Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank Việt Nam - 2

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Việt Nam đang hội nhập toàn cầu với môi trường kinh doanh quốc tế mở rộng và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, điều này làm cho môi trường kinh

doanh của Việt Nam có nhiều sự thay đổi, đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập

WTO và TPP. Việc hội nhập kinh tế vừa là những thách thức cũng như vừa là cơ hội để doanh nghiệp phát triển. Sự cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn do tính toàn cầu hóa của nền kinh tế, các đối thủ cạnh tranh nước ngoài với những ưu thế về công nghệ, vốn, quản lý…đang là những nguy cơ không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để tồn tại và phát triển trong một môi trường đầy thách thức như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn tìm ra những giải pháp phù hợp để không ngừng nâng cao và tạo ra các lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phat́ triển rất nhanh cả về số lượng các ngân hàng. Nới lỏng chính saćh đã làm gia tăng cạnh tranh trong ngành và làm tăng giátrị sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nhưng không khuyến khích được các ngân hàng phát triển một cách thận trọng và bền vững. Chính sự “bùng nổ”

của hệ thống ngân hàng trong một thời gian ngắn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

nguy cơ lớn tać động đến sự an toàn và lành mạnh của cả hệ thống. Đặc biệt, kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2016 đến nay và trong năm 2016 là sự biến động khó lường của những nền kinh tế lớn thế giới như Mỹ, Anh, Nga và sự bất ổn chính trị toàn cầu, càng làm cho môi trường kinh doanh trở nên khốc liệt hơn, trong bối cảnh thị trường thế giới khó khăn, tiǹ h hiǹ h kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng có những diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, các chính sách quản lí vĩ mô được điều chỉnh theo hướng kiểm soát được lạm phát nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đã đặt các Ngân hàng thương mại Việt Nam trước những rủi ro rất lớn đe dọa đến sự ổn định của hệ thống: nợ xấu tăng cao, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản....Đã có nhiều ngân hàng thương mại của Việt Nam hàng yếu kém đã phải sáp nhập

và bị mua lại bởi các Ngân hàng lớn như: Ngân hàng Southern Bank ­ sáp nhập vào Ngân hàng Sacombank; Sáp nhập giữa MHB và Ngân hàng BIDV; sáp nhập PG Bank vào VietinBank; Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông sáp nhập vào Ngân hàng MaritimeBank. Do đó để tồn tài và phát triển trong môi trường có sự cạnh tranh và đào thải khốc liệt đòi hỏi các Ngân hàng có các chiến lược, chính sách một cách toàn diện và hiệu quả. Một trong các chính sách quản tri rủi ro mà Ngân hàng cần phải chú trọng quan tâm đó là quản tri rủi ro lãi suất.

Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank Việt Nam - 2

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, là một trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất về tổng tài sản, nhân sự, mạng lưới. Tuy nhiên trong giai đoạn 2013 ­2016 Ngân hàng Agribank gặp nhiều khó khăn do hậu quả của thời kì phát triển “nóng” để lại: nợ xấu cao, hiệu quả đầu tư thấp, tỉ lệ khả năng chi trả ngay thường thấp hơn so với qui định, thu nhập lãi

ròng suy giảm, tỉ lệ an toàn vốn thấp, số cań bộ của Agribank bị bắt liên quan

đến hoạt động ngân hàng được thống kê nhiều nhất trong cać ngân hàng, … mà

một trong những nguyên nhân dẫn đến tiǹ h trạng đó là do những yếu kém của hệ thống quản trị, trong đó có quản trị rủi ro lãi suất của Agribank. Xuất phát từ những lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “ Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Agribank Việt Nam” để nghiên cứu và bảo vệ luận án thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng

Agribank Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro lãi suất cho Ngân hàng Agribank.

Để thực hiện những nội dung trên thì phải cần phải làm những công việc:

Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động quản trị rủi ro lãi suất Ngân hàng thương mại.

Vận dụng lí luận khoa học về phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất Ngân hàng để xem xét, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Agribank Việt Nam.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và phát hiện những nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất các giải pháp và phương hướng hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Agribank Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Agribank Việt Nam.


3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Agribank Việt Nam tại Hà Nội.

Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Agribank Việt Nam trong 5 năm 2012 – 2016.

4. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu mô tả, cùng với việc sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý bộ phận quản trị rủi ro và phân tích số liệu được thu thập tại các phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự và phòng kinh doanh trong Ngân hàng Agribank Việt Nam.

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị cũng như các cán bộ phòng hành chính nhan sự, phòng kế toàn tài chính, nhằm thu thập được các thông tin liên qua như: tình hình hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian quavà định hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới.

Thu thập các dữ

liệu cần thiết chủ

yếu tại phòng hành chính nhân sự,

phòng kế toán từ các nguồn sẵn có như tài liệu của phòng kế toán và phòng kinh doanh qua các năm 2014 ­2016, báo, tạp chí và internet.

4.2. Phương pháp xử lý số liệu

Tiến hành phân tích thống kê bằng kỹ thuật lập bảng, so sánh ngang , so

sánh chéo các số liệu thu được, sắp xếp theo thứ tự các dữ liệu đã được thu

thập, rút ra mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu đã thực hiện và đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu và các phương hướng làm cơ sở đưa ra giải pháp.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn


5.1. Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị cho Ngân hàng Agribank Việt Nam trong việc tăng cường công tác quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, luận văn cũng là nguồn tài liệu tham chiếu hữu ích và thiết thực trong công tác hoạch định công tác quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khác.

6. Kết cấu luận văn


Ngoài Mở đầu, Kết luận và các Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro lãi suất của các Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng Agribank Việt Nam giai đoạn 2012 ­2016.

Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Agribank Việt Nam.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm quản trị rủi ro


a. Khái niệm rủi ro

Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Nó là một yếu tố khách quan nên con người không thể loại trừ được hết mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như những thiệt hại do chúng gây ra. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro nhưng nhìn chung có thể chia làm 2 quan điểm:

Theo quan điểm truyền thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.

Theo quan điểm trung hòa: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực: Rủi ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội, thời cơ. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng đo lường rủi ro, chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những tiêu cực và phát huy được những cơ hội tích cực mang lại từ rủi ro.

Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định.

b. Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm các

bước: Nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và tài trợ rủi ro.

1.1.2. Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất


1.1.2.1. Khái niệm lãi suất

Lãi suất là một trong những vấn đề hết sức phức tạp. Nó là một công cụ

rất nhạy cảm trong điều hành chính sách tiền tệ của mọi NHTW đặc biệt ở

những nước đang phát triển. Vì vậy, có rất nhiều cách hiểu về lãi suất, trong đó chúng ta có thể đưa ra một số khái niệm cơ bản về lãi suất như sau:

Lãi suất là một phạm trù kinh tế khách quan, mang tính chất tổng hợp và đa dạng. Nó là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức phải trả trên tổng số vốn đi vay trong một thời gian nhất định (năm, quí, tháng, ngày v.v..). Lãi suất được biểu hiện dưới dạng số tuyệt đối, đó chính là lợi tức tín dụng. Như vậy lợi tức tín dụng là khoản tiền phải trả cho việc vay mượn quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định (Nguyễn Minh Kiều (2010), Giáo trình Quản trị rủi ro Tài chính, tr 12 ­13, Nhà xuất bản tài chính).

Lãi suất là giá cả sử dụng tiền vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời gắn liền với hoạt động kinh tế liên quan đến hoạt động gửi tiền và vay tiền. Đồng thời, lãi suất còn là công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHTW mỗi nước. Nó đóng vai trò như một đòn bẩy kinh tế trong nền kinh tế thị trường, tín dụng Ngân hàng phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể sử dụng vốn (người vay vốn) với chủ thể sở hữu vốn (người thừa vốn) theo nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn kèm theo lãi ở thị trường vốn người mua người bán rất quan tâm đến giá cả tiền tệ đó chính là lãi suất hay giá cả của quyền sử dụng vốn trong một thời kỳ nhất định.( Nguyễn Văn Tiến, (2010) Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, tr 20­21, Nhà xuất bản Thống kê)

1.2.1.2. Phân loại lãi suất

• Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng:

Lãi suất tiền gửi: là lãi suất trả cho các khoản tiền gửi. Nó được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền.

Lãi suất tiền vay: là lãi suất người đi vay phải trả cho Ngân hàng do việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng. Nó được áp dụng để tính lãi mà khách hàng phải trả cho Ngân hàng.

Lãi suất chiết khấu : áp dụng khi Ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá

và được khấu trừ ngay khi Ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng. Lãi suất

chiết khấu được trả trước cho ngân hàng chứ không trả sau như lãi suất tín dụng thong thường.

Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi Ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho các Ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán cho các Ngân hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ

% trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi Ngân hàng

Trung ương cấp vốn tiền vay cho Ngân hàng. Thông thường lãi suất tái chiết

khấu nhỏ hơn lãi suất chiết khấu.

Lãi suất liên Ngân hàng: là lãi suất mà Ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên Ngân hàng.

Lãi suất cơ bản: Là lãi suất được các Ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ổn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Theo Luật Dân sự Việt Nam, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp 150% lãi suất cơ bản.

Lãi suất tín dụng Nhà nước: áp dụng khi Nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu.

Lãi suất tín dụng tiêu dùng: áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao động vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

• Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/04/2024