Quy Trình Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xdcb Từ Nguồn Vốn Nsnn Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Giang


đ)Về thẩm định và trình phê duyệt dự án:

Đối với dự án đầu tư không có cấu phần XD thuộc cấp tỉnh quản lý: Là cơ quan Thường trực Hội đồng thẩm định dự án nhóm A; là cơ quan chủ trì thẩm định dự án nhóm B trở xuống; tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư.

Đối với dự án có cấu phần xây dựng do cấp tỉnh quản lý: Phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định dự án hoặc điều chỉnh, bổ sung dự án;

e) Là cơ quan đầu mối, tổng hợp giúp UBND và Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh; thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh; thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với dự án do UBND tỉnh làm chủ đầu tư;

g) Thanh tra, kiểm tra về kế hoạch đầu tư các dự án đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư xây dựng;

Sở Xây dựng:

a) Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; trực tiếp quản lý chuyên môn về chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thuộc chuyên ngành theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 51 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là công trình chuyên ngành Xây dựng); thực hiện các công việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh; tổng hợp báo cáo tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh gửi UBND tỉnh và Bộ Xây dựng;

b) Tổ chức lập và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công bố định mức dự toán XD cho các công việc đặc thù của địa phương chưa có trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố, các bộ đơn giá xây dựng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, giá nhân công phổ biến trên địa bàn tỉnh theo quy định;

c) Hướng dẫn chế độ, chính sách, phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh; tổ chức lập và công bố chỉ số giá xây dựng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


theo tháng, quý, năm. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính công bố giá vật liệu xây dựng đến trung tâm các huyện, thành phố và giá vật tư, thiết bị đến hiện trường xây lắp theo đề nghị của chủ đầu tư;

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang - 9

d) Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch đối với các dự án chưa có trong quy hoạch ngành, quy hoạch XD làm cơ sở cho chủ đầu tư lập dự án đầu tư theo quy định;

đ) Về thẩm định và tổng hợp trình phê duyệt dự án:

Đối với dự án nhóm A có cấu phần xây dựng do cấp tỉnh quản lý thuộc công trình chuyên ngành xây dựng: Chủ trì thẩm định nội bộ, gửi kết quả thẩm định cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đối với dự án nhóm B trở xuống có cấu phần xây dựng (trừ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình có quy mô cấp III trở xuống và có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư; dự án nhóm C có quy mô công trình từ cấp III trở xuống do Chủ tịch UBND Thành phố Bắc Giang hoặc Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang quyết định đầu tư) thuộc công trình chuyên ngành xây dựng: Chủ trì thẩm định, gửi thông báo kết quả thẩm định và hồ sơ dự án đã chỉnh sửa theo ý kiến thẩm định cho chủ đầu tư. Tổng hợp trình Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định đầu tư theo ủy quyền đối với các dự án do cấp tỉnh quản lý;

e) Chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với công trình nhà ở cấp I có quy mô dưới 25 tầng, chiều cao không quá 75 m; công trình chuyên ngành Xây dựng có quy mô từ cấp II trở xuống trên địa bàn tỉnh.

g) Tổng hợp và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước và thiết k ế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với dự án sử dụn g vốn ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A, nhóm B, trọng điểm nhóm C công trì nh chuyên ngành Xây dựng do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư;


h) Thanh tra, kiểm tra về chuyên ngành xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng;

i) Kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình chuyên ngành Xây dựng quy định tại điểm C Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP (trừ các công trình cấp III, cấp IV do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư; công trình cấp IV sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 32 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP);

Sở Tài chính:

a) Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính; hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ quản lý vốn đầu tư trình UBND tỉnh ban hành;

b) Tham mưu quản lý các nguồn vốn vay và các quỹ của tỉnh dành cho đầu tư và xây dựng;

c) Chủ trì thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư các dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư; hướng dẫn kiểm tra việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh;

d) Tham gia thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn, thẩm định dự án đầu tư; Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo đề nghị của các đơn vị có liên quan; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát và đánh giá dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh;

đ) Phối hợp với Sở Xây dựng công bố giá vật liệu xây dựng đến trung tâm các huyện, thành phố và giá vật tư, thiết bị đến hiện trường xây lắp theo đề nghị của chủ đầu tư;

e) Thanh tra, kiểm tra về tài chính các dự án đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân có sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng của nhà nước;

g) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư;

Kho bạc nhà nước tỉnh: Hướng dẫn quy định thực hiện kiểm soát, thanh toán, trực tiếp kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng, vốn chương trình mục tiêu và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN. Thực


hiện quyết toán vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu và vốn sự nghiệp có tính chât đâu tư xây dựng thuộc vốn ngân sách địa phương hàng năm với Sở Tài chính. Chỉ đạo, kiểm tra Kho bạc nhà nước các huyện và thành phổ thực hiện đúng các chế độ kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư theo quy định. Tham gia thẩm định các dự án đâu tư chuyên ngành theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tham gia kiểm tra, kiêm soát các dự án đầu tư thuộc ngành mình quản lý.

Chủ đầu tư: Có thể là các cơ quan hành chính các Sở hoặc UBND huyện xã sẽ lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án đủ năng lực điều kiện phù họp với dự án, ký thanh toán cho nhà thầu theo yêu cầu của tư vấn quản lý dự án, chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại khi thông done với tổ chức tư vấn quản lv dự án hoặc nhà thầu làm thất thoát vốn đầu tư. Tham gia với UBND cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phối họp với UBND tỉnh giải phóng mặt bằng giao cho nhà thầu xây dựng, xem xét và giải quyết các đề xuất có liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng dự án. Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình và các nghĩa vụ khác theo pháp luật.

Ban quản lý dự án: Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để Chủ đầu tư trình cấp phê duyệt, lập hồ sơ mời thầu, tư vấn chọn nhà thầu, thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết. Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính chính xác, hợp lý của giá trị thanh toán, quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường dự án, nghiệm thu, bàn giao công trình, lập báo cáo vốn đầu tư hàng năm, làm báo cáo quyết toán và một số nhiệm vụ khác chủ đầu tư giao.

Nhà thầu xây dựng và các nhà tư vấn xây dựng: Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết, thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn vệ sinh môi trường, có nhật ký thi công, kiểm định vật liệu, quản lý công nhân trên công trình xây dựng, lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình, bảo hành công trình, mua bảo hiểm theo quy định, bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại và các nghĩa vụ


khác theo quy định của pháp luật. Đơn vị tư vấn phải cử người có đủ năng lực giám sát tác giả theo quy định, tham gia nghiệm thu công trình, xem xét xử lý theo đề nghị của chủ đầu tư về thiết kế và các quy định khác

2.2.3. Quy trình quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án, công trình trên địa bàn về cơ bản bảo đảm sự minh bạch, công bằng.

Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau.

Căn cứ vào chỉ thị đó Bộ Tài chính ra thông tư hướng dẫn nội dung và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các tỉnh. Thời hạn thông báo số kiểm tra về dự toán NS chậm nhất vào ngày 30/06 năm trước.

UBND cấp tỉnh căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán NS của Bộ Tài chính và định hướng phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của địa phương, hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự toán thu, chi NS địa phương. Khi thông báo phải phù hợp với nguồn thu được hưởng và số kiểm tra cấp trên thông báo. UBND tỉnh thông báo cho các cơ quan cấp tỉnh và UBND các huyện chậm nhất vào ngày 15/7 năm trước. UBND huyện thông báo cho các cơ quan cấp huyện và UBND xã chậm nhất vào ngày 30/7 năm trước. Phối hợp, chỉ đạo các cơ quan thuế, hải quan ở địa phương lập dự toán thu NSNN trên địa bàn.

Các đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng NS các cấp: lập dự toán chi NS thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, dự toán chi từ nguồn kinh phí ủy quyền của NS cấp trên (nếu có), xem xét dự toán NS do các đơn vị trực thuộc báo cáo, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách theo mục lục NSNN thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp và lập dự toán thu chi NS thuộc ngành, lĩnh vực gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên.

Sở Kế hoạch và Đầu tư: thống nhất với sở Tài chính lập và phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB cho từng đơn vị, từng dự án, công trình thuộc NS địa phương gửi


cơ quan tài chính cùng cấp làm căn cứ tổng hợp, lập dự toán NS trình cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo trước 10 ngày trước khi Hội đồng nhân dân cùng cấp họp quyết định dự toán ngân sách.

Sở Tài chính: xem xét dự toán NS của các đơn vị thuộc tỉnh và dự toán thu trên địa bàn do cơ quan thuế, cơ quan hải quan lập, lập dự toán và phương án phân bổ NS cấp tỉnh; tổng hợp, lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi NS tỉnh (gồm dự toán NS các huyện và dự toán NS tỉnh) tổng hợp dự toán chi bằng nguồn kinh phí ủy quyền của NS cấp trên (nếu có); báo cáo UBND tỉnh; và xin ý kiến Bộ Tài chính trước khi trình HĐND tỉnh quyết định. Xem xét Nghị quyết về dự toán NS của HĐND huyện để đề xuất ý kiến trình UBND tỉnh, yêu cầu HĐND huyện điều chỉnh lại dự toán NS xã trong trường hợp cần thiết.

Về quyết định, phê chuẩn dự toán ngân sách: Hàng năm, trước khi HĐND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ vốn và danh mục các công trình dự án, Thường trực, các ban HĐND tỉnh (đặc biệt là Ban Kinh tế và Ngân sách) đều tổ chức làm việc với Sở Kế hoạch - Đầu tư và các ngành, địa phương liên quan nhằm rà soát, xem xét các nguồn vốn, nhu cầu đầu tư, khả năng lồng ghép các nguồn vốn cho các công trình, dự án. Đối với nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, việc phân bổ đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu đã được xác định, trong đó đặc biệt quan tâm đến yếu tố lồng ghép, phối hợp nhằm tạo ra sự cộng hưởng giữa các nguồn vốn. Nghiên cứu, xem xét đến tính cấp thiết giữa các dự án, công trình, việc bảo đảm hồ sơ pháp lý để thảo luận với UBND tỉnh trước khi trình HĐND xem xét, quyết định.

Căn cứ vào luật tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003, Luật NSNN, trên cơ sở xem xét báo cáo của UBND cấp tỉnh về dự toán thu chi NSNN, phương án phân bổ ngân sách, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về dự toán và phương án phân bổ ngân sách của địa phương mình. Hội đồng Nhân dân xã quyết định dự toán NS xã năm sau trước ngày 15/8 năm trước. Hội đồng Nhân dân huyện quyết định dự toán NS huyện năm sau trước ngày 31/8 năm trước. Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định dự toán NS tỉnh năm sau trước ngày 31/8 năm trước.


Dự toán NSNN năm sau phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm trước. Quốc hội quyết định dự toán NSNN năm sau trước ngày 30/11 năm trước.

Căn cứ vào Nghị quyết dự toán NSNN của HĐND tỉnh, Ủy ban nhân dân phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý cho các sở, ban ngành và UBND cấp huyện đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Riêng đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có) và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương còn phải tuân thủ các quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng của từng nguồn vốn đầu tư.

Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh gửi kế hoạch vốn đầu tư về Bộ Tài chính, đồng gửi Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn.

Về thẩm tra phân bổ: Đối với dự án do tỉnh, huyện quản lý: Trong quá trình tham gia với các đơn vị liên quan về kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch đồng thời thực hiện luôn nhiệm vụ thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trước khi các cơ quan trình UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định. Căn cứ quyết định về kế hoạch vốn đầu tư của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo quy định. Trường hợp có dự án không đủ thủ tục đầu tư, Kho bạc nhà nước không thanh toán và thông báo Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch để trình UBND cấp tỉnh, cấp huyện xử lý.

Các tài liệu kèm theo kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phục vụ cho công tác thẩm tra phân bổ bao gồm

- Đối với dự án chuẩn bị đầu tư cần có một trong các văn bản sau đây:


+ Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư;

+ Văn bản phê duyệt dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư;

+ Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của cấp có thẩm quyền.

- Đối với dự án thực hiện đầu tư: Quyết định đầu tư dự án (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có).

Điều kiện phân bổ kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN hàng năm:

- Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền.

- Đối với các dự án thực hiện đầu tư: có quyết định đầu tư từ thời điểm trước ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch. Thời gian và vốn bố trí để thực hiện các dự án nhóm B không quá 5 năm, các dự án nhóm C không quá 3 năm.

Nguyên tắc phân bổ vốn cho các dự án trong kế hoạch năm:

Đảm bảo đủ các điều kiện về phân bổ vốn của dự án nói trên.

Bố trí tập trung vốn cho các dự án theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN; bố trí đủ vốn để thanh toán cho các dự án đã đưa vào sử dụng và đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành mà còn thiếu vốn; bố trí vốn để thanh toán chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán của các dự án hoàn thành nhưng chưa được thanh toán do chưa phê duyệt quyết toán.

Nhìn chung việc lập, phân bổ vốn đầu tư XDCB trên địa bàn được thực hiện đã theo trình tự, quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Đảm bảo kịp thời, đúng chế độ, cơ bản phù hợp nguyên tắc tiêu chí phân bổ vốn đầu tư thuộc ngân sách theo các văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan

Công tác xây dựng và giao kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư đối với các dự án đầu tư XDCB từ NSNN đã có nhiều đổi mới, được công khai hóa, giúp chủ động trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm; từng bước khắc phục dần tình trạng đầu tư dàn trải để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí