Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao su 75 - 2


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Lợi ích cộng tác của các bên trong chuỗi cung ứng 34

Bảng 1.2: Đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng bằng mô hình SCOR 37

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Cao su 75 45

Bảng 2.2: Tổng giá trị tài sản của Công ty 46

Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu lao động của Công ty 46

Bảng 2.4. Cơ cấu máy móc – thiết bị của Công ty 49

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh 51

Bảng 2.6. Các mặt hàng chính của công ty 54

Bảng 2.7 : Năng lực sản xuất các dây chuyền chính tại Cao su 75 60

Bảng 2.8 : Phân loại các đơn hàng 61

Bảng 2.9: Năng lực sản xuất trong 1 ca sản xuất 63

Bảng 2.10: Chi phí mua hàng của công ty 64

Bảng 2.11: Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp 64

Bảng 2.12: Thông tin xác định lượng mua vật tư mành bạt 65

Bảng 2.13: Thông tin xác định lượng mua vật tư cáp thép, vải 66

Bảng 2.14: Thông tin xác định lượng mua vật tư than đen, cao su 67

Bảng 2.15 : Khối lượng sử dụng trung bình tháng 68

Bảng 2.16: Thống kê giao hàng của nhà cung cấp 69

Bảng 2.17: Chi phí vận tải của công ty năm 2020 71

Bảng 2.18: Bảng tỉ lệ giao hàng đúng yêu cầu của khách hàng. 75

Bảng 2.19 : Bảng tỉ lệ giao hàng đúng hạn. 75

Bảng 2.20: Bảng thống kê nguyên nhân giao hàng trễ 76

Bảng 2.21: Bảng chi phí hoạt động Logistic trong chuỗi cung ứng 77

Bảng 2.22: Bảng chu kỳ thời gian hoàn thành đơn hàng 78

Bảng 2.23: Chỉ số quay hàng tồn kho 78

Bảng 3.1: Các mục tiêu Công ty xác định đến năm 2025 85

Bảng 3.2: Dự báo sản lượng tiêu thụ sản phẩm cao su của Công ty trên thị trường 2022-2025 86

Bảng 3.3: Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp 96


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất 9

Hình 1.2. Mô hình hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR) 14

Hình 1.3. Ba nội dung chính trong hoạch định chuỗi cung ứng 16

Hình 1.4: Mô hình chuỗi cung ứng đẩy 17

Hình 1.5: Mô hình chuỗi cung ứng kéo 17

Hình 1.6: Chiến lược chuỗi cung ứng kết hợp kéo – đẩy 18

Hình 1.7: Chiến lược sản xuất hàng dự trữ 19

Hình 1.8: Chiến lược sản xuất theo đơn đặt hàng 20

Hình 1.9: Chiến lược sản xuất theo thiết kế đặt hàng 20

Hình 1.10.: Quy trình thu hồi 31

Hình 1.11: Quy mô các ứng dụng EPR 33

Hình 2.1: Mô hình chuỗi cung ứng của Công ty TNHH MTV Cao su 75 56

...................................................................................................................................59

Hình 2.2: Mô hình chuỗi cung ứng đẩy tại Công ty 59

Sơ đồ 1.1: Quá trình hoạch định sản xuất 19

Sơ đồ 1.2: Quá trình hoạch định mua hàng 23

Sơ đồ 1.3: Quá trình hoạch định phân phối 27

Sơ đồ 1.4: Quá trình hoạch định thu hồi 29

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy Công ty TNHH MTV Cao su 75 44

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu diện tích phân bổ của Công ty 48

Sơ đồ 2.2: Các nhóm đối tượng khách hàng chính của công ty 52

Sơ đồ 2.3 : Mô hình phân phối tại Công ty 71

Sơ đồ: 3.1: Đề xuất mô hình dự báo 88


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



BQP

- Bộ quốc phòng

BTP

- Bán thành phẩm

DN

- Doanh nghiệp

IE

- Internet Explorer

KHVT

- Kế hoạch vật tư

MTV

- Một thành viên

NCC

- Nhà cung cấp

NTD

- Người tiêu dùng

NXB

- Nhà xuất bản

PX

- Phân xưởng

RFID

- Radio Frequency Identification

SCC

- Supply Chain Council

SCM

- Supply Chain Management

SCOR

- Supply Chain Operations Research)

TCCNQP

- Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

TNHH

- Trách nhiệm hữu hạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao su 75 - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cung ứng là quá trình đảm bảo nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dịch vụ, cho hoạt động của tổ chức hoặc doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng có hiệu quả. Bắt đầu từ thập niên 1980 được coi như thời kỳ mở đầu của quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM). Và cụ thể vào năm 1982, thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng - SCM lần đầu xuất hiện và được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên nhiều tờ báo, tạp chí ở một số quốc gia. Quản trị chuỗi cung ứng về cả mặt lý luận lẫn thực tiễn, đã trở thành một phần không thể thiếu của sản xuất – phân phối và tiêu dùng của các nước trên thế giới. Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng là tổng hợp các hoạt động thiết kế, vận hành và cải tiến các hệ thống giúp sản xuất và phân phối các sản phẩm dịch vụ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su 75 là doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng – Bộ quốc phòng chuyên sản xuất các mặt hàng cao su kỹ thuật phục vụ cho Quân đội và nền kinh tế quốc dân từ năm 1968 đến nay, cũng rất quan tâm tới vấn đề quản trị chuỗi cung ứng. Sản phẩm của Công ty đa dạng về chủng loại và mang tính kỹ thuật cao như chịu dầu, chịu nhiệt, chịu hoá chất …Với bề dày trên 50 năm xây dựng và phát triển, những năm qua công ty đã cung cấp nhiều loại sản phẩm cao su có tính năng kỹ thuật cao phục vụ cho các Quân binh chủng, các ngành kinh tế quốc dân trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm chính của Công ty gồm băng tải cao su, ống cao su các loại như ống chịu áp, ống chịu xăng dầu, ống dẫn nước ăn, các sản phẩm phụ tùng cao su kỹ thuật… Chất lượng sản phẩm được quản lý theo Hệ thống quản lý ISO 9001: 2015.

Với bối cảnh kinh doanh toàn cầu hiện nay, cạnh tranh trên thị trường đang rất khốc liệt, các doanh nghiệp, tập đoàn đối mặt với cả sự suy giảm, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, sự đứt gãy của thị trường thế giới… thì Công ty TNHH MTV Cao su 75 cũng chịu ảnh hưởng. Doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng với đó là gia tăng mức độ phục vụ khách hàng, cũng như cần phải kết hợp với các doanh nghiệp khác và mỗi doanh nghiệp tập trung vào


những hoạt động mà mình làm tốt nhất. Mỗi doanh nghiệp có thể theo kịp tỷ lệ thay đổi và học hỏi, trau dồi những nghiệp vụ, kỹ năng mới cần thiết để cạnh tranh trong kinh doanh. Chuỗi cung ứng của công ty là phần thiết yếu để công ty tiếp cận thị trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường, và chiến lược kinh doanh của công ty. Đó cũng chính là lý do tác giả nghiên cứu đề tài: “Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao su 75” nhằm tìm ra những bất cập trong quản trị chuỗi cung ứng tại công ty, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục, hoàn thiện.

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. Một số công trình nghiên cứu ngoài nước

Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã nhắc đến thuật ngữ “chuỗi cung ứng”, “quản trị chuỗi cung ứng”. Thuật ngữ này xuất hiện từ cuối những năm 1980 và bắt đầu trở nên phổ biến từ những năm 1990 trở lại đây, đã có khá nhiều quan điểm tiếp cận để xác định một chuỗi cung ứng hàng hóa. Trong đó, xu hướng chung là xem xét các thành phần tham gia một chuỗi cung ứng và mối quan hệ cộng tác, phối hợp trong chuỗi.

Năm 1994, Hội đồng Chuỗi cung ứng (Supply Chain Council –SCC) đã phát triển Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (Supply Chain Operation Reference Model –SCOR Model) để cung cấp một cấu trúc nền tảng giúp các thành viên tái thiết kế các quy trình kinh doanh trong chuỗi cung ứng, trong đó có: hoạch định, mua hàng, sản xuất, giao hàng, thu hồi

Tiếp đến, M.Lambert, C. Cooper, D. Pagh (1999) trong Diễn đàn chuỗi cung ứng toàn cầu (GSCF) có xác định 8 quy trình chính tạo nên cốt lõi của quản lý chuỗi cung ứng, chạy theo chiều dài của chuỗi cung ứng và cắt ngang các hoạt động chức năng của doanh nghiệp, bao gồm: marketing, nghiên cứu và phát triển, tài chính, sản xuất, mua, logistic

2.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước

- An Thị Thanh Nhàn (2021), Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Thống kê. Trong cuốn sách này, tác giả đã giới thiệu và phân tích kiến thức về quản


trị chuỗi cung ứng mới nhất hiện nay, có thể thấy đây là những kiến thức về quản trị chuỗi cung ứng rất mới mẻ và hiện đại do tác giả nghiên cứu. Đây là tài liệu tổng quát và xuất bản mới nhất thời điểm hiện nay, nên vừa cung cấp những lý thuyết cơ bản nhất về quản trị chuỗi cung ứng, vừa cập nhật những vấn đề hiện đại, trở thành công trình có tính học thuật cao. Chúng ta có thể kế thừa từ công trình này những kiến thức về khái niệm, mục tiêu và khung quản trị chuỗi cung ứng; sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng; phạm vi của quản trị chuỗi cung ứng. Tài liệu này cũng cung cấp những nội dung lý thuyết về hoạch định chuỗi cung ứng và lập kế hoạch sản xuất; mua và quản lý nguồn cung; phân phối và thu hồi trong chuỗi cung ứng; quản lý thông tin chuỗi cung ứng; cộng tác trong chuỗi cung ứng. Phần có giá trị của tác phẩm này là có giá trị tham khảo về cách thức đo lường và đánh giá hiệu quả của quản trị chuỗi cung ứng cũng như những cách thức quản trị rủi ro của chuỗi cung ứng.

- Nguyễn Công Bình (2008), Quản lý chuỗi cung ứng, NXB Thống kê Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã giới thiệu về các thành phần của chuỗi cung ứng bao gồm các công ty và các hoạt động kinh doanh cần thiết để thiết kế, sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm hàng hóa/dịch vụ. Tốc độ phát triển của nền kinh tế và sự bất ổn của thị trường đã khiến các công ty cần tìm hiểu rõ về chuỗi cung ứng, để xây dựng và tham gia vào những chuỗi cung ứng mạnh, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mỗi chuỗi cung ứng của công ty đều tập trung vào 5 lĩnh vực: (1) Sản xuất; (2) Hàng tồn kho; (3) Vị trí; (4) Vận chuyển; (5) Thông tin

Trong công trình này cũng đưa ra những gợi ý cho các doanh nghiệp để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả là đòi hỏi cải tiến đồng thời các mức độ dịch vụ khách hàng và tính hiệu quả các hoạt động nội bộ của công ty trong chuỗi cung ứng.

- Đoàn Thị Hồng Vân (2011), Nghiên cứu chuỗi cung ứng và giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, NXB Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Trong công trình này, tác giả giới thiệu về chuỗi cung ứng, phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.


- Trần Thị Thu Hương (2019), Phát triển logistic ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Thương mại

Luận án đã đưa ra một vấn đề rất thức thời hiện nay là phát triển logistic ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Luận án trên cơ sở lý thuyết về đối tượng, quy trình dòng logistic ngược đã phân tích thực trạng logistic ngược tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam giai đoạn từ 2013 – 2018, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển logistic ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam được đề xuất cho đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt.

- Lê Thị Thủy (2013), Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH một thành viên cao su Kon Tum, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

Từ cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, trong đó những nội dung chính trong quản trị chuỗi cung ứng bao gồm: dự báo và hoạch định nhu cầu; định vị cơ sở vật chất; quản trị tồn kho và phân chia rủi ro; thu mua; kho hàng; tác giả đã phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH một thành viên cao su Kon Tum. Và tác giả có đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty: thứ nhất là hoàn thiện công tác dự báo, thứ 2 là tăng diện tích cao su trồng mới, thứ 3 là tiến hành dồn điền đổi thửa; thứ 4 là nâng cao năng lực hoạt động của các nhà máy chế biến; thứ 5 là đầu tư nhà máy chế biến kết hợp với đổi mới công nghệ chế biến;thứ 6 là rút ngắn thời gian tiếp nhận mủ cao su; thứ 7 là hoàn thiện mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi.

- Nguyễn Thị Lan Hương (2016), Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần giấy Vạn Điểm, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thương mại

Tác giả Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, đặc biệt có đưa ra một số chỉ tiêu hoạt động có thể sử dụng để đánh giá, đo lường chuỗi cung ứng: thời gian, chất lượng, tài chính, chỉ tiêu khác


Luận văn cũng đóng góp vào việc phân biệt quản trị chuỗi cung ứng với quản trị logistic ở các điểm như: tầm ảnh hưởng, mục tiêu; công việc; phạm vi hoạt động

Sau đó, tác giả luận văn đã phân tích tổng quan ngành giấy Việt Nam và thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần giấy Vạn Điểm giai đoạn 2013- 2015. Tác giả phân tích thực trạng dựa trên cơ sở của mô hình quản lý chuỗi cung ứng SCOR, bao gồm phân tích về: hoạt động mua hàng; hoạt động sản xuất; hoạt động tồn trữ; hoạt động phân phối; hoạt động quản lý khách hàng. Cuối cùng tác giả đưa ra cụ thể các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng của Công ty, có giá trị tham khảo rất cao.

Như vậy, các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước nêu trên đã tổng hợp phân tích về quản trị chuỗi cung ứng trên mặt lý thuyết và thực trạng một số doanh nghiệp cũng như sản phẩm. Với đặc thù và không trùng lặp của đề tài luận văn của mình, cao học viên sẽ kế thừa có chọn lọc từ những công trình trên, làm cơ sở để hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH MTV Cao su 75

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn:

Tập hợp cơ sở lý luận cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản

xuất.

Phân tích, đánh giá thực trạng, tình hình quản trị chuỗi cung ứng cao su của

Công ty TNHH một thành viên cao su 75

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng của Công ty.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào chuỗi cung ứng sản phẩm cao su kỹ thuật của Công ty TNHH MTV Cao su 75

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/03/2023