Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Bài Học Cho Việt Nam Về Quản Lý Thuế Để Thúc Đẩy Tuân Thủ Thuế

nhiều nhà nghiên cứu kế thừa, phát huy theo nhiều nhướng nghiên cứu và góc

độ nghiên cứu khác nhau. Từ mô hình nghiên cứu của Allingham và Sandro

(1972), tác giả cũng kế thừa hai nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đến tuân thủ thuế, khả năng bị kiểm tra thuế và mức phạt, để xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án. Tác giả không vận dụng chính xác hai nhân tố này, mà kết

hợp với nội dung của quản lý thuế tại Việt Nam, xây dựng thành nhân tố

Thanh tra, kiểm tra thuế và Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

4. Mô hình tuân thủ của Fischer và cộng sự

Tác giả Fischer và cộng sự (1992) phân loại các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế theo bốn nhóm trong mô hình tuân thủ thuế mở rộng, dựa trên nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết của Jackson và Milliron (1986) đã xác định 14 nhân tố chính tác động đến tuân thủ thuế. Bốn nhóm nhân tố tác động đến tuân thủ thuế trong mô hình Fishcher bao gồm: (i) các nhân tố thuộc nhân khẩu học (tuổi, giới tính, học vấn), (ii) cơ hội không tuân thủ (mức thu nhập, nguồn thu nhập, nghề nghiệp), (iii) thái độ và nhận thức (sự công bằng của

hệ thống thuế,

ảnh hưởng của các đối tượng nộp thuế

khác), và (iv) hệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

thống/cấu trúc thuế (tính phức tạp của hệ thống thuế, khả năng bị phát hiện và phạt, thuế suất). Mô hình tuân thủ thuế của Fishcher kết hợp các nhân tố kinh tế, xã hội và tâm lý; trong đó các nhân tố thuộc nhân khẩu học tác động

gián tiếp đến quyết định tuân thủ

Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 8

của đối tượng nộp thuế

thông quan

ảnh

hưởng đến cơ hội không tuân thủ và thái độ thuế.

nhận thức của đối tượng nộp

Hình 2.. Mô hình tuân thủ Fischer


(Nguồn: Fischer và cộng sự, 1992)

Mô hình này cung cấp khung lý thuyết về tác động của các nhân tố kinh tế xã hội và tâm lý đến quyết định tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Mô hình tuân thủ Fishcher được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao và vận dụng mở

rộng, thêm vào các nhân tố mới (Tayib, 1998; Chan và cộng sự, 2000; Chau và Leung, 2009).

Mô hình tuân thủ thuế của Fisher được nhiều nhà nghiên cứu cùng đề tài tham khảo và phát huy. Trong nghiên cứu của luận án, tác giả cũng vận dụng các nhân tố liên quan đến thái độ và nhận thức (sự công bằng của hệ thống thuế, ảnh hưởng của các đối tượng nộp thuế khác), khả năng bị phát hiện và mức phạt trong mô hình nghiên cứu của mình.

3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỂ THÚC ĐẨY TUÂN THỦ THUẾ

1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý thuế và tuân thủ thuế

1. Úc

Cơ quan thuế Úc xây dựng thành công một trong những mô hình tuân thủ thuế hiệu quả nhất được ứng dụng trong công tác quản lý thuế, thường được gọi là Mô hình tuân thủ ATO. Mô hình ATO được xây dựng vào những năm

1990, dựa trên nghiên cứu về

hành vi tuân thủ

thuế

của Braithwaite

(Braithwaite và cộng sự, 1994) [54]. Mô hình này được cải cách nhiều lần để áp dụng quản lý thuế theo mức độ tuân thủ của các đối tượng nộp thuế.

Quản lý tuân thủ là sự quản lý dựa trên ý thức tuân thủ pháp luật của đối

tượng

nộp thuế.

Nguyên tắc này được thể

hiện trên hai phương diện chủ

yếu: Nếu đối tượng nộp thuế sẵn sàng và tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế thì cơ quan thuế sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa thông qua các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ, ưu đãi để các đối tượng này tuân thủ thuế thuận lợi nhất. Nếu đối tượng nộp thuế không có ý định tuân thủ thì cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp chế tài theo pháp luật để bắt buộc các đối tuận này tuân thủ.

Mô hình tuân thủ thuế bao gồm hai phần. Phần bên trái mô hình phản ánh các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ của đối tượng nộp thuế, bao gồm

năm nhóm nhân tố chính: đặc điểm kinh doanh (Business), đặc điểm ngành

(Industry), đặc điểm xã hội (Socialogical), đặc điểm kinh tế (Economic) và

đặc điểm tâm lý (Psychological) – gọi tắt là BISEP. Phần kim tự tháp bên phải thể hiện thái độ và hành vi của đối tượng nộp thuế (từ mức độ sẵn sàng tuân thủ đến mức độ quyết định không tuân thủ), và các và biện pháp ứng đối của cơ quan thuế (từ tạo điều kiện thuận lợi cho tuân thủ đến áp dụng toàn bộ các biện pháp theo pháp lý).

Mục đích vận dụng mô hình là để nghiên cứu sâu sát về động lực, hoàn cảnh và đặc điểm thái độ, hành vi của đối tượng nộp thuế để cơ quan thuế điều chỉnh các biện pháp đối ứng phù hợp với từng mức độ tuân thủ, nhằm thúc đẩy mức độ tuân thủ thuế. Các biện pháp ứng đối thích hợp của cơ quan

thuế

sẽ có tác động tích cực lên hành vi tuân thủ

thuế

của đối tượng nộp

thuế. Mục tiêu cuối cùng của cơ quan thuế là thúc đẩy càng nhiều đối tượng nộp thuế xuống đáy kim tự tháp của mô hình – mức độ tuân thủ tự nguyện. Mô hình sẽ tạo ra môi trường khuyến khích tuân thủ thuế và góp phần nâng cao mức độ tuân thủ thuế về lâu dài (Morris và Lonsdale, 2004).

Kinh nghiệm áp dụng mô hình tuân thủ thuế ATO được nhiều nước chia

sẻ và học hỏi trong công tác quản lý thuế, trong đó có Anh, New Zealand,

Canada, Bungari, Thái Lan, các nước trong khối thịnh vượng chung châu Á,

Châu Phi, Nam Thái Bình Dương (Braithwaite, 2003)

[54]. Một số

quốc gia

trên đã áp dụng hoặc ứng dụng mô hình này trong công tác quản lý thuế.

2. New Zealand

Cơ quan thuế New Zealand xác định đối tượng nộp thuế là khách hàng

của họ, và đặt mục tiêu chiến lược nâng cao hiệu quả và hiệu suất trong

quản lý thuế bằng cách vận dụng mô hình quản lý thuế và ứng dụng công nghệ hiện đại để cung ứng dịch vụ thuế ngày càng tốt hơn.

New Zealand đã học hỏi và vận dụng mô hình tuân thủ thuế ATO trong quản lý thuế từ năm 2001. Ứng dụng mô hình tuân thủ thuế giúp cho cơ quan

thuế

đạt được các mục tiêu nâng cao mức tuân thủ

thuế tự

nguyện, giảm

thiểu chi phí tuân thủ, quản lý thu thuế

hiệu quả

hơn, hướng đến sự

bền

vững lâu dài của hệ thống thuế và đạt được sự tin tưởng của cộng đồng đối với quản lý thuế (Morris và Lonsdale, 2004).

Mặt khác, cơ quan thuế New Zealand tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế. Điển hình là dự án phần mềm kế toán giúp các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Service Tax – GST) trực tuyến được thí điểm thành công vào năm 2015. Trong cuộc khảo sát 422 doanh nghiệp thí điểm, 64% doanh nghiệp cho rằng phần mềm làm giảm chi phí tuân thủ thuế và 76% doanh nghiệp cho biết phần mềm này giúp họ đảm bảo độ chính xác thông tin nộp thuế thuận tiện hơn. Phần mềm đã chính thức đưa vào sử dụng từ giữa năm 2016 (OECD, 2017). Ngoài ra, cơ quan thuế New Zealand còn ứng dụng nhiều phần mềm quản lý và hỗ trợ quy trình thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế quản lý hiệu quả và khách hàng nộp thuế dễ dàng và thuận lợi.

3. Anh

Một trong những nội dung được Cơ quan thuế Anh chú trọng trong quản lý thuế là đầu tư chuyển đổi hệ thống quản lý thuế điện tử. Cơ quan thuế Anh đầu tư 1,3 tỉ GBP để phát triển và ứng dụng chương trình quản lý thuế thuận tiện, nhanh chóng và đơn giản hơn (OECD, 2017) [111]. Chương trình

quản lý thuế

điện tử

mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ

quan thuế

và làm

giảm gánh nặng chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế – đối tượng được xem là khách hàng của dịch vụ thuế.

Các đối tượng nộp thuế sử dụng tài khoản thuế điện tử để thực hiện các

giao dịch với cơ

quan thuế. Khách hàng cung cấp thông tin về

thuế và cập

nhật hàng quý trên tài khoản thuế điện tử. Tài khoản thuế điện tử sẽ tự động tính toán số thuế phải nộp, dựa trên những thông tin được cung cấp, tại thời điểm nhận được các thông tin này, mà không phải đợi đến thời hạn kê khai quyết toán thuế (HMRC, 2017). Chức năng này giúp đối tượng nộp thuế tránh được nhiều lỗi sai khi tính thuế và có thể có kế hoạch hoàn thành nghĩa vụ

thuế

trước thời hạn. Chương trình này giúp nâng cao mức độ

tuân thủ tự

nguyện của khách hàng, giảm sai sót trong kê khai nộp thuế, cũng như tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và lớn mạnh.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý thuế điện tử cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng quản lý rủi ro trong việc kiểm tra, thanh tra NNT. Hệ thống quản lý thuế điện tử giúp cơ quan thuế quản lý dữ liệu NNT đầy đủ và kịp thời, làm cơ sở để tiến hành phân tích, phát hiện rủi ro trong tuân thủ của NNT, để cơ quan quản lý có những biện pháp đối ứng kịp thời. Quản lý rủi ro tuân thủ góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, giảm chi phí và thời gian của cơ quan quản lý, đồng thời thúc đẩy NNT tuân thủ tự nguyện theo pháp luật thuế.

4. Canada

Cơ quan thuế Canada đặt mục tiêu chiến lược là tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế tuân thủ tự nguyện bằng cách cung cấp đầy đủ và kịp

thời các thông tin và dịch vụ

cần thiết. Cơ

quan thuế

liên kết và đặt mình

trong vai trò đối tượng nộp thuế để hiểu rõ và đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thuế của họ, xem đối tượng nộp thuế là khách hàng của dịch vụ. Giá trị cốt lõi mà Cơ quan thuế Canada hướng tới là trong sạch, chuyên nghiệp, tôn trọng và hợp tác.

Một trong những điểm đáng chú ý là cơ quan thuế nước này cung cấp dịch vụ hỗ trợ riêng biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bằng cách hỗ trợ và tập huấn về những nội dung chính trong vòng đời hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp từ năm 2015 (OECD, 2017) [111]. Viên chức của cơ quan thuế trực tiếp gặp gỡ để hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp. Bằng cách giải đáp trực tiếp, kịp thời các câu hỏi và vấn đề phát sinh ngay từ giai đoạn đầu phát triển doanh nghiệp, các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt kiến thức về thuế và thuận lợi trong việc tuân thủ nghiêm chỉnh các nghĩa vụ về thuế. Thông qua dịch vụ hỗ trợ này, cơ quan thuế Canada thay đổi giải pháp nâng cao mức tuân thủ thuế, từ xử lý hành vi không tuân thủ sang phương pháp chủ động hơn,

bằng cách tập trung giải quyết các nguyên nhân có thể dẫn đến hành vi không tuân thủ.

Song song đó, Cơ quan thuế Canada luôn chú trọng tăng cường dịch vụ thuế nói chung để đảm bảo nhu cầu của khách hàng nộp thuế, và hướng đến đạt được sự ưa thích của các đối tượng nộp thuế. Đồng thời, cơ quan quản lý

thuế

củng cố

niềm tin và luôn muốn duy trì mối quan hệ

tốt đẹp với đối

tượng nộp thuế để tăng hiệu quả và hiệu lực của quản lý thuế.

5. Hiệp hội nghiên cứu và quản lý thuế châu Á

Hiệp hội nghiên cứu và quản lý thuế châu Á (SGATAR), hiện tại có 17 thành viên, bao gồm Úc, Cambodia, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Indonesia, Nhật, Đặc khu hành chính Macao, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Papua New Guinea, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Các hoạt động SGATAR tập trung vào việc hỗ trợ cải cách hành chính thông qua việc chia sẻ thông tin, ý tưởng và kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến thuế. Hiệp hội cũng nỗ lực tạo điều kiện liên kết của các hệ thống thuế khác nhau trong khu vực châu Á­Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy điều kiện thuế thuận lợi cho sự phát triển thương mại và đầu tư.

Các vấn đề và thách thức mà các thành viên SGATAR đang phải đối mặt liên quan đến quản lý thuế và có khả năng tác động đáng kể đến hiệu quả quản lý thuế, và các thành viên trong tổ chức tham gia thảo luận các giải pháp, chủ yếu bao gồm:

Thứ

nhất, xói mòn cơ

sở tính thuế

và chuyển lợi nhuận (BEPS): Giải

quyết những thách thức quản lý thuế đặt ra bởi toàn cầu hóa và xói mòn cơ sở tính thuế.

Nỗ lực tăng cường tính minh bạch bằng cách thực hiện các quy định về hồ sơ giá chuyển nhượng trong đó có tính đến chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp và khả năng quản lý của các cơ quan thuế; các vấn đề thực tiễn trong xác định giá chuyển nhượng gồm: hồ sơ dữ liệu so sánh, thỏa thuận tài chính,

tài sản vô hình, lỗ, tái cơ cấu và dịch vụ. Các hành động 8­10 của BEPS về Xác định giá chuyển nhượng bao gồm 03 nội dung: Tài sản vô hình; Rủi ro và Vốn; Các giao dịch rủi ro cao.

Thứ hai, rủi ro của các doanh nghiệp đa quốc gia: Rà soát các cấu trúc và thỏa thuận kinh doanh toàn cầu giữa các công ty đa quốc gia nhằm mục tiêu

thiểu các khoản nợ nghĩa vụ thuế.

thuế, trong khi mặt ngoài có ý nghĩa như

tuân thủ

các

Thứ

ba, chia sẻ

thông tin: Chuẩn hóa việc chia sẻ

thông tin hàng loạt

giữa các cơ quan thuế trong nỗ lực chống trốn thuế. Vấn đề trốn thuế trên

quy mô nước ngoài là một vấn đề nghiêm trọng đối với tất cả các khu vực pháp lý, và các cơ quan quản lý thuế các nước ngày càng chú trọng tìm cách giải quyết. Gần đây, các nhà lãnh đạo quốc tế đã tập trung vào trao đổi thông tin thuế tự động nhằm mục tiêu hạn chế các con đường để trốn thuế ra nước

ngoài. Trao đổi thông tin tự

động cho phép

cơ quan quản lý thuế thuế

phát

hiện và giải quyết trốn tránh trong trường hợp không có dấu hiệu hoặc bằng chứng trước đây về việc không tuân thủ.

Cơ quan thuế các nước tạo điều kiện để các tổ chức tài chính tuân thủ

các quy định của chuẩn mực báo cáo chung (Common Reporting Standards

Implementation): Chuẩn mực báo cáo chung đối với việc trao đổi thông tin tự động toàn cầu (Global Automatic Exchange of Information – G­AEOI) về tài khoản tài chính của đối tượng không cư trú với các cơ quan thuế tại nước nơi chủ tài khoản cư trú, nhằm tăng cường minh bạch về thuế toàn cầu, hợp tác và trách nhiệm giải trình giữa các tổ chức tài chính và cơ quan quản lý thuế.

Việc áp dụng CRS toàn cầu dự kiến sẽ làm tăng đáng kể việc trao đổi dữ liệu hàng loạt giữa các khu vực pháp lý. Việc này đặt ra một số câu hỏi như làm thế nào dữ liệu có thể được sử dụng cho mục đích tuân thủ và các nỗ lực hợp tác quốc tế, và rộng hơn là cải thiện cơ quan thuế.

Thứ tư, tuân thủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: tìm cách giảm chi phí tuân thủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nâng cao mức tuân thủ của các doanh nghiệp này.

Cơ quan thuế

các nước chủ

trương thay đổi vai trò của nhà cung cấp

dịch vụ thuế trong vấn đề tuân thủ thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem như khách hàng của dịch vụ thuế. Ngoài dịch vụ công của cơ quan thuế, các dịch vụ tư nhân liên quan đến thuế (tư vấn, soát xét, làm tờ khai, tính thuế) được khuyến khích phát triển và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế.

Thứ

năm, dịch vụ

cho các đối tượng nộp thuế: Cải thiện trải nghiệm

của người nộp thuế đối với cơ quan thuế và đưa ra các chiến lược, kế hoạch để quản lý nhu cầu dịch vụ một cách hiệu quả và hiệu quả.

Quan điểm về xem đối tượng nộp thuế là khách hàng được phổ biến và

áp dụng làm cơ

sở để

cải thiện dịch vụ công cho các đối tượng nộp thuế.

Chú trọng phát triển hơn vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Tiến bộ công nghệ mới hình thành nên nhiều dịch vụ mới như kế toán, kê khai trực tuyến, giao tiếp máy tới máy đã tác động tới tương tác của cơ quan thuế đối với người nộp thuế và nhà cung cấp dịch vụ về thuế, mang tới nhiều cơ hội tuân thủ thuế mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ những nội dung quản lý thuế hướng đến nâng cao mức tuân thủ thuế tại các nước, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm trong quá trình nâng cao quản lý thuế như sau:

Thứ nhất, tập trung nghiên cứu và thực hiện quản lý thuế theo mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế.

Nghiên cứu nguyên nhân, nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế giúp cho cơ quan thuế hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi tuân thủ hoặc không tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Trên cơ sở đó, cơ quan thuế phân loại đối

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí