Một số liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế trên thế giới và giải pháp cho việc thành lập liên minh chiến lược ở Việt Nam - 12

Phụ lục: Lịch sử gia nhập Star Alliance của các thành viên


* Tháng 5/1997: liên minh ra đời do 5 thành viên sáng lập là Air Canada (Canada), Lufthansa (Đức), Hãng hàng không Scandinavie, Thai Airways International (Thái Lan) và United Airlines (Mỹ).

* Tháng 10/1997: hãng Varig (Brazil) tham gia liên minh.

* Năm 1999: hãng Ansett Australia (Australia), hãng All Nippon Airways (Nhật Bản) và hãng Air New Zealand (New Zealand) trở thành thành viên của liên minh.

* Năm 2000: hãng Singapore Airlines (Singapo), hãng BMI (Anh), hãng Mexicana (Mexico), Austrian Airlines (gồm cả Tyrolean Airways và Lauda Air) tham gia liên minh.

* Năm 2001: hãng Ansett Australia phá sản.

* Năm 2003: liên minh đón nhận các thành viên mới là Asiana Airlines (Hàn Quốc), LOT Polish Airlines (Ba Lan) và Spanair (Tây Ban Nha).

* Năm 2004: hãng US Airways gia nhập liên minh. Trong năm này, Star Alliance có thêm các hội viên mới là Adria Airways (Slovania), Croatia Airways (Croatia) và Blue 1 (Phần Lan) với tư cách là những hội viên vùng.

Năm 2004, hãng Mexicana chuyển sang liên minh Oneworld.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

* Năm 2005: hãng TAP Portugal (Bồ Đào Nha) tham gia liên minh. Hãng America West Airlines, sau khi sáp nhập vào US Airways đã mặc nhiên trở thành thành viên của Star Alliance từ năm 2005.

* Năm 2006: hãng Swiss International Airlines (Thuỵ Sĩ) và South Africa Airways gia nhập liên minh.

Một số liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế trên thế giới và giải pháp cho việc thành lập liên minh chiến lược ở Việt Nam - 12

* Năm 2007: hãng Varig (Brazil) rời liên minh ngày 31/1/2007. Đồng thời liên minh cũng tiếp nhận hai thành viên đến từ Trung Quốc là Air China và Shanghai Airlines, gia nhập ngày 12/12/2007.

* Năm 2008: hãng Turkish Airlines trở thành thành viên toàn phần thứ 20 của liên minh kể từ 1/4/2008 và hãng Egypt Air gia nhập liên minh ngày 11/4/2008, trở thành thành viên toàn phần thứ 21 của liên minh.

* Năm 2009: hãng Brussels Airlines đã chính thức là thành viên thứ 22 của Star Alliance kể từ 23/3/2009.

* Dự kiến:

Năm 2010: hãng Air India sẽ tham gia liên minh Star Alliance.

Ngày 25/10/2009: Continental Airlines (Mỹ) sẽ gia nhập liên minh.

Vào khoảng cuối năm 2009, hãng TAM Airlines (Brazil) sẽ trở thành thành viên của liên minh.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ 3

1.1. Khái niệm về liên minh chiến lược 3

1.2. Lợi ích của việc tham gia liên minh chiến lược 5

1.2.1. Khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô 6

1.2.2. Học hỏi từ các đối tác trong liên minh 8

1.2.3. Hợp tác để chuyên môn hoá 8

1.2.4. Mở rộng thị trường 9

1.2.5. Tạo cơ hội mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới 10

1.3. Phân loại liên minh chiến lược 10

1.3.1. Căn cứ theo yếu tố vốn 11

1.3.2. Căn cứ theo mức độ bền vững 14

1.4. Một số vấn đề cần lưu ý khi tham gia liên minh chiến lược 18

1.4.1. Cần có sự tương thích về mục tiêu 18

1.4.2. Có khả năng tận dụng các lợi thế chiến lược của nhau 18

1.4.3. Biết chấp nhận sự phụ thuộc tương đối lẫn nhau 19

1.4.4. Cần có sự cam kết và tin cậy lẫn nhau 19

1.4.5. Có cơ chế giải quyết mâu thuẫn rõ ràng 20

CHƯƠNG II TÌM HIỂU MỘT SỐ LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC TRONG

KINH DOANH QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI 22

2.1. Liên minh giữa General Motors và Toyota 22

2.1.1. Đôi nét về General Motors 23

2.1.2. Đôi nét về Toyota 27

2.1.3. Giới thiệu về liên minh giữa General Motors và Toyota 29

2.1.4. Lợi ích và kết quả của liên minh 31

2.1.5. Bài học từ liên minh 35

2.2. Liên minh hàng không Star Alliance 36

2.2.1. Giới thiệu về liên minh 36

2.2.2. Lợi ích và kết quả của liên minh 39

2.2.3. Bài học từ liên minh 47

2.3. Liên minh giữa General Electric và SNECMA (SAFRAN) 48

2.3.1. Đôi nét về General Electric 49

2.3.2. Đôi nét về SNECMA 51

2.3.3. Giới thiệu về liên minh giữa GE và SNECMA 52

2.3.4. Kết quả của liên minh 53

2.3.5. Bài học từ liên minh 55

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP CHO VIỆC THÀNH LẬP LIÊN MINH CHIẾN

LƯỢC Ở VIỆT NAM 57

3.1. Thực trạng liên minh chiến lược ở Việt Nam 57

3.1.1. Liên minh chiến lược giữa Công ty Kinh Đô và Nutifood 58

3.1.2. Liên minh chiến lược giữa FPT Telecom và EVN Telecom 62

3.1.3. Liên minh chiến lược giữa các doanh nghiệp bán lẻ (Hapro, SATRA, Saigon Co.op và tập đoàn Phú Thái) 65

3.2. Triển vọng cho việc thành lập liên minh chiến lược ở Việt Nam 71

3.2.1. Xu hướng hình thành liên minh chiến lược ở các nước trên thế giới 71

3.2.2. Nhà nước khuyến khích thành lập các liên minh chiến lược 73

3.2.3. Các doanh nghiệp ý thức được vai trò của liên minh chiến lược để nâng

cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 74

3.3. Giải pháp cho việc thành lập liên minh chiến lược 77

3.3.1. Về phía Nhà nước 78

3.3.2. Về phía doanh nghiệp 79

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Phụ lục: Lịch sử gia nhập Star Alliance của các thành viên 88

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022