Công Tác Quyết Toán Dự Án Hoàn Thành Và Nợ Đọng Xdcb


năm do tính cấp thiết của từng chương trình mà trung ương hỗ trợ nên chưa chuẩn bị kỹ lưỡng về thủ tục đầu tư, về điều kiện vật chất, không thể có tiến độ kịp thời và cho phép giải ngân được.

Nguồn vốn khác có tỷ lệ giải ngân thấp do đây cơ bản là các nguồn vốn bổ sung trong năm, vốn ứng trước kế hoạch năm. Nhìn chung, nhóm vốn này quy trình xét duyệt, thẩm tra và phân bổ vốn có đặc thù riêng, hơn nữa đặc điểm các nguồn này lại cân đối cho các mục tiêu cụ thể nên kế hoạch không chỉ được phân bổ đầu năm mà rải rác bổ sung giữa hoặc cuối năm.

2.2.4.4. Công tác quyết toán dự án hoàn thành và nợ đọng XDCB

Quyết toán dự án hoàn thành là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Sở Tài chính Bắc Giang, quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện theo Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 và Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

Trong giai đoạn vừa qua thực hiện chỉ thị số 27/CT-TTG ngày 27/12/2013 của Thủ Tướng chính phủ về việc tăng cường đầy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước, UBND tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành 3 văn bản để tổ chức thực hiện chỉ thị, cũng như chỉ đạo đôn đốc các đơn vị có liên quan trực tiếp đến hiện thực việc lập thanh tra, thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: Công văn 23/UBND-KT ngày 06/01/2014; Công Văn số 944/UBND-KT ngày 15/04/2014; Công Văn số 1060/ UBND-KT ngày 25/4/2018.

Về phân công nhiệm vụ: Chủ tịch UBND tỉnh đã phân công rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quản lý quyết toán dự án hoàn thành tại văn bản số 994/UBND-KT ngày 15/04, cụ thể là:

+ Sở Tài chính có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo cơ quan tài chính cấp Huyện báo cáo tình hình thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành; đề xuất với chủ tịch UBND tỉnh các giải pháp xử lý dứt điểm quyết toán.


+ Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện nghiêm việc xử phạt đối với các chủ đầu tư, nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán công trình theo quy định hiện hành.

Trong thời gian qua công tác quyết toán dự án hoàn thành đã đạt được kết quả nhất định, đặc biệt từ sau khi thực hiện chỉ thị 27/CT-TTg ngày 27/11/2013. Tuy nhiên một số chủ đầu tư chưa quan tâm thực sự và chưa hiểu được tầm quan trọng của công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành, công tác quyết toán vốn đầu tư chậm so với thời gian quy định, nhiều dự án quyết toán chưa đúng với chế độ chính sách hiện hành, chủ yếu mắc là tính toán sai định mức, đơn giá, quyết toán sai khối lượng hoàn thành, áp giá sai so với giá dự thầu nên giá trị giảm trừ sau quyết toán thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.9: Tình hình quyết toán dự án hoàn thành từ NSNN các dự án thuộc các cơ quan cấp Tỉnh quản lý được Sở Tài chính thẩm định giai đoạn 2015 - 2019

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Số dự án

Dự án

551

488

505

408

501

Tổng mức đầu tư

Tỷ đồng

2.607,6

3.756,99

3.628,56

2.603,22

4.025,63

Giá trị đề nghị QT

Tỷ đồng

2.381,35

3.292,23

2.983,08

2.210,59

3.806,56

Giá trị được QT

Tỷ đồng

2.373,4

3.273,73

2.969,84

2.195,94

3.524,63

Giá trị giảm trừ

Tỷ đồng

7,59

18,5

13,24

14,65

281,93

Tỷ lệ giảm trừ

(%)

0,34

0,56

0,44

0,66

7,40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang - 11

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang)

2.2.4.5. Công tác thanh, kiểm tra của cơ quan Tài chính trong lĩnh vực quản lý vốn ĐTXDCB

Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019 được Sở Tài chính Bắc Giang đặc biệt chú trọng, nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản.


Theo đó, kế hoạch thanh tra theo từng năm của Sở Tài chính được xây dựng trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện công tác thanh tra năm trước. Đối tượng, nội dung đưa vào Kế hoạch thanh tra từng năm là các đơn vị không trùng lặp với Kế hoạch của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra tỉnh Bắc Giang và Thanh tra các Sở, Thanh tra các huyện, thành phố. Đồng thời, bám sát nhiệm vụ quản lý của ngành Tài chính, của tỉnh gắn với việc thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

Để triển khai thực hiện tốt kế hoạch thanh tra của ngành, Giám đốc Sở giao Chánh Thanh tra Sở thông báo kế hoạch đến các đơn vị, tổ chức theo quy định. Các đoàn thanh tra lập kế hoạch chi tiết cho từng cuộc thanh tra, xác định rõ nội dung công việc, phương pháp tiến hành, nhân sự Đoàn thanh tra, duy trì, thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo định kỳ; kiểm tra kiểm soát chặt chẽ các Đoàn thanh tra trong việc chấp hành quy trình, quy chế, giám sát đoàn thanh tra theo đúng quy định; tăng cường kỷ cương, kỷ luật đối với cán bộ công chức.

Bảng 2.10: Tổng hợp công tác thanh tra trong lĩnh vực đầu tư XDCB của cơ quan Thanh tra Tài chính

ĐVT: đồng


STT

Nội dung

Thu về

TK tạm giữ

Thu về đơn vị

Giảm trừ

Xử lý khác

Tổng


Tổng

7,956,774,568

684,976,706

2,772,746,441

2,527,598,500

16,329,103,035


Năm 2015

1,493,627,100

20,074,000

0

413,820,800

1,927,522,200

1

Trường THPT

Ngô Sĩ Liên

171,201,000




171,201,000

2

UBMTTQ tỉnh

Bắc Giang

20,726,000



2,000,000

22,726,000

3

Sở y tế

229,579,000

7,049,300



236,628,300

4

DTNT Lục

Ngạn

120,947,000




120,947,000

5

Sở XD

48,835,000




48,835,000

6

Chi cục QLTT

4,703,910

13,025,000



17,728,910

7

NSNN huyện

Yên Dũng

772,142,190




772,142,190


8

BV ĐK Sơn

Động

-




-

9

BQL rừng

Cấm Sơn

76,817,000




76,817,000

10

NSNN xã Tân

Dĩnh

48,676,000



411,820,800

460,496,800


Năm 2016

1,689,966,781

72,776,800

53,770,500

34,445,000

1,850,959,081

1

NSNN TT

Bích Động



7,925,000


7,925,000

2

Hội chữ thập

đỏ


4,750,800



4,750,800

3

XDCB 6

trường THPT

77,980,000




77,980,000

4

TTYT các

huyện

1,432,547,000



5,000,000

1,437,547,000

5

Trường THPT

Yên Dũng số 1

-




-

6

Tỉnh đoàn

19,167,000




19,167,000

7

Chi cục BV

MT

-

-

-

-

-

8

NSNN huyện

hiệp Hòa

106,536,781


45,845,500

29,445,000

181,827,281

9

Xã Thái Đào

32,033,000




32,033,000

10

Sở NN&PTNT

21,703,000

68,026,000



89,729,000


Năm 2017

612,596,040

17,950,000

403,376,000

1,216,320,000

2,250,242,040

1

Sở Công

thương

12,479,000




12,479,000

2

BV ĐK Hiệp

Hòa

113,404,500




113,404,500

3

Đài PTTH BG

41,740,040



11,778,000

53,518,040

4

Chi cục Chăn

nuôi Thú y

14,662,000




14,662,000

5

Xã Xuân

Hương



23,424,000


23,424,000

6

NS Lục Nam

310,555,000

17,950,000

379,952,000

1,204,542,000

1,912,999,000

7

NS xã Hồng

Thái

8,648,500




8,648,500


8

Ban Dân tộc

tỉnh

21,916,000




21,916,000

9

Bệnh viện Sản

Nhi BG

89,191,000




89,191,000


Năm 2018

2,453,131,915

574,175,906

1,694,529,941

863,012,700

5,584,850,462

1

BV Tâm thần

16,760,000




16,760,000

2

NTM Thành

phố

42,422,500

35,732,000



78,154,500

3

NTM Yên

Dũng

147,741,000




147,741,000

4

Chi cục tiêu

chuân ĐL

119,412,000

-

-

-

119,412,000

5

Trường Lạng

Giang 3

50,727,900



4,216,400

54,944,300

6

Chi cục Kiểm

lâm

228,314,630

3,500,000



231,814,630

7

NS Thọ Xương

33,348,000




33,348,000

8

NSNN Yên

Thế

316,288,782

534,943,906

673,820,702


1,525,053,390

9

NSNN Lục

Ngạn

1,428,749,103


1,020,709,239

858,796,300

3,308,254,642

10

Sở TT &TT

69,368,000




69,368,000


Năm 2019

1,707,452,732

63,850,000

620,710,000

1,097,531,000

4,715,529,252

1

BQL Sở Nông

nghiệp

82,222,900





2

TT YT Lục

Ngạn

159,409,000

48,644,000




3

BV Ung Bướu

110,147,225





4

NSNN huyện

Việt Yên

546,760,017

15,206,000

347,205,000



5

Sử dụng đất

28,819,000





6

Sử dụng đất

Lục Nam

341,833,258





7

NSNN huyện

Tân Yên

438,261,332


273,505,000

1,097,531,000


(Nguồn: Báo cáo Sở Tài chính)


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH BẮC GIANG VỪA QUA

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Thực tế hoạt động đầu tư từ vốn NSNN cho XDCB ở tỉnh Bắc Giang thời gian qua đã cho thấy tỉnh Bắc Giang tập trung cao độ huy động vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư, sử dụng linh hoạt các hình thức đầu tư, khơi dậy và phát động được toàn dân tham gia đầu tư. Kết quả là từ một tỉnh mới tái lập tới nay diện mạo, bức tranh kinh tế đã thay đổi, đã thấy hình ảnh mới, vùng kinh tế rõ rệt. Xu thế phát triển kinh tế của tỉnh tương đối phù hợp với vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Bắc Giang đã có quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng thành phố Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh, phát triển theo hướng văn minh, bền vững, thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị loại II và tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I vào năm 2020; kinh tế thành phố phát triển nhanh, bền vững; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tạo tiền đề vững chắc để phát triển thành phố ở giai đoạn tiếp theo, xây dựng thành phố đảm bảo được chức năng là vùng động lực cho sự phát triển chung. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua Sở Tài chính Bắc Giang được thể hiện qua các tiêu chí như sau:

Công tác quy hoạch, chiến lược: việc định hướng đầu tư đã cơ bản bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đề ra qua các kỳ đại hội. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ginag đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là căn cứ quan trọng cho việc chi đầu tư từ NSNN nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng. Các chiến lược trên đã được kế hoạch hóa thành các chương trình, dự án; công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB cũng có bước tiến đáng kể và ngày càng hoàn thiện. Các


dự án được phê duyệt trên địa bàn tỉnh do được khảo sát, tư vấn thiết kế phù hợp và sát với điều kiện thực tế của địa phương; công tác thẩm định về cơ bản được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, nhìn chung việc thực hiện điều chỉnh, cắt giảm quy mô, tổng mức đầu tư các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh.

Phân bổ vốn đầu tư: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã tập trung vào các công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp cho đầu tư phát triển của tỉnh trong các lĩnh vực quan trọng như giao thông, thủy lợi, văn hóa. Công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB có bước tiến mới theo hướng tập trung và ưu tiên cho những công trình quan trọng, bức xúc, các công trình chuyển tiếp, hạn chế tối đa khởi công mới, nợ đọng trong XDCB dần được kiểm soát;

Việc thực hiện công tác phân cấp vốn đầu tư XDCB: trong thời gian qua đã tạo được sự chủ động, linh hoạt việc bố trí vốn cho các công trình, dự án quan trọng, bức xức, đáp ứng kịp thời nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của các cấp. Từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đầu tư. Bên cạnh đó, việc phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư công trình trong hạn mức quy định đã tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án đầu tư, chủ động thực hiện dự án, giảm bớt các thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn cấp huyện. Đồng thời, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin cho”, đảm bảo công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn và quản lý đầu tư xây dựng. Công tác quản lý ngân sách đầu tư cũng như khả năng cân đối ngân sách của cấp huyện, cấp xã từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quản lý đầu tư xây dựng. Giảm bớt áp lực cho các đơn vị cấp tỉnh trong việc quản lý, giám sát, cân đối bố trí vốn cho các công trình cấp huyện, cấp xã.

Công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán của những dự án đầu tư XDCB từ NSNN: Đã có được sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Xây dựng (cơ quan quản lý chuyên ngành), Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành có liên quan khác của tỉnh. Thủ tục hành chính trong XDCB được cải thiện; Thời gian thẩm định, kiểm soát


thanh toán được rút ngắn hơn, đơn giản hóa hồ sơ và quy trình thủ tục thẩm định nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định dự án; đồng thời trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn quy định. Việc thẩm định thiết kế, dự toán dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, quy trình kỹ thuật, đơn giá, định mức chế độ chính sách quản lý xây dựng của nhà nước đã phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong thiết kế kỹ thuật và cắt giảm những chi phí không cần thiết, tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí cho NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

Công tác lựa chọn nhà thầu: đang từng bức thực hiện công khai minh bạch. Tình trạng chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu đã từng bước được khắc phục. Chất lượng công tác tư vấn và thẩm định kết quả đấu thầu ngày càng được nâng cao, việc áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng mang lại hiệu quả cao, lựa chọn được các nhà thầu chất lượng.

Công tác giải ngân thanh toán vốn: được thực hiện tương đối tốt, sự phối hợp giữa Kho bạc nhà nước và các đơn vị nhịp nhàng, đảm bảo giải ngân kịp thời, đạt tỉ lệ cao, chất lượng kiểm soát đã được nâng cao, bám sát các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các bộ ngành và UBND tỉnh. Vai trò kiểm soát chi NSNN trong đầu tư XDCB được phát huy góp phần nâng cao chất lượng đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Công tác thanh tra, giám sát đầu tư : Tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành việc sử dụng ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán và các huyện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quản lý điều hành và chấp hành việc chi tiêu ngân sách nhằm thực hiện tốt luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật phòng chống tham nhũng trong việc sử dụng tài chính ở các cơ quan đơn vị. từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Nhiều dự án trọng điểm, dự án về nông thôn mới được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển nhưng được tập trung đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, tạo động lực thu hút các nguồn vốn đầu tư khác của

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí