Quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang - 12


càng phát triển, xã hội ngày càng phát triển hiện đại, phức tạp, quá trình hội nhập ngày càng mạnh do đó, cán bộ quản lý ngân sách phải có đủ trình độ và đạo đức tốt. Trong những năm qua đã không ít những trường hợp do trình độ năng lực, phẩm chất đạo đực của cán bộ quản lý NSNN dẫn đến thất thu ngân sách, nguyên tắc, không ít cán bộ vì mục đích tư lợi cá nhân đã gây thất thoát lớn cho NSNN. Do đó, bên cạnh việc thường xuyên đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên còn phải quan tâm đến việc trau dồi tư cách đạo đức cho cán bộ, công chức. Nhà nước cũng như các cơ quan quản lý ngân sách phải luôn có chế độ, chính sách hợp lý nhằm thu hút nhân tài trong hệ thống quản lý thu NSNN thông qua cơ chế tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, điều kiện sống và làm việc. Bản thân các cán bộ, công chức đang làm công tác quản lý thu NSNN phải luôn trau dồi đạo đức, nghiệp vụ của mình nhằm đáp ứng được với nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

3.2.6. Hoàn thiện công tác kế toán, quyết toán thu NSNN của thành phố Tuyên Quang

Cần tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ kế toán tài chính các cấp cho ph hợp với chế độ tài chính kế toán và cơ cấu quản lý của từng đơn vị; có chuyên môn, có đạo đức, trung thực, liêm chính. Mỗi kế toán phải được trang bị một bộ máy vi tính có cài đặt phần mềm kế toán, phần mềm quản lý thu… và được nối mạng internet để thường xuyên cập nhật các chế độ, văn bản mới; Bên cạnh đó, phải có kế hoạch hợp lý để bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm kế toán một cách căn bản và đồng bộ, sao cho họ có thể sử dụng thành thạo và hiệu quả các trang thiết bị, phần mềm kế toán, đảm bảo tiết kiệm thời gian, tăng độ chính xác cho công tác kế toán trong đơn vị.

Với công tác quyết toán thu NSNN, phải thực sự quan tâm đến khâu phân tích số liệu, đánh giá việc thực hiện dự toán cũng như kế hoạch phát triển KT-XH và rút ra những bài học kinh nghiệm để phục vụ công tác quản lý NSNN trong những năm tiếp theo. Phòng TC-KH thành phố cần đôn đốc các xã nộp báo cáo quyết toán đúng thời hạn và có biện pháp xử lý, kỷ luật các trường hợp vi phạm để đảm bảo tiến độ quyết toán ngân sách nhà nước của thành phố. Các đơn vị được thanh tra, kiểm toán


phải xử lý dứt điểm và báo cáo kết quả xử lý các kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán, gửi đơn vị và cơ quan tài chính cấp trên, nêu rõ những tồn tại đã được khắc phục, chưa được khắc phục và biện pháp trong thời gian tới.

- Đối với các xã, phường:

+ Nâng cao nhận thức của lãnh đạoquản lý trong việc tổ chức các khoản thu ngoài thuế.

+ Phải kiện toàn lại bộ máy và cán bộ tổ chức thực hiện công tác này. Khắc phục tình trạng hiện nay cán bộ quản lý thu ngoài thuế thường xuyên thay đổi dẫn đến bị động và hiệu quả quản lý thấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

3.2.7. Thực hiện công khai tài chính của thành phố Tuyên Quang

Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đẩy mạnh việc công khai tài chính các cấp ngân sách cần thực hiện một số giải pháp:

Quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang - 12

- Xác định đúng nội dung, phạm vi số liệu cần công khai theo quy định. Lựa chọn hình thức công khai ph hợp với từng địa phương, đơn vị để nhân dân, cán bộ, công chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung này. Các xã, phường cần đặt biệt chú ý đến việc công khai các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, đây là một nội dung thường hay bỏ sót gây nhiều thắc mắc trong nhân dân.

- Các cơ quan có chức năng và các đoàn thể chính trị cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc công khai ngân sách nhà nước ở các địa phương, đơn vị. Kịp thời đề xuất xử lý các đơn vi vi phạm chế độ công khai tài chính.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính

Để đảm bảo thu ngân sách nhà nước đúng, đạt hiệu quả và nuôi dưỡng nguồn


thu, phải nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế. Trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới chính sách thuế. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế việc hoàn thiện chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, phải đơn giản, ổn định, minh bạch, công khai và có tính luật pháp cao. Áp dụng hệ thống thuế không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.

- Cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước .

- Cần sớm nghiên cứu xây dựng Đề án đổi mới phương pháp lập dự toán và giao dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán và giao dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Trước sức ép về phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập, nhu cầu của xã hội về nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ công, đòi hỏi Nhà nước phải đổi mới phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra. Do vậy tại Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước, Đảng ta đã yêu cầu “Thí điểm thực hiện cơ chế cấp phát ngân sách theo kết quả công việc thay thế cơ chế cấp kinh phí chủ yếu dựa vào chỉ tiêu biên chế đối với đơn vị sự nghiệp dịch vụ công”. Cụ thể:

- Lập ngân sách theo đầu ra là một hoạt động quản lý ngân sách dựa vào cơ sở sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng đạt được các mục tiêu chiến lược phát triển của Chính phủ. Lập ngân sách theo đầu ra bao hàm một chiến lược tổng thể nhằm đạt được những thay đồi quan trọng trong việc quản lý và đo lường công việc thực hiện của các cơ quan


Nhà nước so với mục tiêu đề ra. Nó bao gồm nhiều công đoạn như: thiết lập mục tiêu, lựa chọn các chỉ số và kết quả hướng tới, xác định các nguồn lực tài trợ cho các đầu ra cần thiết để đạt được kết quả mong muốn, giám sát công việc thực hiện, phân tích và báo cáo những kết quả này so với mục tiêu đề ra.

- Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý. Thực hiện chuyển đổi từ việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công như hiện nay sang thực hiện phương thức đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ đơn vị cung cấp (không phân biệt cơ sở công lập, ngoài công lập), nhằm tạo cạnh tranh lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm cho các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập phát triển bình đ ng. Đồng thời đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; Nhà nước quy định giá hoặc khung giá sản phẩm, dịch vụ đối với các loại dịch vụ cơ bản, có vai trò thiết yếu đối với xã hội; từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý trong giá dịch vụ sự nghiệp, ph họp với thị trường và khả năng của NSNN; thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ. Đối với các hoạt động dịch vụ khác, đơn vị sự nghiệp được tự quyết định mức thu, theo nguyên tắc đảm bảo b đắp chi phí và có tích luỹ.

- Tăng định mức dự toán chi NSNN giúp cơ quan sử dụng ngân sách đảm bảo được hết các chức năng nhiệm vụ của mình, vì hiện nay định mức khoán chi quá thấp…

3.3.2. Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Tuyên Quang

Tinh cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước theo hướng sắp xếp, sửa đổi hoặc giảm những quy trình, thủ tục gây phiền hà hoặc không thật sự cần thiết. Từng bước cải tiến quy trình cấp phát kinh phí ngân sách vừa phải bảo đảm trực tiếp đến người sử dụng đúng mục đích, thông thoáng về thủ tục nhưng vẫn phải chặt chẽ trong kiểm soát chi tiêu. Tiếp tục nhân rộng mô hình khoán chi hành chính để tăng hiệu qủa trong quản lý.


Cần đẩy mạnh hỗ trợ từ cơ quan quản lý cấp trên: tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn… Nhằm đưa chế độ, chính sách đến với cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính ngày càng tốt hơn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính…Qua đó có kiến nghị với các ngành, địa phương và đơn vị về việc chấn chỉnh, xử lý công tác quản lý; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ. Góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế- xã hội, quản lý tài chính và thu, chi NSNN của ngành, địa phương.

Việc xây dựng cơ chế tài chính cho toàn tỉnh nên xét đến yếu tố khu vực, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ trượt giá của đồng tiền Việt Nam, chính sách tiền lương tại thời điểm xây dựng định mức và nội dung chi thực hiện tự chủ. Việc giao dự toán kinh phí tự chủ trong thời gian tới tỉnh cần tách biệt quỹ tiền lương ra khỏi kinh phí tự chủ khi đó sẽ giải quyết được tình trạng đơn vị nào có quỹ tiền lương cao thì sẽ làm giảm khoản kinh phí chi cho hoạt động và cần tính toán đến yếu độ đặc th , không nên áp dụng mức bình quân, cào bằng giữa các địa phương cũng như các đơn vị trong c ng nhóm. Đồng thời, mạnh dạn trao quyền hơn nữa cho các đơn vị trong việc phân bổ, tuyển dụng và sử dụng biên chế, tiến tới trao quyền hoàn toàn cho các đơn vị này.

Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp để xây dựng biên chế cho các đơn vị làm cơ sở giao kinh phí tự chủ hoặc phân cấp mạnh hơn cho các đơn vị sự nghiệp công thực hiện chế độ TCTC như các doanh nghiệp. Sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy định thống nhất tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính để các địa phương, đơn vị tự chủ làm cơ sở trong việc đánh giá chất lượng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ công chức trong đơn vị để việc chi trả tăng thu nhập cho cán bộ công chức mang tính công bằng, dân chủ.

Tuy nhiên, đối với các văn bản hướng dẫn của tỉnh, cần phải ph hợp với văn bản của Trung ương, tránh vì chặt chẽ quá mà quy định thêm các công đoạn khác làm cho cơ sở khó thực hiện. Mặt khác, các ngành chức năng cần mở những lớp tập


huấn chuyên đề đi sâu vào các nội dung như xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, về thành lập mới, sát nhập giải thể, quy định chức năng nhiệm vụ và quy chế hoạt động, về quy định quản lý sử dụng cán bộ,... tạo điều kiện cho cơ sở nắm chắc các nội dung, chủ động xây dựng các phương án và tổ chức triển khai thực hiện tốt quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm tại cơ sở.

Trong phân cấp về ngân sách cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để thành phố có cơ cấu nguồn thu bền vững, chủ động cân đối được ngân sách cho chi thường xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tư phát triển.

UBND tỉnh kịp thời trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh mức thu đối với một số khoản phí, lệ phí ban hành đã lâu nay không còn ph hợp, cũng như xem xét ban hành thêm một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền để tăng nguồn thu ngoài thuế cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Ban hành quy chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo song tr ng giữa chính quyền địa phương với ngành dọc trong quản lý thu ngân sách nhà nước nhất là ngành Thuế và Kho bạc.


KẾT LUẬN


Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sự đòi hỏi của các qui luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý thu ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH của thành phố Tuyên Quang và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và UBND thành phố Tuyên Quang cho đến các xã, phường và các cơ quan chức năng. Qua quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và khắc họa những nét nổi bật sau:

- Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy thành phố Tuyên Quang phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.

- Thực tiễn quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành Thuế phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thu ngân sách ở trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn của thành phố Tuyên Quang.

- Thông qua thực hiện quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giải phóng khả năng sản xuất, góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, tăng cường


hạch toán kinh doanh, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tích luỹ. Thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực của thành phố có hiệu quả, tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đề tài đã luận giải những vấn đề có tính cơ bản về vấn đề này từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác nói trên để làm cơ sỏ đề ra các giải pháp có tính thực thi. Đây là cơ sở về lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn của thành phố Tuyên Quang. Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp chính quyền thành phố như HĐND, UBND thành phố Tuyên Quang, các ngành chức năng, các tổ chức CT-XH từ thành phố cho đến các xã, phường cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm. Mặt d đã có những cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, kính mong các thầy, cô trong Hội đồng chỉ dẫn, góp ý để tiếp tục hoàn thiện Luận văn tốt hơn.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 29/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí