Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất thực: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát. Hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất thực có hai loại:
Lãi suất thực tính trước (dự tính): là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng theo đúng những thay đổi dự tính về lạm phát.
Lãi suất thực tính sau: là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi trên thực tế về lạm phát.
Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát Hoặc Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
• Căn cứ vào mức ổn định của lãi suất
Lãi suất ổn định: là lãi suất áp dụng cố định trong suất thời hạn vay. Nó có ưu điểm: Người gửi tiền và vay tiền biết trước số tiền lãi được trả và phải trả. Nhưng nhược điểm là bị ràng buộc vào một lãi suất nhất định trong một thời hạn nào đó dù cho các loại lãi suất khác thay đổi như thế nào.
Lãi suất thả nổi: Là lãi suất có thể thay đổi lên xuống và có thể báo trước hoặc không báo trước. Lãi suất thả nổi có lợi cho cả hai bên khi nhận và trả tiền đều tính theo một lãi suất chung là lãi suất hiện tại.
1.2.1.3.Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank Việt Nam - 1
- Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank Việt Nam - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Gap Sự Thay Đổi Lãi Suất Và Sự Thay Đổi Thu Nhập Lãi
- Sự Không Phù Hợp Về Kì Hạn Của Nguồn Và Tài Sản
- Đánh Giá Chung Về Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Agribank
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Lãi suất với tăng trưởng kinh tế: Trong điều hành kinh tế vĩ mô, lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ được các NHTW sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trung gian về đầu tư, tiết kiệm, tiêu dùng, lạm phát, tỷ giá hối đoái… là các mục tiêu giúp đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng kinh tế.
Lãi suất với đầu tư: Lãi suất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vì lãi suất chính là chi phí cơ hội của đầu tư. Nếu chi phí cơ
hội của một quyết định đầu tư cao thì đầu tư sẽ giảm và ngược lại, nếu chi phí cơ hội của một quyết định đầu tư thấp thì sẽ tạo động lực để gia tăng đầu tư. Như vậy, lãi suất và đầu tư có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Điều này có thể giải thích như sau: Nếu mức giá không đổi, khi lãi suất ở mức thấp thì tiền lãi phải trả (nếu đi vay để đầu tư) hoặc lợi tức nhận được nếu gửi tiền vào ngân hàng (đầu tư bằng vốn tự có) thấp, do đó, đầu tư để xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, trang thiết bị… sẽ tăng lên vì chi phí cơ hội của quyết định đầu tư này là thấp. Ngược lại, khi lãi suất ở mức cao thì tiền lãi phải trả cho ngân hàng (nếu đi vay) hoặc lợi tức nhận được (nếu gửi tiền vào ngân hàng) cao; kết quả là đầu tư giảm vì tiền được gửi vào ngân hàng để lấy lợi tức hoặc khách hàng sẽ vay ít hơn để đầu tư vì chi phí cơ hội của quyết định đầu tư này là cao.
Lãi suất với tiết kiệm và tiêu dùng: Lãi suất có mối quan hệ cùng chiều với tiết kiệm trong khi lãi suất lại vận động ngược chiều với tiêu dùng. Nếu lãi suất ở mức cao thì người dân sẽ dành nhiều tiền hơn để gửi vào ngân hàng vì lúc này lợi tức tiền gửi nhận được là cao, kết quả là tiết kiệm có xu hướng tăng lên trong khi tiêu dùng lại có xu hướng giảm xuống vì lãi suất cao thì tín dụng tiêu dùng cũng cao. Ngược lại, nếu lãi suất ở mức thấp thì sẽ không đủ hấp dẫn để thu hút những khoản tiết kiệm từ người dân làm cho tiết kiệm có xu hướng giảm trong khi người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn vì tín dụng tiêu dùng thấp. Vì vậy, lãi suất được xem như một chi phí cơ hội của tiêu dùng.
Lãi suất với hoạt động của NHTM: Với chìa khóa trong tay là lãi suất, các NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các tổ chức khác trong nền kinh tế để phân bổ đến nơi thiếu vốn, đang cần vốn để mở rộng sản xuất hoặc để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Để hoạt động hiệu quả, các NHTM cần phải đặt ra các mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay hợp lý. Lãi suất huy động không được quá thấp vì như thế sẽ không khuyến khích dân chúng gửi tiền vào ngân hàng. Kết quả là NHTM gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho vay. Một mức lãi suất huy
động hợp lý sẽ
giúp các NHTM huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ
dân
chúng. Lãi suất cho vay của NHTM phải cao hơn lãi suất huy động và phải bù đắp được các chi phí cũng như rủi ro khác. Tuy nhiên, lãi suất cho vay không được quá cao vì như thế các doanh nghiệp, các hộ gia đình sẽ tìm các phương án thay thế khác thay vì phải vay tiền từ ngân hàng. Như vậy, các NHTM sẽ gặp khó khăn trong vấn đề cho vay. Một mức lãi suất cho vay hợp lý đủ để bù đắp các chi phí, rủi ro nhưng vẫn đảm bảo khả năng vay vốn cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình sẽ giúp các NHTM thu hút được nhiều khách hàng, đóng góp vào quá trình phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
1.1.3. Khái niệm rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Rủi ro lãi suất phát sinh đối với ngân hàng khi kỳ hạn đến hạn của tài sản có không cân xứng với kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ.
Quá trình chuyển hóa tài sản là một chức năng đặc biệt cơ bản của ngân hàng. Quá trình chuyển hóa tài sản bao gồm: Việc mua các chứng khoán sơ cấp, tức sử dụng vốn; Phát hành các chứng khoán sơ cấp, tức huy động vốn. Kỳ hạn và độ thanh khoản của các chứng khoán sơ cấp trong danh mục đầu tư thuộc tài sản có thường không cân xứng với các chứng khoán thứ cấp thuộc tài sản nợ. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro khi lãi suất thay đổi.
Trong hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá hối đoái và rủi ro lãi suất. Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ nghiên cứu về rủi ro lãi suất.
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Rủi ro lãi suất xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ; Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay: Trường hợp ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định nhưng cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi
suất sẽ
xuất hiện vì chi phí lãi phải trả
lớn hơn lãi thu được, làm giảm lợi
nhuận; Ngược lại, khi ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi nhưng cho vay, đầu tư với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả lớn hơn lãi thu được; Do có sự không phù hợp về khối lượng, thời hạn giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay; Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế làm cho vốn của ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay; Ngoài ra, khi lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản.
Khi rủi ro lãi suất xuất hiện sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng; giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng; làm giảm giá trị thị trường của tài sản có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Chúng ta có thể đánh giá rủi ro lãi suất thông qua các chỉ số sau:
Hệ số chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ số thu nhập lãi ròng cận biên NIM – Net Interer Margin)
Hệ số
rủi ro lãi suất ( R )
– Khe hở
nhạy cảm lãi suất (Interest rate
sensitive gap)
Khe hở kỳ hạn (Duration gap): Theo kinh nghiệm của các nước, để kiểm soát rủi ro lãi suất, các ngân hàng thực hiện các biện pháp: Mua bảo hiểm rủi ro
lãi suất để
chuyển giao toàn bộ
rủi ro lãi suất cho cơ
quan bảo hiểm chuyên
nghiệp; Áp dụng các biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn) để ngân hàng có thể linh động thay đổi lãi suất cho vay khi lãi suất thị trường thay đổi theo chiều hướng tăng; Áp dụng chiến lược chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất: Nếu ngân hàng có thể dự báo được chiều hướng thay đổi lãi suất, ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn một
cách hợp lý; Vận dụng các kỹ thuật bảo hiểm lãi suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn, Swap.
1.1.4. Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất
Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng quát, đấy là quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó. Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất.
Trong quá khứ, nói đến quản trị rủi ro phần lớn người ta nghĩ đến các hoạt động bảo hiểm. Đây là các dịch vụ trọn gói, trong đó người mua bảo hiểm sẽ không phải chịu các rủi ro trong trường hợp nó xảy ra. Tuy nhiên, khái niệm quản trị rủi ro ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Với những yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của người lao động, quản trị rủi ro đã trở thành một yếu tố quản trị ngày càng quan trọng như quản trị tài chính hay quản trị các nguồn lực khác trong tổ chức.
Quản trị rủi ro lãi suất là việc ngân hàng tổ chức một bộ phận nhằm nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ gây ra từ rủi ro lãi suất để từ đó có thể giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất thông qua việc lập nên những chính sách, chiến lược sử dụng các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục.
Trong những năm gần đây, các NHTM và các cơ quan quản lý tại nhiều
quốc gia trên thế
giới đã giành nhiều thời gian và công sức để
phát triển hệ
thống giám sát và quản lý rủi ro lãi suất lãi suất nhằm tách biệt danh mục tài sản có, tài sản nợ và lợi nhuận của ngân hàng khỏi ảnh hưởng tiêu cực của những biến động lãi suất. Dù lãi suất thay đổi, các ngân hàng luôn mong muốn đạt được thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định và đây chính là mục tiêu của ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro lãi suất.
Ở Việt Nam hiện nay, công tác quản trị rủi ro nhất là quản trị rủi ro lãi suất đang trở thành vấn đề được quan tâm của nhiều ngân hàng trong chiến lược kinh doanh của mình. Đây là một vấn đề mang tính chiến lược của nhiều ngân hàng khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO: Ngân hàng có nghiên cứu và công tác quản trị rủi ro tốt thì mới khẳng định được đẳng cấp, vị thế và giá trị của ngân hàng mình.
1.2. Nội dung quản trị rủi ro lãi suất
1.2.1. Nhận biết rủi ro và dự báo lãi suất
Rủi ro lãi suất có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, và hệ thống đo lường trong cách tiếp cận từng loại rủi ro lãi suất cũng rất đa dạng. Rủi ro lãi suất có thể nhận biết bằng nhiều cách song cách cơ bản nhất là xem xét kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ và mức độ biến động của lãi suất trên thị trường so với lãi suất mà ngân hàng kỳ vọng.
Các phương pháp nhận biết rủi ro lãi suất:
Chênh lệch kỳ hạn. Biến động lãi suất.
1.2.2. Đo lường rủi ro lãi suất
Hiện nay, trên thế giới có 3 mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất đang được các ngân hàng hiện đại áp dụng, đó là:
1.2.2.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn
Gọi MA là kì hạn đến hạn trung bình của danh mục TSC và ML là kì hạn đến hạn trung bình của danh mục TSN, ta có:
MA = và ML =
Trong đó:
WAi: tỷ trọng của TSC i trong tổng TSC (giá trị tính theo giá thị trường) WLj: tỷ trọng của TSN j trong tổng TSN (giá trị tính theo giá thị trường)
MAi: kì hạn đến hạn của TSC i MLj: Kì hạn đến hạn của TSN j Mức chênh lệch kì hạn = MA ML
Công thức trên nói lên kì hạn đến hạn của một danh mục TSC hoặc TSN bằng tỷ trọng trung bình của tất cả các kì hạn cấu phần trong danh mục tài sản. Ảnh hưởng của lãi suất lển bảng cân đối tài sản phụ thuộc vào tính chất và mức độ của sự không cân xứng các kì hạn giữa danh mục TSC và danh mục TSN của NH, tức là phụ thuộc vào tính chất của (MA – ML) là lớn hơn, bằng hay nhỏ hơn 0 và mức độ chênh lệch (MA – ML).
Khi lãi suất trên thị trường tăng thì giá trị thị trường của TSC và TSN đều giảm, song với giả thiết của ví dụ là TSC có kì hạn dài hơn TSN dẫn đến giá trị thị trường của TSC giảm nhiều hơn so với giá trị thị trường của vốn huy động.
Ta có : ΔE = ΔA – ΔL
Từ công thức trên có thể thấy rằng, khi lãi suất tăng làm giá trị của TSC giảm nhiều hơn so với mức giảm của TSN, NH phải trích từ vốn tự có của mình để bù đắp khoản lỗ này.
Hạn chế của mô hình kì hạn đến hạn là chưa đề lượng của TSC và TSN.
1.2.2.2. Mô hình định giá lại Mục đích
cập đến yếu tố
thời
Đo lường mức độ biến động thu nhập lãi ròng của NH trước sự thay đổi của lãi suất thị trường.
Nội dung
Phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toán nhằm xác định chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ TSC và lãi phải thanh toán cho vốn huy động sau một khoảng thời gian nhất định.
Cách thức
Phân loại TSC và TSN của NH thành hai nhóm: nhóm nhạy cảm với lãi suất và nhóm không nhạy cảm với lãi suất dựa trên tiêu chí mức độ biến động của thu nhập (chi phí) lãi khi lãi suất thị trường thay đổi.
TSC nhạy cảm lãi suất (RSA) là những tài sản có thể định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi: các khoản cho vay và chứng khoán sắp đáo hạn, chuẩn bị gia hạn hoặc đến kỳ điều chỉnh lãi, các khoản cho vay với lãi suất thả nổi…
TSN nhạy cảm lãi suất (RSL) là những nguồn vốn được định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi: những khoản tiền gửi sắp đến hạn phải trả, đến kỳ điều chỉnh lãi, những khoản tiền gửi với lãi suất thả nổi…
Công thức
Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất (Δ net interest income)
ΔNII = GAP x Δi
Với: Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất GAP = RSA RSL
Trong đó:
ΔNII: Mức độ thay đổi thu nhập lãi ròng từ lãi suất
GAP: Chênh lệch tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất Δi: Mức độ thay đổi lãi suất
RSA: Tài sản có nhạy cảm lãi suất RSL: Tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
Trong mỗi giai đoạn (ngày, tuần, tháng …) khi giá trị TSC nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị TSN nhạy cảm lãi suất tạo nên khe hở lãi suất dương, khi giá trị TSC nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị TSN nhạy cảm lãi suất tạo nên khe hở lãi suất âm.