, ban tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam được sắp xếp theo các loại hình nghiệp vụ.

Bộ máy tín dụng theo mô hình quản lý cũ, lạc hậu cũng là nguyên nhân làm cho chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chậm đổi mới. Các

Ban, Phòng ở Trụ sở chính trông chờ, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong việc hoạch định chính sách mới. Thói quen truyền thống, chưa mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng các mô hình quản lý tín dụng của các định chế tín dụng nông nghiệp, nông thôn tiến tiến của thế giới, chưa tổ chức tốt các hội thảo khoa học chuyên ngành...

Hai là: Một số quy định về quản lý tín dụng nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng mới ban hành chưa thật sự phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế do chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của yêu cầu “an toàn” trong hoạt động tín dụng.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh, chính sách phân loại nợ của NHNo&PTNT Việt Nam có phần “dễ dãi” so với thông lệ quốc tế. Nếu NHNo&PTNT qui định chặt chẽ, trong khi các NHTM khác thì dễ dàng hơn, thì năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT sẽ giảm. Đây là vấn đề có tính lôgic mà chính sách quản lý tín dụng vĩ mô của NHNN phải chú ý để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, bản thân NHNo&PTNT cần phải kiên quyết hơn trong việc đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Ba là: Rủi ro lãi suất, giảm hiệu quả sinh lời của vốn tín dụng xuất phát từ việc chưa có qui định cụ thể trong lựa chọn và áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thả nổi. Thể hiện:

- Ngoại trừ các khoản cho vay dài hạn, thời gian qua phần lớn các hợp đồng tín dụng ngắn hạn và trung hạn các chi nhánh NHNo&PTNT đều lựa chọn phương thức ký với khách hàng áp dụng hình thực lãi suất “cố định” trên cơ sở thỏa thuận của hai bên tại thời điểm ký hợp đồng. Các khoản cho vay trước tháng 1/2008 với mức lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến từ 1%- 1,05% thì đến quý II, quý III – 2008 nay các chi nhánh NHNo&PTNT bị thua lỗ vì mức trả phí sử dụng vốn cho NHNo&PTNT Việt Nam là 1,15% tháng. Nguyên nhân là do các Chi nhánh không lựa chọn hình thức lãi suất cho vay điều chỉnh theo định kỳ, trong khi lãi suất huy động vốn tăng đột biến từ

tháng 2/2008. Hoặc huy động vốn từ cuối quý I-2008 đến hết quý III – 2008 với lãi suất cao, lên tới 1% - 1,4%/năm nhưng từ quý IV – 2008 đến nay, cuối năm 2009 lãi suất cho vay giảm mạnh, xuống còn 10,5% năm, các chi nhánh vẫn phải trả lãi người gửi tiền với lãi suất cao (nhất là lãi tiền gửi bậc thang có kỳ hạn lên tới 19%). [13]

- Phần lớn các hợp đồng tín dụng ký với khách hàng đều lựa chọn hình thức trả lãi theo kỳ trả nợ gốc. Điều này dẫn tới ngân hàng vừa chịu lãi thiệt hại đơn, vừa thiệt hại kép, khả năng sinh lời của tiền lãi thu được bị suy giảm. Nguyên nhân là do NHNo&PTNT chưa áp dụng hình thức lãi nhập gốc theo định kỳ. Mặt khác, là để đối phó với việc phải xếp loại nợ vay ở nhóm có chất lượng thấp do khách hàng chậm trả lãi.

Bốn là: Khả năng kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nội dung quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế.

Tình trạng nói trên do hai nguyên nhân chủ yếu:

+ Thứ nhất, hệ thống công nghệ quản lý tín dụng lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu quản lý tín dụng tập trung. NHNo&PTNT Việt Nam đang thực hiện đề án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng IPCAS (Intra-Banking payment customer accounting system - hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng) để khắc phục tồn tại này nhưng triển khai chậm, còn nhiều lỗi phát sinh và một số bất cập khác về tính ổn định của hệ thống cũng như trình độ của người sử dụng.

+ Thứ hai, bộ máy kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng đang trực thuộc sự điều hành và quản lý của Giám đốc các chi nhánh, do đó, hiệu lực kiểm tra giám sát độc lập không cao. Cán bộ kiểm tra và kiểm soát vẫn có những mối quan hệ về gia đình, tình cảm và nể nang nên chất lượng kiểm tra, kiểm soát chưa cao.

Năm là: Chất lượng nguồn nhân lực không cao sử dụng chưa thật sự hợp lý. Đội ngũ nhân viên đông, tuổi đời cao.

Điều này nói lên rằng có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, nhưng khả năng nắm bắt nghiệp vụ mới, ứng dụng công nghệ tin học để quản lý tín dụng sẽ có thể bị hạn chế.

Ở một khía cạnh khác, chất lượng nhân viên tuyển mới đôi khi không cao bằng các NHTM khác, trong khi đó, cũng như các NHTM quốc doanh khác, NHNo&PTNT Việt nam cũng phải đối diện với bài toán “chảy máu chất xám” do những nhân viên có năng lực, kinh nghiệm thường bị lôi cuốn bởi chế độ tiền lương, thưởng… và dẫn tới xu hướng rời bỏ NHNo&PTNT.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Một là, cơ chế chính sách chưa phù hợp và việc triển khai còn chậm

- Quyết định 67/TTg chậm được tổng kết, đánh giá trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, nhất là kinh tế hộ sản xuất khu vực đồng bằng Bắc bộ có những đặc thù so với các vùng khác. Cho đến năm 2010, mới được cơ bản điều chỉnh bằng Nghị định 41/CP.

- Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, hộ gia đình triển khai chậm. Tại một số địa phương đến đầu quý IV năm 2009 mới đạt tỷ lệ trên 60% số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên tổng số hộ cần được cấp.

- Thực hiện Thông tư liên tịch số 05 của Liên Bộ: Tư pháp – Tài nguyên môi trường, đối với các khoản cho vay của các chi nhánh NHNo&PTNT khu vực đồng bằng Bắc bộ có tài sản thế chấp thì phải đăng ký qua Phòng Tài nguyên môi trường của các quận, huyện, thay cho việc đăng ký hay xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã như trước đây. Song thời gian quy định đăng ký giao dịch trong vòng 5 ngày là quá dài so với thực tế nhu cầu vốn của các hộ kinh doanh khi vay vốn tại các chi nhánh NHNo&PTNT khu vực đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời thực tế 5 ngày chưa thể đăng ký được mà thường kéo dài hơn, thường phải mất tới 7 – 10 ngày. Hộ sản xuất vay vốn phải đi lại xa nhiều lần với nhiều thủ tục rườm rà. Bên cạnh

đó do nhiều hồ sơ xin đăng ký xuất hiện liên tục trong ngày tạo áp lực quá tải cho các Phòng tài nguyên môi trường quận, huyện. Hơn nữa các Phòng tài nguyên môi trường không thể hiểu rõ thực trạng tài sản bằng chính Uỷ ban nhân dân phường, xã. Bởi vậy quy định này cần sớm được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

- Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt thấp, mẫu hợp đồng thế chấp không phù hợp với các Thông tư liên ngành, gặp nhiều khó khăn trong đăng ký giao dịch bảo đảm, cho vay chậm, làm giảm khả năng cạnh tranh.

- Sau hơn 8 năm triển khai thực hiện Quyết định 488/2000/QĐ - NHNN5 ngày 27/11/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc “Ban hành quy định về việc phân loại Tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức Tín dụng” đã mang lại kết quả hết sức to lớn, giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam tổ chức tốt việc phân loại dư nợ tín dụng để có biện pháp quản lý tín dụng có hiệu quả; đặc biệt, giúp các NHTM trích lập dự phòng để chủ động xử lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thay thế Quyết định 488/2000/QĐ - NHNN5, vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm trong việc áp dụng phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng sát với thông lệ quốc tế hiện nay đang gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng cũng như sự phát triển của nền kinh tế, trong đó có các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam.

Trước hết, điểm qua những khác biệt cơ bản về phân loại tài sản “Có” giữa Quyết định 488/2000/QĐ - NHNN5 với thông lệ quốc tế:

Thứ nhất, về cách phân loại khoản vay: thông lệ quốc tế phân thành khoản vay có giá trị lớn và giá trị thấp; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN không căn cứ vào cách phân loại này.

Thứ hai, về đối tượng được phân loại: thông lệ quốc tế phân loại tài sản có rủi ro nội bảng và tài sản có rủi ro của các cam kết ngoại bảng cân đối kế toán; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN phân loại tài sản có rủi ro nội bảng.

Thứ ba, về tiêu chí phân loại: thông lệ quốc tế kết hợp cả tiêu chí “quá khứ” và tiêu chí “triển vọng”; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN chỉ căn cứ vào tiêu chí quá khứ.

Thứ tư, về cách phân nhóm tài sản rủi ro: thông lệ quốc tế phân thành 5 nhóm: chuẩn, cần chú ý, dưới chuẩn, khó đòi và không thể thu hồi; Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN cũng phân thành 5 nhóm được thay đổi, qui định tại quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN, nhưng chưa cụ thể. Thông lệ quốc tế phân nhóm theo danh mục tín dụng, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN không phân nhóm theo danh mục tín dụng mà phân theo nợ trong hạn và nợ quá hạn theo mức độ thời gian quá hạn.

Thứ năm: quan điểm về nợ quá hạn trong phân nhóm nợ: thông lệ quốc tế xem nợ quá hạn là các khoản nợ vay vi phạm cam kết trả nợ gốc và lãi (không loại trừ đã được gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ); Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN xem nợ quá hạn là các khoản nợ vay vi phạm cam kết trả nợ gốc và lãi (loại trừ nợ đã được gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ).

Hai là quy định về trích lập dự phòng rủi ro cũng có sự khác biệt lớn so với thông lệ quốc tế:

- Về thời gian trích lập dự phòng rủi ro: thông lệ quốc tế mang tính cập nhật cao; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN chỉ trích lập 4 lần trong một năm, vào ngày cuối cùng của tháng thứ hai hàng quí.

Những khác biệt nêu trên làm cho lượng trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN còn quá nhỏ so với thông lệ quốc tế.

Theo các quy định hiện hành tại Quyết định 67/TTg và các văn bản có liên quan của Chính phủ và của NHNN, hộ nông dân vay tới 10 triệu đồng,

hộ làm kinh tế trang trại vay tới 20 triệu đồng, hộ nuôi trồng giống thuỷ sản vay dưới 50 triệu đồng và hộ khắc phục nạn cúm gia cầm cũng được vay dưới 50 triệu đồng, đều không phải thế chấp. Đây là một thuận lợi lớn cho hộ nông dân, tạo điều kiện cho hàng nghìn tỷ đồng vốn nhanh chóng đến được với sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Nhưng theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN của NHNN thì nếu món vay nào không có tài sản thế chấp phải trích lập dự phòng rủi ro. Kiểm toán quốc tế cũng không chấp nhận cho không có tài sản thế chấp. Do đó nếu trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy chế mới và theo thông lệ quốc tế thì NHNo&PTNT Việt Nam phải trích lập một khối lượng tiền rất lớn.

Cũng theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN, thì nếu một khế ước của một khách hàng bị nợ quá hạn thì chuyển toàn bộ các khế ước của khách hàng đó sang nợ quá hạn. Song một hộ sản xuất trong khu vực đồng bằng Bắc bộ hiện nay quan hệ có thể không chỉ riêng chi nhánh NHNo&PTNT, mà còn quan hệ chi nhánh NHTM khác. Do đó một khế ước của hộ sản xuất đó tại một chi nhánh NHTM chuyển sang nợ quá hạn, nhưng các khế ước cũng của hộ sản xuất đó tại các chi nhánh NHTM khác hay của NHTM khác do không biết, do khách hàng che dấu, nên không được chuyển sang nợ quá hạn. Dẫn tới quy định không nghiêm và không phản ánh đúng thực chất của khách hàng đó, hay dư nợ của khách hàng đó tại các chi nhánh NHTM hay NHTM khác. Quá trình đầu tư vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn nói riêng và cho nền kinh tế nói chung ở nước ta đang trong quá trình chuyển đổi theo xu hướng hội nhập. Vì vậy việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế cũng cần có bước chuyển đổi để phù hợp với thực tế của Việt Nam. Đồng thời tháo gỡ những vướng mắc nói trên tạo thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư về nông thôn, đầu tư cho nông nghiệp.

Ba là, một số quy định về đảm bảo tiền vay và tài sản đảm bảo thiếu văn bản hướng dẫn rõ ràng:

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí