Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 2


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ‌


STT

Sơ đồ

Nội dung

Trang


1


Sơ đồ 2.1.

Khung phân tích các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH tại huyện

Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên


27

2

Sơ đồ 3.1.

Bộ máy tổ chức của BHXH huyện Phú

Bình

34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện cách đây rất lâu. Ngày nay, BHXH đã trở thành một công cụ hữu hiệu, mang tính nhân văn sâu sắc để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống và trong quá trình lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất khả năng lao động, già cả hoặc bị chết. Vì thế, BHXH ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế Nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới.

Đối với Việt Nam, Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH, BHYT, BHXHTN) bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, khám chữa bệnh BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động và nhân dân trên phạm vi cả nước. Vì vậy trong những năm qua Nhà nước có nhiều những văn bản sửa đổi, bổ sung để phù hợp với nền kinh tế trong từng thời điểm. Có thể nói chính sách BHXH luôn mang tính cấp thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề an sinh xã hội.

Thực hiện Bộ Luật Lao động, trong đó có Chương XII về BHXH, nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ - CP ngày 26/01/1995; sau này đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 01/2003/NĐ - CP ngày 09/01/2003 thì các đối tượng tham gia đóng, hưởng BHXH đã được mở rộng đến tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy, số lao động tham gia BHXH hàng năm, số thu BHXH hàng năm và nguồn quỹ BHXH hàng năm độc lập với ngân sách đều có sự gia tăng. Đây là bước chuyển đổi căn bản về sự nghiệp BHXH từ cơ chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước sang cơ chế


quỹ BHXH chủ yếu dựa trên nguồn thu do người lao động, người chủ sử dụng lao động đóng góp,… để chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội.

Tính đến hết năm 2014, cả nước có trên 11,4 triệu người tham gia BHXH bắt buộc đạt trên 85% số đối tượng phải tham gia. Số lao động còn lại chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước như: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ,… đã trốn tránh không tham gia BHXH cho người lao động hoặc còn cố tình tìm mọi cách trốn đóng BHXH; mặt khác nợ đọng BHXH thời gian dài, thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh,… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động nói chung và việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH nói riêng, làm ảnh hưởng đến việc thu, nộp BHXH và nguồn quỹ BHXH.

Bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình là cơ quan chuyên môn do BHXH tỉnh Thái Nguyên trực tiếp quản lý về ngành dọc, đóng trên địa bàn huyện Phú Bình và chịu sự quản lý hành chính của Đảng bộ, UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn huyện có 36 cơ quan hành chính sự nghiệp; 21 UBND xã, thị trấn; 46 trường THPT, THCS và tiểu học; 57 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã; 113 hộ cá thể với tổng số 4.840 người lao động tham gia BHXH, so với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thì mới chỉ đạt 13,12%.

Trong những năm gần đây, việc thu nộp BHXH đã và đang phát triển.

Tuy nhiên, vẫn còn có một số chủ doanh nghiệp trên địa bàn còn chưa hiểu đúng, đủ về chế độ BHXH nên vẫn còn xảy ra tình trạng trốn đóng, chậm đóng, đóng chưa đủ dẫn đến việc người lao động không được tham gia BHXH hoặc được tham gia nhưng đơn vị sử dụng lao động không nộp tiền cho cơ quan BHXH huyện, do vậy các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản


của người lao động không được giải quyết.

Thêm vào đó, số lao động tham gia BHXH trong các đơn vị đã đăng ký tham gia đóng BHXH cũng còn chưa đầy đủ, chưa đúng quy định.

Có một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp còn nợ tiền đóng BHXH cho NLĐ.

Công tác tuyên truyền về BHXH hiệu quả giáo dục đối với người sử dụng lao động và người lao động còn chưa cao, chưa tạo được chuyển biến rõ rệt,...

Câu hỏi đặt ra là: Cần phải thực hiện những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Phú Bình trong thời gian tới?

Nhằm góp phần trả lời câu hỏi trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở khái quát những vấn đề chung về quản lý thu BHXH và phân tích, đánh giá thực trạng công tác đó tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, đề tài nhằm hướng tới mục tiêu đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH của huyện trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát hóa những vấn đề chung về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH, từ đó đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, xác định nguyên nhân của những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.


- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác thu BHXH bắt buộc, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu các tài liệu, số liệu từ năm 2012 - 2014, định hướng và giải pháp đến năm 2020.

4. Những đóng góp của luận văn

Luận văn hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác quản lý thu BHXH. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Phú Bình, qua đó tìm ra những mặt đạt được và tồn tại cũng như các nguyên nhân của những tồn tại đó.

Kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình nói riêng và BHXH tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo thuộc ngành BHXH, cán bộ lãnh đạo tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị áp dụng để bảo đảm quyền lợi của người lao động.

Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho học viên cao học, sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế và cho các công trình nghiên cứu liên quan.


5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Danh mục sơ đồ, bảng biểu, Danh mục chữ viết tắt, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn cấp huyện

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm tại huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Từ năm 1995, sau 20 năm thành lập và đi vào hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu của cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia trong ngành và ngoài ngành, từ đề tài cấp bộ, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đi sâu cứu những vấn đề chung, cũng như từng lĩnh vực cụ thể về BHXH và quản lý thu BHXH. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu về quản lý thu BHXH còn khá hạn chế, mới có một số đề tài trong lĩnh vực này được nghiên cứu một cách có hệ thống, đó là:

- "Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu", đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Nguyễn Văn Châu, nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 1996. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số nước trên thế giới và tổng kết hoạt động thực tiễn của quản lý thu BHXH ở Việt Nam trước năm 1995 và đến năm 1996; tác giả làm rõ thực trạng hoạt động BHXH đặc biệt là công tác thu BHXH trong thời gian qua, nhằm phân tích khả năng thu BHXH để bù đắp các chế độ BHXH, thay thế dần các nguồn chi lấy từ Ngân sách nhà nước, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm cải tiến công tác thu BHXH ở Việt Nam [1].

- "Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội“, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Dương Xuân Triệu, Giám đốc Trung tâm thông tin khoa học BHXH Việt Nam, bảo vệ năm 1999. Trên cơ sở nghiên cứu 5 mô hình quản lý thu BHXH của các nước trong khu vực và thế


giới, tác giả đã làm rõ một số khái niệm xung quang vấn đề thu BHXH, thực trạng quản lý thu BHXH, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng ở Việt Nam [2].

- “Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, đề tài luận văn Thạc sĩ của Trần Ngọc Tuấn, bảo vệ năm 2003. Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu về công tác thu và quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện Quản lý thu BHXH tại tỉnh này, cũng là cơ sở cho các tỉnh khác trong cả nước nghiên cứu và áp dụng [3].

- “Hoàn thiện công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”, đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Tuấn Linh, bảo vệ năm 2014. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu BHXH tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2009 - 2013, tác giả đã làm rõ những điểm mạnh, cũng như phân tích những hạn chế trong công tác thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang, qua đó rút ra những bài học để trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tiếp theo [4].

Như vậy, đã có rất nhiều những nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, với nhiều nội dung và cách thức tiếp cận khác nhau. Những đề tài đó đã phần nào nêu lên những cơ sở lý luận cơ bản nhất về BHXH và những vấn đề liên quan đến BHXH - trong đó có thu BHXH. Đây sẽ là những nền tảng ban đầu để tác giả liên hệ, tiếp thu và làm mới theo từng thời kỳ để đưa vào luận văn “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.

Tuy nhiên, với quan điểm không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thu và quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu mang tính tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu để có thể làm rõ hơn về quản lý thu BHXH tại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2023