Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào - 2

6.3.3. Quản trị chất lượng tín dụng để giảm thiểu rủi ro 169

6.3.4. Quản trị nhân sự trong lĩnh vực Ngân hàng 172

6.3.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin ngân hàng 172

6.3.6. Quản trị tốt chất lượng thẩm định tín dụng 174

6.3.7. Quản trị việc xây dựng chiến lược khách hàng. 174

6.3.8. Tăng cường hoạt động thu nợ 177

6.3.9. Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh 177

6.3.10. Tăng cường công tác bảo hiểm tín dụng 178

6.3.11. Thực hiện tốt việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 178

6.4. Hạn chế của luận án 179

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 6 180

KẾT LUẬN CHUNG

Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào - 2

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. CNH- HĐH: Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

2. CBTD: Cán bộ tín dụng.

3. DN: Doanh Nghiệp

4. DNTD: Doanh nghiệp tín dụng.

5. NHTM: Ngân hàng thương mại

6. NHNN: Ngân hàng nhà nước

7. NH: Ngân hàng

8. NQH: Nợ quá hạn.

9. NPL: Tỷ lệ nợ xấu.

10. NMS: Thành viên mới của EU

11. SX-KD: Sản xuất- kinh doanh

12. TMCP: Thương mại cổ phần

13. TCTD: Tổ chức tín dụng

14. TDNH: Tín Dụng ngân hàng

15. RRTD: Rủi ro tín dụng.

16. LLR: Các khoản cho vay dự trữ tổn thất.


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Thống kê các biến trong mô hình 94

Bảng 3.2: Mô tả các biến trong mô hình 96

Bảng 3.3: Bảng mô tả các biến trong mô hình 100

Bảng 4.1: Bảng vốn điều lệ của các NHTM ở Lào năm 2013 104

Bảng 4.2:Tổng nguồn vốn huy động các NHTM Lào 2008-2013 106

Bảng 4.3:Tổng nguồn vốn huy động theo từng loại hình ngân hàng ở Lào 107

Bảng 4.4: Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại các NHTM Lào giai đoạn 2008-2013 108

Bảng 4.5: Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng trong giai đoạn 2008-2013 109

Bảng 4.6: Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ở Lào giai đoạn 2008-2013 110

Bảng 4.7: Lãi suất huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng NHTM Lào giai đoạn 2008-2013 111

Bảng 4.8: Lãi suất tiết kiệm trên 12 tháng ở Lào trong giai đoạn 2008-2013 112

Bảng 4.9: Tổng hợp hoạt động tín dụng của các NHTM Lào 113

Bảng 4.10: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay giai đoạn 2008-2013 114

Bảng 4.11: Doanh số cho vay theo loại hình sở hữu 117

Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo loại hình sở hữu ngân hàng 120

Bảng 4.13: Tổng dư nợ cho vay theo thời hạn: 121

Bảng 4.14: Hiệu suất sử dụng nguồn vốn huy động 122

Bảng 4.15: Tổng dư nợ cho vay theo thời hạn 123

Bảng 4.16:Tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ giai đoạn 2008 – 2013 124

Bảng 4.17: NQH theo loại hình sở hữu 125

Bảng 4.18: Lãi suất cho vay ngắn hạn (1 năm) giai đoạn 2008-2013 127

Bảng 4.19: Lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn ở Lào 128

Bảng 4.20. Bảng phân cấp nợ tại Lào giai đoạn 2008-2013 129

Bảng 5.1: Thống kê số người tham gia khảo sát 144

Bảng 5.2: Kết quả khảo sát 145

Bảng 5.3: Kết quả mô hình với đối tượng cá nhân 145

Bảng 5.4: Kết quả mô hình đối tượng Doanh Nghiệp 148

Bảng 5.5: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy 151

Bảng 5.6: Bảng thống kê mô tả các biến chạy trong mô hình 152

Bảng 5.7: Bảng hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 152

Bảng 5.8: Kết quả hồi quy mô hình 3SLS cho ô hình (1) 153

Bảng 5.9: Bảng thống kê mô tả các biến chạy trong mô hình (2) 154

Bảng 5.10: Bảng hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình: 155

Bảng 5.11: Kết quả chạy mô hình Random Effect cho mô hình (2). 155

Bảng 5.12: Kết quả chạy GMM cho mô hình (2) 156

Bảng 5.13: Bảng mô tả các biến trong mô hình logit 157

Bảng 5.14: Kết quả mô hình logit 158


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức các NHTM ở Lào năm 2010. 102

Hình 4.1:Tỏng vốn huy động qua các năm 106

Hình 4.2: Nguồn vốn huy động qua các năm. 107

Hình 4.3: Biến động lãi suất huy động giai đoạn 2008 - 2013 109

Hình 4.4: Biến động lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng trong giai đoạn 2008-2013 110 Hình 4.5: Biến động lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ở Lào giai đoạn 2008-2013

.................................................................................................................................111

Hình 4.6: Biến động lãi suất huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng NHTM Lào giai đoạn 2008-2013 112

Hình 4.7: Biến động lãi suất tiết kiệm trên 12 tháng ở Lào trong giai đoạn 2008- 2013 113

Hình 4.8: Doanh số thu nợ ở Lào trong giai đoạn 2008-2013 114

Hình 4.9: Cơ cấu cho vay theo thời hạn. 115

Hình 4.10: Doanh số cho vay theo loại hình sở hữu 117

Hình 4.11:Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay 118

Hình 4.12:Doanh số thu nợ theo loại hình sở hữu ngân hàng 120

Hình 4.13: Tổng dư nợ cho vay theo thời hạn 121

Hình 4.14: Cơ cấu NQH 124

Hình 4.15: NQH theo loại hình sỡ hữu 126

Hình 4.16:Lãi suất cho vay ngắn hạn (1 năm) giai đoạn 2008-2012 127

Hình 4.17:Lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn ở Lào 128


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Lào đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của đất nước: kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng GDP với tốc độ cao và ngày càng ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Với hệ thống ngân hàng gồm 3 NHTM NN,3 NHTM Liên doanh, 7 NHTM Tư Nhân, 16 chi nhánh nước ngoài, có thể nói hệ thống ngân hàng thương mại Lào đang có những bước tiến vượt bậc.. Nhiều NHTM đã chuyển hướng mạnh mẽ sang cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển ổn định, đa dạng, hướng sản xuất các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời chất lượng hoạt động tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM cũng không ngừng được nâng cao, hạn chế rủi ro tín dụng. Đây là kết quả của việc đổi mới quản trị tín dụng theo hướng tiếp cận với các thông lệ quốc tế.Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì việc cạnh tranh với các NHTM nước ngoài hay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là một điều khó khăn, vì việc tiếp cận vốn cùng với khả năng quản trị của các ngân hàng đó khá tốt. Điều này gây bất lợi cho các ngân hàng thương mại Lào.

Vì thế công tác quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM tại Lào đang gặp không ít khó khăn và đang đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, đặc biệt là cần tìm ra giải pháp để tiếp tục mở rộng về qui mô và nâng cao chất lượng tín dụng. Cần phải làm thế nào để nâng cao chất lượng cho vay mà vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng về quy mô tín dụng đang là sự quan tâm lớn của các nhà quản trị điều hành và đội ngũ CBTD các nhà quản lý ngân hàng. Từ trước đến nay đã có một số đề tài và công trình nghiên cứu về tín dụng, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể và có tính cập nhật về quản trị hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM cổ phần tại Lào. Từ thực tế đó luận án đã chọn đề tài: “QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG


THƯƠNG MẠI TẠI LÀO” để nghiên cứu là xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó đang đặt ra trong thực tiễn ở nước Lào hiện nay.

1.2. Mục đích nghiên cứu của luận án

- Hệ thống hóa để rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế.

- Phân tích rõ thực trạng quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM tại Lào trong giai đoạn hiện nay.

- Đưa ra những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của quản trị hoạt động tín dụng tại các NHTM Lào; trên cơ sở đó đưa ra giải pháp đối với quản trị tín dụng của NHTM tại Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung vào nghiên cứu quản trị tín dụng NHTM nói chung tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM Lào và do hạn chế về thời gian và quy mô nên luận án chủ yếu là tập trung nghiên cứu chính quản trị hoạt động tín dụng dưới góc độ quản trị nguồn vốn huy động, quản trị tăng trưởng tín dụng và quản trị nợ xấu của hệ thống NHTM Lào.

+ Thực trạng được tập trung nghiên cứu là giai đoạn 2008-2013.

1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

1.4.1. Tổng quan phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật tự nhiên, biện chứng duy vật lịch sử trong nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp luận này dẫn đường cho việc nghiên cứu sẽ cho phép trong nghiên cứu đứng trên quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển, đồng thời vận dụng các nguyên lý của phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và trong vận động. Điều đó cho phép trong nghiên cứu xác định, phân loại những mối liên hệ của quản trị tín dụng với hoạt động ngân hàng; xem xét quản trị tín dụng với hoạt động chủ yếu là cho vay… xem xét quản trị tín


dụng của các NHTM tại Lào trong các hình thức vận động, giúp đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và phù hợp với thực tế hơn.

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp định tính, định lượng như đã nêu trên để kiểm định và đưa ra những quan điểm của từng cá nhân, tổ chức và các chuyên gia để đưa ra các nhận định về những ưu nhược điểm từ đó đưa ra những đề xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Lào.

Luận án còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, phương pháp quy nạp, đến các phương pháp điều tra và khảo sát điển hình, tổng hợp và phân tích, phương pháp toán, với sự trợ giúp của các phần mềm tính toán và tham khảo các công trình nghiên cứu khác có liên quan để làm nổi bật và sâu sắc nội dung nghiên cứu của đề tài.

1.4.2. Thu thập và phân tích dữ liệu

1.4.2.1. Thu thập dữ liệu

Giai đoạn đầu của thu thập dữ liệu là việc xác định nguồn dữ liệu nghiên cứu, mẫu biểu và cách tiến hành điều tra. Nghiên cứu này tập trung vào việc quản trị họa động tín dụng của các NHTM tại Lào. Lựa chọn này được biện luận như sau:

Thứ nhất, các NHTM tại Lào được coi là chủ thể quan trọng đối với mọi hoạt động kinh tế- xã hội Lào. Số lượng giao dịch tín dụng mà trong đó cho vay là rất lớn, do vậy việc phát sinh rủi ro tín dụng tại các NHTM là một điều tất yếu , nên nghiên cứu về quản trị họat động tín dụng của các Lào là một vấn đề cấp bách.

Thứ hai, sự phát triển của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội khác là rất lớn do vậy hoạt động tín dụng ngân hàng sẽ rất phức tạp.

Thứ ba, dữ liệu được thu thập tại các nguồn như báo cáo tài chính của các NHTM Lào, các số liệu từ cơ quan thống kê… Các số liệu dùng để phân tích được lấy từ số liệu thứ cấp, đây là kỹ thuật lấy dữ liệu, mẫu biểu đơn giản, dễ kiểm tra và có thực.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí