Quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 2.1. Dự toán thu NSNN của thành phố giai đoạn 2017-2019 46

Bảng 2.2. Dự toán cấp trên giao thu NSNN thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2017- 2019 49

Bảng 2.3. Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2017 – 2019 52

Bảng 2.4. Quyết toán thu NSNN thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2017 - 2019 ..62 Bảng 2.5: Hình thức, chủ thể và đối tượng kiểm soát thu của chính quyền thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang 64

Hình 1.1. Hệ thống quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố 16


PHẦN MỞ ĐẦU


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia, là công cụ quan trọng trong điều tiết vĩ mô quan trọng và nguồn tài chính quan trọng nhất duy trì hoạt động bộ máy nhà nước. Đây còn là nguồn tài chính cho nền kinh tế thị trường, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống kinh tế - xã hội, là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Bằng cách sử dụng hợp lý, cân đối ngân sách nhà nước, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế vận động theo hướng đã đề ra, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò to lớn không chỉ về phương diện cung cấp tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước, mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô. Chính vì thế quy mô NSNN không ngừng mở rộng. Do chiếm tỷ trọng lớn như vậy trong khối lượng của cải được sản xuất ra của một quốc gia, nên thu NSNN có hiệu quả hay không ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến hoạt động của nhà nước, mà còn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của quốc gia. Vì thế, xu hướng chung của nhiều nước là cần nghiên cứu, cải cách tổ chức, quản lý để thu NSNN hiệu quả. Việt Nam nói chung, thành phố Tuyên Quang nói riêng, không nằm ngoài xu hướng chung đó.

Quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang - 2

Hơn nữa, ở nước ta thu NSNN còn đảm nhiệm vai trò cung cấp nguồn lực cho tăng trưởng, nhất là cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế vai trò của thu NSNN càng lớn hơn. Ngân sách của thành phố là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước của tỉnh Tuyên Quang, là công cụ để chính quyền cấp của thành phố thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý KT-XH, an ninh quốc phòng. Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách là đòi hỏi tất yếu, nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công cụ này trong quản trị sự phát triển trên phạm vi quốc gia và địa phương. Trong những năm tới đây, khi tài chính công nói chung, NSNN nói riêng, đứng trước những nhiệm vụ cân đối khó khăn,


nếu không khắc phục được các hạn chế nêu trên, thu NSNN sẽ khó phát huy tác động tích cực của nó, ngược lại, có thể gây ra những tác động tiêu cực không mong muốn.

Những năm qua, mặc d công tác quản lý thu ngân sách đã được cấp ủy chính quyền của thành phố Tuyên Quang đặc biệt trú trọng nhưng vẫn còn có những hạn chế nhất định. Việc tập trung thực hiện các chính sách, chiến lược và các giái pháp tạo mới, nuôi dưỡng, kích thích tăng trưởng nguồn thu gắn với việc thu đúng, thu đủ nhằm phát huy được nội lực trong phát triển KT-XH đã và đang được chính quyền địa phương đặt lên làm nhiệm vụ hàng đầu.

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, cụ thể về lý luận và thực tiễn đối với quản lý thu ngân sách nhà nước là một đòi hỏi bức xúc đang được đặt ra hiện nay, đặc biệt ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ, nhằm tìm ra những hạn chế trong công tác quản lý và nghiên cứu những giải pháp tổ chức thực hiện trong quá trình quản lý điều hành thu ngân sách nhà nước tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay, ở nước ta và trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu liên quan vấn đề quản lý NSNN. Mỗi công trình nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận riêng về NSNN. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài được công bố sau:

Tô Thiện Hiền (2012) “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020” Luận án tiến sỹ kinh tế. Luận án đưa ra cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước trong đó đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý NSNN gồm 4 nhân tố: Điều kiện tự nhiên-xã hội; các chính sách và thể chế kinh tế; cơ chế quản lý NSNN; chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính và đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản


lý ngân sách tỉnh An Giang trong thời gian tới đó là: (1) Tăng cường chấn chỉnh quản lý thu, bồi dưỡng nhuồn thu, (2) quản lý nguồn thu tập trung vào NSNN, (3) Quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chi, (4) hoàn thiện đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và điều hành NSNN các cấp, (5) đổi mới quy trình lập chấp hành và quyết toán NSNN, (6) tăng cường thanh tra kiểm tra khen thưởng và xử lý kịp thời, (7) Nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách.

Nguyễn Xuân Thu (2015) “Phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Việt Nam”. Luận án tiến sỹ ngành tài chính ngân hàng. Luận án đã làm rõ những tác động của phân cấp quản lý ngân sách địa phương đến quản lý nhà nước của chính quyền điạ phương. Tác giả đã đã đưa ra những đề xuất mới như điều chỉnh phương thức chia sẻ nguồn thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp giữa NS trung ương và NS địa phương, chuyển thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường thành khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương, xây dựng một danh mục các nguồn thu mở mà các địa phương có thể tự lựa chọn nguồn thu và quyết định thuế suất hay mức thu.

T.S Lê Đình Thăng và Th.s Lăng Trịnh Mai Hương “Ngân sách nhà nước năm 2014 dưới góc nhìn kiểm toán nhà nước”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2015. Đề tài đã khái quát được đặc điểm kinh tế - xã hội và chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ tác động đến NSNN năm 2014, những vấn đề cơ bản về NSNN năm 2014; một số đặc điểm cơ bản về tình hình ngân sách và cơ chế quản lý QLNS năm 2014. Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các cấp chính quyền nhìn nhận rõ những tồn tại, yếu kém của công tác quản lý ngân sách từ Trung ương đến địa phương, triển khai các giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN cho những năm sau.

Trịnh Thị Thu Nga (2014)“Giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố Bắc Ninh”. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Luận văn đã nêu nên được thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố gồm: (1) phát triển kinh tế để tăng nguồn thu, (2) quản lý thu thuế của khu vực ngoài quốc doanh, (3) tăng cường công tác tổ chức quản lý thu ngân sách, (4) tăng


cường chất lượng công tác lập, quản lý điều hành và quyết toán ngấn sách, (5) tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, (6) nâng cao phẩm chất trình độ năng lực của cán bộ quản lý, (7) tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Đỗ Thị Mai Lan (2015) “Quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Hà Nội” luận văn Thạc sỹ kinh tế. Luận văn đã trình bày vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quản lý thu Ngân sách Nhà nước, đánh giá tình hình thự hiện công tác quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước và đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác thu NSNN qua kho bạc thành phố Hà Nội gồm: (1) hoàn thiện cơ sở pháp lý, (2) hoàn thiện công tác thu, (3)tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, (4) nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý, (4) nâng cao khả năng dự báo các khoản thu.

Đàm Thị Kim Duyên (2015) “Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”. Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nêu ra được một số vấn đề cơ bản về NSNN và quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện đồng thời đã phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện và nêu nên những mặt đạt được và tồn tại hạn chế trong công tác quản lý thu NSNN. Đồng thời luận văn cũng đua ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách tại địa bàn huyện Hàm Yên.

Hoàng Thị Ánh Tuyết (2014) “Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”; Luận văn thạc sỹ kinh tế. Luận văn đã nêu ra được một số vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước và quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã đồng thời đã phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn và nêu những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý thu NSNN. Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách tại địa bàn thị xã Phú Thọ.

Phạm Ngọc Dũng (2019), “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: Thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí tài chính ngày 23/04/2019. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng của quản lý ngân sách nhà nước. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước không chỉ liên quan đến công tác quản lý ngân sách mà còn liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước và các vấn đề KT-XH. Bài viết đánh giá


thực trạng hệ thống ngân sách và phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam thời gian qua và đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN theo hướng bền vững.

Nguyễn Thị Việt Nga (2019), “Quản lý ngân sách địa phương tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí tài chính ngày 07/02/2019. Trong những năm qua, công tác quản lý NSNN của tỉnh Bắc Giang đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện KT-XH trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh cũng còn những tồn tại, bất cập đặt ra cần giải quyết. Bài viết khảo sát thực trạng về công tác quản lý NSNN và đưa ra một số giải pháp gắn với tình hình thực tiễn công tác quản lý NSNN tại Bắc Giang.

Việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách là vấn đề có tính cấp thiết, mặc d các công trình khoa học trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong quản lý thu ngân sách nói chung và ngân sách thành phố nói riêng với các phương pháp tiếp cận khác nhau, đưa ra thực trạng và giải pháp khác nhau nhưng các công trình nghiên cứu đã có điểm chung là phân tích, đánh giá tình hình quản lý thu NSNN nói chung và quản lý thu ngân sách địa phương nói riêng theo quy định, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho từng nội dung được đề cập. Trên phương diện kế thừa những công trình nghiên cứu trên về hệ thống lý thuyết, nhìn nhận những thành tựu và hạn chế tại các địa phương đề xuất những giải pháp mang tính định hướng áp dụng ph hợp với đặc điểm và thực trạng thực tế trong quản lý thu ngân sách tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất phương hướng và giải pháp ph hợp hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất: Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về quản lý thu ngân sách Nhà


nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, đồng thời làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước.

Thứ hai: Phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017- 2019, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý thu NSNN của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Thứ ba: Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN và một số kiến nghị trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu NSNN của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

- Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

+ Về thời gian: Phân tích thực trạng quản lý thu NSNN của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2017-2019, đề xuất phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo.

- Về nội dung nghiên cứu

+ Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước củathành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

+ Phương hướng và các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

5. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Những dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất


kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố. Ngoài ra tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

+ Thu thập thông tin thứ cấp: Sử dụng báo cáo quyết toán hàng năm của thành phố và các đơn vị, các xã, phường (Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang qua các năm 2017, 2018, 2019; Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;). Ngoài ra, tác giả còn tiếp cận tới một số tài liệu của Chi cục thống kê tỉnh; Phòng TC - KH thành phố; Kho bạc nhà nước tỉnh Tuyên Quang.

+ Thu thập thông tin sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra bằng cách phỏng vấn các cán bộ làm công tác tài chính của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Đối với phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu:

Tác giả d ng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hoá số liệu theo các tiêu thức ph hợp với mục tiêu của luận văn.

Số liệu được xử lý, tính toán trên phần mềm Microsoft Excel 2019.

- Phương pháp phân tích

Các phương pháp được vận dụng linh hoạt, ph hợp với từng loại dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:

+ Phương pháp so sánh: Sau khi đã tập hợp đầy đủ dữ liệu về thu NSNN, công tác quản lý thu NSNN của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang tác giả sẽ tiến hành so sánh những kết quả đạt được qua các năm để đánh giá kết quả đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân nhằm khắc phục các hạn chế và phát huy các yếu tố tích cực.

+ Phương pháp tổng hợp: Thông tin nghiên cứu sau khi được thu thập từ các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp sẽ được tác giả tổng hợp, phân tích chỉ số trung bình từ đó giúp tác giả có cái nhìn bao quát vê thực trạng để đề xuất các giải pháp.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 29/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí