Phương Pháp Nghiên Cứu Và Quy Trình Nghiên Cứu

tượng nộp thuế theo mức độ tuân thủ để thiết kế, thực hiện các chiến lược, kế hoạch hỗ trợ, nâng cao mức tuân thủ thuế tự nguyện và ngăn chặn, xử lý các hành vi không tuân thủ. Quản lý theo mức độ tuân thủ tạo ra sự công bằng trong ứng đối với các đối tượng nộp thuế và cũng là một phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả của cơ quan thuế.

Thứ hai, xác định đối tượng nộp thuế là khách hàng.

Quan điểm xem đối tượng nộp thuế là khách hàng nhận dịch vụ từ cơ quan thuế đã được áp dụng nhiều ở các nước phát triển. Quan điểm này phù

hợp với xu hướng phát triển dịch vụ công của các nước. Khi xác định đối

tượng nộp thuế là khách hàng, là đối tượng mang lại nguồn thu cho NSNN, cơ quan thuế sẽ cải thiện thái độ và cách hành xử trong quá trình quản lý thuế. Để tạo thuận lợi cho khách hàng tuân thủ, cơ quan thuế cần nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách cung cấp thông tin cần thiết kịp thời, hướng dẫn cụ thể, mẫu tờ khai đơn giản dễ hiểu, trợ giúp đúng thời điểm.

Thứ ba, tăng cường đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý thuế.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp, công

nghệ

thông tin được

ứng dụng trong tất cả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

các ngành, quản lý thuế

cũng

Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 9

không ngoại lệ. Hệ thống quản lý thuế của nhiều nước phát triển được hiện đại hóa, chủ yếu là các phần mềm quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ, quản lý thông tin đối tượng nộp thuế, các bước trong quy trình quản lý thuế, .... Việc ứng dụng hệ thống quản lý thuế hiện đại giúp cho cơ quan thuế dễ dàng hơn trong việc quản lý rủi ro và xử lý vi phạm, giúp đối tượng nộp thuế giảm chi phí tuân thủ và giảm sai sót trong kê khai, nộp thuế. Do đó, mức độ tuân thủ thuế tự nguyện cũng được nâng lên.

Thứ tư, tăng cường chủ động hỗ trợ đối tượng nộp thuế.

Để nâng cao mức độ tuân thủ thuế tự nguyện, đối tượng nộp thuế cần được hỗ trợ thông tin đầy đủ từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế đến khi kê khai, hoàn thành nghĩa vụ thuế. Sự hỗ trợ trực tiếp và kịp thời từ cơ quan thuế sẽ

giúp đối tượng nộp thuế có kiến thức đầy đủ, tự tin hơn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tăng hiệu quả dịch vụ hỗ trợ, tối thiểu hóa chi phí tiếp cận thông tin và thúc đẩy mức độ tuân thủ thuế tự nguyện.

Thứ năm, tăng cường phương pháp quản lý thuế thông qua tăng cường

áp dụng quản lý và kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm (quản lý rủi ro) cho

phép giảm sự kiểm tra nhưng vẫn phát hiện được NNT vi phạm và không

tuân thủ. Để ứng dụng, triển khai hiệu quả phương pháp quản lý rủi ro, cần

nghiên cứu kỹ các quy trình, nguyên tắc và kinh nghiệm của các nước về

quản lý rủi ro trong quản lý tuân thủ thuế. Quản lý rủi ro luôn đi đôi với ứng dụng CNTT hiện đại để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ của NNT. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả để nâng cao mức độ tuân thủ tự nguyện của NNT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Có nhiều nghiên cứu, quan điểm và mô hình lý thuyết về quản lý thuế và tuân thủ thuế khác nhau, chủ yếu do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau ở các nước.

Về mô hình tuân thủ thuế, đã có nhiều nghiên cứu về các mô hình để

nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT, điển hình thường được nhắc đến là Mô hình tuân thủ thuế của Allingham và Sandmo (1972), Mô hình tuân thủ ATO và Mô hình tuân thủ thuế của Fischer và cộng sự (1992). Các mô hình này đặt cơ sở lý thuyết cho những ứng dụng trong thực tế và các nghiên cứu tiếp theo về tuân thủ thuế.

Từ những nội dung quản lý thuế hướng đến nâng cao mức tuân thủ thuế điển hình ở các nước, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm trong quá trình nâng cao quản lý thuế như tập trung nghiên cứu và thực hiện quản lý thuế theo mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế; xác định đối tượng nộp

thuế

là khách hàng để

ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ

thuế của cơ

quan thuế; tăng cường đầu tư

phát triển công nghệ

thông tin trong quản lý

thuế;tăng cường chủ động hỗ trợ đối tượng nộp thuế, tối thiểu hóa chi phí tiếp cận thông tin và thúc đẩy mức độ tuân thủ thuế tự nguyện; và tăng cường phương pháp quản lý thuế thông qua tăng cường áp dụng quản lý và kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm (quản lý rủi ro) cho phép giảm sự kiểm tra nhưng vẫn phát hiện được NNT vi phạm và không tuân thủ.

CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu của luận án bao gồm đánh giá thực trạng quản lý thuế và tuân thủ thuế, xác định các nhân tố liên quan đến quản lý thuế và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tuân thủ thuế của doanh

nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh, tác giả

lựa chọn sử

dụng

phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm định tính và định lượng, vì nếu chỉ

sử dụng một trong hai phương pháp thì khó giải quyết được các mục tiêu

nghiên cứu. Đồng thời tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp thống kê,

phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu.

Các nghiên cứu nước ngoài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu

định lượng để

xác định các nhân tố

tác động đến tuân thủ

thuế

của doanh

nghiệp. Đối với Việt Nam, một số

nghiên cứu cũng sử

dụng phương pháp

định lượng, phương pháp định tính hoặc phương pháp hỗn hợp để nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa tập trung nghiên cứu vào các nhân tố liên quan đến quản lý thuế tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp.

Vì vậy, trong luận án này, tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp, dựa vào những lý thuyết nền tảng và kế thừa những nghiên cứu trước đó, để khắc

phục những khoảng trống nghiên cứu liên quan đến quản lý thuế tác động

đến tuân thủ trong đó:

thuế

của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh,

Thứ nhất, phương pháp định tính được thực hiện nhằm khám phá, xác định và điều chỉnh các biến quan sát để đo lường các nhân tố, đảm bảo thang đo được xây dựng phù hợp với lý thuyết và thực tế.

Để thực hiện bước nghiên cứu này, tác giả thực hiện phỏng vấn các

chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung với các đối tượng khảo sát để xác

định các nhân tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp thông qua thực trạng công tác quản lý thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp và mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn.

Phương pháp nghiên cứu định tính giúp giải quyết mục tiêu nghiên cứu về nhận diện và xác định các nhân tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng.

Thứ hai, phương pháp định lượng được thực hiện nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu. Để thực hiện bước này, tác giả thực hiện khảo sát các doanh nghiệp (chủ yếu là đối tượng quản lý, phụ trách tài chính – kế toán của doanh nghiện) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp giải quyết mục tiêu nghiên cứu về đo lường mức độ ảnh hưởng và tác động của các nhân tố quản lý thuế tác

động đến tuân thủ Minh.

thuế

của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí

Ngoài ra, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp kết quả phỏng vấn từ các chuyên gia và số liệu khảo sát các doanh nghiệp, số liệu về thực trạng hoạt động và đóng góp NSNN của các doanh nghiệp được sử dụng để góp phần làm rõ tình trạng quản lý thuế của cơ quan quản lý và tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả phân tích mức độ ảnh hưởng và

tác động của từng nhân tố

đến tuân thủ

thuế

của doanh nghiệp, đồng thời

phân tích thực trạng công tác quản lý thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp và thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp, làm cơ sở để đề xuất kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.2. Khung nghiên cứu

Tác giả thực hiện nghiên cứu của luận án theo khung nghiên cứu sau:

Hình 3.. Khung nghiên cứu

3.1.3. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của tác giả được thực hiện qua ba bước bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm MS. Words, MS. Excel và SPSS 20.0.

Bước 1: Nghiên cứu định tính

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm quản lý thuế và các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của đối tượng doanh nghiệp, tác giả đã hình thành mô hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố trong mô hình nghiên

cứu dự

kiến và các biến quan sát dùng để

đo lường khái niệm nghiên cứu

(thang đo nháp 1).

Tuy nhiên, phần lớn các nhân tố và thang đo này được xây dựng và kiểm định tại những quốc gia phát triển có sự khác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế so với Việt Nam. Do vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn các chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung với các đối tượng khảo sát. Thông qua kết quả này, các nhân tố trong mô hình được điều chỉnh và khẳng định lại, thang đo nháp 1 đã được điều chỉnh cho dễ hiểu về mặt ngữ nghĩa (thang đo nháp 2). Trên cơ sở thang đo nháp 2 này, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm sàng lọc thang đo và xác định lại cấu trúc của thang đo để sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thang đo nháp 2 được đánh giá bằng phương pháp định lượng (định lượng sơ bộ) với 50 đáp viên là các đối tượng khảo sát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi trực tiếp.

Các biến quan sát này được điều chỉnh bằng 02 kỹ thuật chính: (i)

phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo (Reliability Analysis) thông

qua hệ số

Cronbach’s Alpha và (ii) phân tích nhân tố

khám phá EFA

(Ex­

ploratary Factor Analysis). Các biến quan sát thỏa mãn điều kiện trong kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích EFA sẽ được sử dụng cho nghiên cứu chính thức (thang đo chính thức).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022