Quản Lý Vốn Đầu Tư Xdcb Phải Đúng Mục Đích, Đúng Đối Tượng Theo Từng Dự Án


- Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm.

- Phát triển, thu hút nhân lực; phát triển sản phẩm chủ lực.

3.1.2.2 Quản lý vốn đầu tư XDCB phải đúng mục đích, đúng đối tượng theo từng dự án

Quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB xét về bản chất chính là quá trình thực hiện sự chuyển hóa vốn bằng tiền thành vốn bằng hiện vật để tạo nên những yếu tố cơ bản của sản xuất và đời sống. Mục đích của hoạt động đầu tư XDCB là nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Quản lý vốn đầu tư XDCB đúng mục đích, đúng đối tượng theo từng dự án có nghĩa là nguồn vốn đầu tư cho mục đích, đối tượng dự án nào thì phải sử dụng đúng mục đích, đối tượng của dự án đó. Không được sử dụng sai mục đích, sai đối tượng...hoặc không được điều chỉnh nguồn vốn dành cho dự án này sang cho dự án khác nếu không được cấp có thẩm quyền cho phép.

Quản lý vốn đầu tư XDCB phải gắn với mục tiêu phát triển KT-XH của từng lĩnh vực, từng ngành, từng địa phương và nhiệm vụ chung của toàn tỉnh. Trên cơ sở mục tiêu KT-XH của tỉnh đặt ra thì từng địa phương, từng ngành, từng lĩnh vực xác định yêu cầu và nội dung đầu tư XDCB cũng như nhu cầu vốn đầu tư cho phù hợp. Có như vậy mới phát huy thế mạnh của từng lĩnh vực, từng ngành, tạo ra sự cân đối đồng bộ trong phát triển kinh tế của từng địa phương. Việc quản lý vốn đầu tư XDCB còn phải hết sức lưu ý đến mối quan hệ phát triển KT-XH địa phương với phát triển KT-XH của đất nước, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng.

3.1.2.3. Quản lý vốn phải tiết kiệm, hiệu quả góp phần chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong đầu tư XDCB

Việc đầu tư XDCB đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn trong khi khả năng về vốn giành cho đầu tư chỉ có hạn nên phải quản lý vốn đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả. Đây là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, bởi quá trình đầu tư một dự án phải trải qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Phải xác định chủ trương và quy mô đầu tư sao cho phù hợp, đảm bảo tránh đầu tư dàn trải, lãng phí trong XDCB, phải ngăn cản không để tình trạng đầu tư theo cảm tính, phong trào. Sai lầm trong chủ trương đầu tư sẽ gánh chịu hậu quả to lớn và lâu dài.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Giai đoạn thực hiện đầu tư: Đây là giai đoạn thường có thời gian kéo dài, liên quan đến nhiều thành phần công việc, dễ xảy ra tiêu cực, do đó chống thất thoát, tiêu cực trong đầu tư XDCB ở giai đoạn này là hết sức quan trọng.

Vốn NSNN cho

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang - 14

đầu tư XDCB

Phân bổ theo ngành kinh tế

Phân bổ theo vùng lãnh thổ

Các dự án tồn đọng

Dự án phát sinh

Dự án

Hệ thống định mức phân bổ

và định mức chi ngân sách

- Giai đoạn kết thúc dự án đưa vào sử dụng: Việc sớm đưa công trình vào sử dụng cũng như xác định chính xác giá trị các công việc hoàn thành để quyết toán vốn đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến tiết kiệm và hiệu quả đầu tư.


Sơ đồ 3.1: Phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Thực tế trong nhiều dự án do chủ trương và quy mô đầu tư chưa hợp lý, không tính toán kỹ đầu vào và đầu ra của dự án, chưa tìm hiểu, khảo sát kỹ thị trường, trong các giai đoạn của quá trình đầu tư quản lý chưa tốt, chưa chấp hành đúng các nguyên tắc, trình tự trong quản lý vốn đầu tư, làm chưa tốt các công việc như khảo sát, thiết kế, dự toán, đấu chọn thầu, thi công, thanh toán, quyết toán, do đó còn gây ra nhiều hiện tượng thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong đầu tư XDCB.

Đến năm 2025, nguồn vốn NSNN ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng có thể tạo ra sức lan tỏa lớn, thúc đẩy phát triển KT-XH, các lĩnh vực khó thu hút được nguồn lực xã hội hóa. Thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách ưu tiên thu hút các dự án phát triển sản phẩm chủ lực, sản xuất công nghệ cao; các nhà đầu tư có tiềm lực về


vốn, các dự án có giá trị gia tăng cao, ít gây ô nhiễm môi trường, có khả năng đóng góp lớn cho ngân sách. Phấn đấu trong giai huy động 230.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

Triển khai bằng nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả huy động mọi nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh thu NSNN trên địa bàn; tranh thủ sự hỗ trợ theo mục tiêu của Trung ương, vốn các CTMTQG, các nguồn vốn ODA, vốn TPCP, vốn vay ưu đãi,… để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phấn đấu đến năm 2025 tỉnh có cơ sở hạ tầng KT-XH theo hướng đồng bộ, đáp ứng cơ bản cho nhu cầu phát triển KT- XH theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đảm bảo an sinh xã hội. Phấn đấu huy động 21.330 tỷ đồng vốn đầu tư của Nhà nước cho đầu tư phát triển, chiếm khoảng 9,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

* Về đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp, thương mại

Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cơ bản 4 khu công nghiệp hiện đã đi vào hoạt động, các cụm công nghiệp của tỉnh.

Vốn đầu tư của nhà nước hỗ trợ đầu tư đồng bộ hệ thống điện, nước, hệ thống giao thông ngoài hàng rào, xử lý nước thải, rác thải, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ các khu công nghiệp.

Qua tâm cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới điện nông thôn, đảm bảo nguồn điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp các dự án hạ tầng chợ, trung tâm thương mại trong điểm của tỉnh.

* Về đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển nông nghiệp, nông thôn

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng các trung tâm giống cây trồng, vật nuôi; tiếp tục cải tạo, sửa chữa các hồ đập, quan tâm đặc biệt đến các hồ đập đã xuống cấp có nguy cơ mất an toàn.

Rà soát thực trạng, các dự án đầu tư, cân đối khả năng đầu tư cải tạo, tu sửa các tuyến đê hiện có, đảm bảo đầu tư có trọng điểm và hiệu quả, đáp ứng khả năng phòng chống lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn.

Tiếp tục triển khai đầu tư một số dự án; đến năm 2025, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt trên 70%, tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động đạt trên 85%.


Đẩy mạnh thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đạt trên 50%.

* Về đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông

Rà soát thực trạng hệ thống giao thông, cơ cấu lại danh mục, tổng mức đầu tư các dự án chuyển tiếp; tiếp tục đầu tư hoàn thành dự án Đường tỉnh 293, ĐT 398 nối Quốc lộ 18; xác định danh mục các dự án đầu tư mới thực sự hiệu quả, tiếp tục ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông huyết mạch như: Quốc lộ, đường tỉnh, các tuyến tạo ra không gian mới để phát triển KT-XH, có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành, lĩnh vực và có tác động liên vùng của tỉnh. Đến năm 2025, 100% đường tỉnh được cải tạo, nâng cấp; 100% đường huyện được cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp VI trở lên, cứng hóa 100% đường trục xã, trên 70% đường thôn, bản.

* Về đầu tư cấp, thoát nước và xử lý rác thải, nước thải, môi trường

Xây dựng các công trình cấp thoát nước cho các khu đô thị tập trung.Tiếp tục đối ứng phần NSNN và kết hợp với nguồn vốn xã hội hóa đầu tư các công trình nước sạch, phấn đấu tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch 90%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 80%.

Tập trung xây dựng bãi chôn lấp, xử lý rác thải tập trung tại các huyện, thành phố; lò đốt rác tại các xã; phấn đầu tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị năm 2025 đạt 96%. Đầu tư khắc phục và xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đạt 100%.

* Về đầu tư cơ sở vật chất cho y tế, dân số và vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh; bố trí vốn cho dự án chuyển ng; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế đạt 100%.tiếp Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang và dự kiến hoàn thành Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh 800 giường từ nguồn vốn TPCP được bổ sung giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, phát triển một số bệnh viện vệ tinh cho tuyến Trung ương. Đến năm 2025, số giường bệnh/1 vạn dân đạt 25 giườ


* Về đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo

Tiếp tục thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị các cơ sở giáo dục đào tạo các câp học mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, trung cấp, cao đảng và đại học của tỉnh. Trong đó tập trung theo thứ tự ưu tiên từ hỗ trợ xây dựng trường mầm non, xóa xong phòng học tạm, học nhờ, góp phần tiếp tục nâng cao tỷ lệ KCH trường, lớp học và tiến tới xây dựng trường đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đến năm 2025, tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp học đạt 93,8%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 91,8%.

* Về đầu tư phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Tập trung trùng tu, tôn tạo, gìn giữ, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử, trong đó trọng tâm là các công trình đã xuống cấp nghiêm trọng; bảo tồn văn hóa truyền thống. Tiếp tục đầu tư các thiết chế văn hóa, đến năm 2025, 100% các xã, thôn, bản có nhà văn hóa cơ bản đạt chuẩn.

Quan tâm đầu tư các công trình thể thao phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe của nhân dân như nhà thi đấu, sân thể thao, cơ sở hạ tầng phục vụ thể thao thành tích cao, trọng tâm là đầu tư xây dựng nhà thi đấu thể thao tỉnh.

* Đầu tư khoa học, công nghệ

Xây dựng và cải tạo các dự án thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, trong đó tập trung đầu tư thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh; khu công nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các trung tâm chuyển giao tiến bộ và khoa học.

* Về đầu tư cho lĩnh vực an sinh xã hội

Tiếp tục đầu tư cơ sở vật theo CTMTQG giảm nghèo bền vững. Đối ứng, hỗ trợ để thực hiện Bồi thường GPMB các dự án thuộc lĩnh vự lao động xã hội được đầu tư từ vốn hỗ trợ có mục tiêu NSTW cho tỉnh; xây dựng và cải tạo các công trình ghi công liệt sỹ.

* Về đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, thông tin, truyền thông phục vụ công tác quản lý Nhà nước


Tiếp tục thực hiện các dự án về công nghệ thông tin góp phần tích cực vào thực hiện công tác cải cách hành chính; xây dựng và cải tạo các dự án phát thanh truyền hình, truyền hình tiếng dân tộc và phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, công ích thiết yếu; xây dựng và cải tạo dự án viễn thông phục vụ mục tiêu quốc phòng, an nhinh, đảm bảo an toàn thông tin quốc gia.

* Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, quản lý nhà nước và kho tàng

Tập trung xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại II vào năm 2025. Tập trung đầu tư phát triển các đô thị trung tâm vùng; phát triển hài hòa hệ thống đô thị theo hướng đồng bộ.

Đầu tư xây dựng và cải tạo các trụ sở làm việc các cơ quan của Đảng, chính quyền các cấp, kho lưu trữ chuyên dụng của tỉnh.

Đầu tư trụ sở các cơ quan theo quy định của Luật Đầu tư công và phân ngành, lĩnh vực phù hợp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN.

* Về kết hợp đầu tư đảm bảo an ninh - quốc phòng

Tiếp tục kết hợp với ngân sách quốc phòng - an ninh hoàn thành đầu tư các dự án quan trọng góp đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ pháp luật, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy tạo môi trường thuận lợi cho phát triển triển KT-XH của tỉnh.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác tham mưu chế độ chính sách

a. Cơ sở đề ra giải pháp

Căn cứ vào kết quả đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh (cụ thể ở phần hạn chế và nguyên nhân từ cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB; phân cấp đầu tư)

b. Mục đích của giái pháp

Nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế và nâng cao cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB; phân cấp đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh.


c. Nội dung của giải pháp

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế các văn bản quy phạm pháp luật trong thẩm quyền của tỉnh liên quan đến lĩnh vực đầu tư công, bao gồm: rà soát, sửa đổi toàn bộ vướng mắc, bất hợp lý trong quy trình Đầu tư công.

Cụ thể: cần sửa đổi Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh để phù hợp với Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 và phù hợp với việc xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021- 2025 của tỉnh.

Ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giải quyết dứt điểm các vấn đề về trình tự, thủ tục đầu tư công từ đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, đưa nguồn vốn đầu tư công vào nền kinh tế, kích thích tăng trưởng và phát triển. Thực hiện phân cấp, phân quyền cao trên tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các bộ, ngành địa phương.

Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, đặc biệt cần tiếp tục cải cách khâu thẩm định và giám sát đánh giá chương trình, dự án đầu tư công nhằm phát huy hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn như trong Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 đã nhấn mạnh: “Hoàn thiện hệ thống quản lý đầu tư công theo thông lệ quốc tế đảm bảo đến năm 2019 đạt chất lượng tương đương trung bình các nước ASEAN-4, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức lập và thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công.

Các Sở, ngành, cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư và giá trong lĩnh vực xây dựng của các ngành kinh tế để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm đầu tư công. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công; Kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư; Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc huy động, quản lý, sử dụng vốn vay theo quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công…


d. Kết quả đạt được khi triển khai giải pháp

Khi cơ chế chính sách đầu tư được rút gọn, bớt rườm rà; cơ chế quản lý vốn đầu tư được công khai, minh bạch; Bộ quy chuẩn, tiêu chỉnh, định mức, đơn giá XDCB trên địa bàn tỉnh được cụ thể, thống nhất sẽ tạo hiệu quả cao trong sử dụng vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, phân cấp đầu tư cũng chính là điều kiện để các cấp, các ngành và các chủ đầu tư phát huy được tính năng động, chủ động sáng tạo và phải chịu trách nhiệm những phần việc được phân cấp. Hơn nữa phân cấp là một yêu cầu hết sức cấp thiết trong quá trình cải cách hành chính hiện nay. Đây là giải pháp quan trọng phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của UBND các cấp, các cơ quan liên quan đến quá trình đầu tư.

Việc phân cấp đúng đắn sẽ tạo động lực và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt là trách nhiệm của chủ đầu tư, chống được hiện tượng cơ quan nào cũng có vai trò, nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm cụ thể, tăng cường giám sát của cơ sở để đẩy nhanh tốc độ và chất lượng đầu tư XDCB. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng phân cấp và làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cấp, các ngành và chủ đầu tư cũng như người đứng đầu trong cơ quan, thu gọn đầu mối trong việc giải quyết mọi công việc liên quan đến đầu tư XDCB, công khai các quy định về thủ tục hành chính để dân biết, dân thực hiện và dân giám sát.

3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN

a. Cơ sở đề ra giải pháp

Căn cứ vào kết quả đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh (cụ thể ở phần hạn chế và nguyên nhân từ việc lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB)

b. Mục đích của giái pháp

Nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022