Giới Thiệu Các Công Ty Cổ Phần Ngành Xây Dựng Niêm Yết Ở Việt Nam


hạn để tài trợ cho toàn bộ tài sản ngắn hạn (bao gồm Tiền, Phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho) và một phần của tài sản dài hạn (gồm Phải thu dài hạn, TSCĐ HH). Phần còn thiếu được tài trợ bằng nguồn dài hạn. Theo cách này, chi phí vốn giảm đi nhưng rủi ro tài chính tăng lên. Muốn áp dụng cách thứ hai, doanh nghiệp phải tăng trưởng tốt và chắc chắn về điều kiện kinh doanh trong dài hạn.

Không chỉ xác định cơ cấu vốn, việc lựa chọn hình thức huy động vốn cũng tác động tới các quyết định quản lý tài sản bởi mỗi phương án có những ưu thế và hạn chế nhất định. Thông thường, nguồn vốn rẻ, dễ huy động (tín dụng thương mại, vốn góp ban đầu, lợi nhuận giữ lại) lại bị giới hạn về quy mô và thời hạn nên chỉ thích hợp với nhu cầu đầu tư nhỏ, ngắn hạn, nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Các hình thức huy động được quy mô lớn (gần như không có giới hạn) bao gồm phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng, leasing… thường có chi phí cao, thủ tục phức tạp, điều kiện khắt khe… không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được. Tuy nhiên, với quy mô lớn, tính chất ổn định, lâu dài, đây là lựa chọn phù hợp với nhu cầu đầu tư mở rộng, phát triển của doanh nghiệp.

Như vậy, quản lý vốn tốt tạo điều kiện cho doanh nghiệp quản lý tài sản một cách chủ động và chuyên nghiệp.

* Phương tiện quản lý của doanh nghiệp: Để quản lý tài sản một cách toàn diện, khoa học cần có phương tiện quản lý tốt, cụ thể là hệ thống máy tính và phần mềm quản lý chuyên dụng cho phép theo dõi và lưu trữ các thông tin cần thiết như sự biến động dòng tiền, công nợ hàng ngày, danh mục chi tiết hàng tồn kho, TSCĐ HH cập nhật theo từng đơn hàng, từng dự án… Có các phương tiện để thu thập và xử lý thông tin về thị trường, bạn hàng, có thể thực hiện các giao dịch quốc tế… Các thiết bị đó phải được trang bị một cách đồng bộ, đầy đủ cho từng bộ phận có nhiệm vụ quản lý tài sản. Mức độ hiện đại của cơ sở vật chất tương ứng với mức độ phức tạp và quy mô của công việc.

* Bộ máy quản lý của doanh nghiệp: Quản lý tài sản là hoạt động phức tạp, cần sự phối hợp của nhiều bộ phận như kế hoạch, tài chính, thi công, giám sát… do đó cơ cấu tổ chức, sắp xếp trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tới quá trình quản lý


tài sản. Sự phân cấp quản lý rõ ràng, thống nhất, có tính chuyên môn hoá cao, không chống chéo, không kiêm nhiệm sẽ tạo điều kiện quản lý tài sản thông suốt. Hơn nữa, các bộ phận tác nghiệp được bố trí phù hợp về mặt không gian cũng góp phần tăng tính liên kết và khả năng phối hợp nhịp nhàng trong nội bộ doanh nghiệp.

2.5.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ngành xây dựng

Ngoài những nhân tố thuộc về doanh nghiệp còn có những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có thể tác động tới hoạt động quản lý tài sản, bao gồm:

Quy định của nhà nước về quản lý tài sản: Các cơ quan chức năng của nhà nước như Bộ Tài chính, Bộ chủ quản… cũng ban hành các quy định liên quan tới quản lý tài sản. Đó có thể là những yêu cầu buộc doanh nghiệp phải tuân thủ hoặc những hướng dẫn trong quá trình quản lý. Nếu nhà nước quan tâm tới hoạt động quản lý tài sản và ban hành những quy định phù hợp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động triển khai có hiệu quả, ngược lại, nếu các quy định không phù hợp hoặc làm giảm tính tự chủ của doanh nghiệp sẽ gây nên nhiều khó khăn, trở ngại, ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý tài sản.

Ngoài ra, chính sách hạn chế hay khuyến khích đầu tư xây dựng cơ bản, quy hoạch vùng, lãnh thổ và quốc gia sẽ mở ra cơ hội hoặc làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp ngành xây dựng, từ đó tác động tới việc quản lý tài sản của các doanh nghiệp này. Do đặc thù hoạt động xây lắp diễn ra trong thời gian dài, giá trị đầu tư lớn, nếu các quy định nêu trên thường xuyên thay đổi, khó dự báo trước, nhà quản lý không thể tính toán chính xác giá bỏ thầu, nhu cầu nắm giữ tiền mặt, nguyên vật liệu hay TSCĐ HH… Đặc biệt, khoản phải thu sẽ gia tăng, ngân quỹ giảm sút, ứ đọng vốn trong hàng tồn kho và TSCĐ HH, áp lực trả nợ nặng nề nếu dự án xây dựng bị tạm dừng hoặc đình hoãn vô thời hạn do khó khăn chung về tài chính quốc gia hoặc thay đổi quy hoạch tổng thể toàn quốc.

Mức độ phát triển của thị trường: Mọi quyết định quản trị doanh nghiệp chỉ có thể phát huy tác dụng nếu phù hợp với điều kiện hiện tại của thị trường. Thị trường càng phát triển, doanh nghiệp càng có nhiều lựa chọn để cùng giải quyết một vấn đề. Trong một thị trường tài chính - tiền tệ phát triển cao, nhà quản lý có thể


lựa chọn linh hoạt các phương án đầu tư thặng dư, tài trợ thâm hụt cho ngân quỹ, bù đắp khoản thiếu hụt khi chủ đầu tư chậm thanh toán giá trị công trình… Nếu thị trường nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị xây dựng có quy mô lớn, với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp, chủng loại hàng hóa đa dạng, giá cả cạnh tranh, giao hàng thuận tiện, nhanh chóng… doanh nghiệp ngành xây dựng sẽ dễ dàng xác định (và điều chỉnh khi cần thiết) quy mô, thời điểm đặt hàng, TSCĐ HH cần đầu tư và phương thức tài trợ (mua sắm hoặc thuê ngoài)… Thị trường tin tức, công nghệ phát triển cao sẽ đem lại nguồn thông tin đa dạng, đáng tin cậy, phục vụ cho việc ra quyết định quản lý tài sản, đồng thời cung cấp các công cụ xử lý thông tin hiện đại, hỗ trợ công việc quản lý tài sản được thực hiện chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cuối cùng, sự phát triển lớn mạnh của thị trường xây dựng nói chung tạo nên cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu đầu tư cũng như cách thức quản lý tài sản của doanh nghiệp. Tóm lại, trong môi trường kinh doanh phát triển tốt, nhà quản trị có cơ hội đưa ra các quyết định linh hoạt, tăng khả năng ứng phó với rủi ro trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp ngành xây dựng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy, qua chương 2, có thể khẳng định quản lý tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng là công việc phức tạp, được tiến hành ngay từ lúc có nhu cầu về tài sản đến khi tài sản đó bị loại khỏi quá trình sản xuất – kinh doanh, hướng đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Có 4 loại tài sản chính cần quản lý trong doanh nghiệp ngành xây dựng là Tiền, Phải thu, Hàng tồn kho và TSCĐ HH. Dựa trên nội dung quản lý tài sản đã trình bày chi tiết trong chương 2, nhà quản lý doanh nghiệp ngành xây dựng có thể điều chỉnh phù hợp với đặc điểm riêng của đơn vị để áp dụng vào thực tiễn.

Đánh giá việc quản lý tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng thường dựa trên việc xem xét một cách riêng biệt giá trị của các tỷ số tài chính như khả năng thanh toán ngắn hạn, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng TSCĐ HH hoặc hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hệ số sinh lời tổng tài sản.

Ngoài ra, những phân tích trong chương 1 cũng cho thấy quản lý tài sản chịu sự chi phối của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Tất cả các nhân tố này có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hoặc từng khía cạnh nhất định của quản lý tài sản. Nếu nắm bắt được đầy đủ cơ chế tác động của các nhân tố này, có thể quản lý tài sản chặt chẽ, khoa học hơn. Song, trên thực tế, đây là một công việc không dễ dàng.

Toàn bộ cơ sở lý luận trình bày trong chương 1 sẽ được vận dụng để nghiên cứu thực trạng quản lý tài sản tại các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trong chương 3 của luận án.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

3.1 Giới thiệu các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam

3.1.1 Tiêu chí lựa chọn công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam

Theo cách phân loại của Tổng cục Thống kê Việt Nam hiện nay (tương đồng với thông lệ thế giới), các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng (construction) có hoạt động chủ yếu là thi công, xây lắp các công trình kỹ thuật công nghiệp hoặc dân dụng. Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được xếp vào ngành Công nghiệp chế biến và các đơn vị tư vấn (thiết kế, giám sát xây dựng…) thuộc ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (Tham khảo phụ lục 01).

Hiện nay, đáp ứng nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp thường hoạt động theo hướng đa ngành nghề, đăng ký kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, khi thực hiện chọn mẫu các công ty cổ phần xây dựng niêm yết, nghiên cứu sinh không căn cứ vào tên giao dịch, thay vào đó, lấy tiêu chí doanh thu của hoạt động xây lắp (bao gồm xây dựng và lắp đặt) trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng cao hơn doanh thu từ các hoạt động khác (như kinh doanh bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thương mại, cấp nước…) trong phần lớn thời gian từ năm 2006 đến 2010. Đồng thời, loại bỏ những công ty mới bắt đầu niêm yết từ năm 2010 do không đảm bảo đủ số liệu để phân tích. Danh sách 104 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết được sử dụng làm tổng thể nghiên cứu được trình bày tại phụ lục 02.

3.1.2 Đặc điểm các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam

Để lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp, cũng như thiết kế nghiên cứu hợp lý, cần thiết phải nắm bắt được các đặc điểm nổi bật của tổng thể, tập trung vào khía cạnh số lượng doanh nghiệp, nguồn gốc hình thành, thời gian hoạt động, quy mô tài sản, lĩnh vực kinh doanh chính và nghĩa vụ khi niêm yết.


3.1.2.1 Số lượng và số năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần

Tính đến hết ngày 31/3/2011, số lượng công ty cổ phần ngành xây dựng đã niêm yết cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (theo tiêu chí lựa chọn của tác giả) bằng 104 công ty, chiếm tỷ lệ bình quân 5% số doanh nghiệp xây ngành dựng thực tế sản xuất – kinh doanh hàng năm. Trong đó, giai đoạn từ năm 2006 đến 2008, tốc độ tăng nhanh nhất, góp phần gia tăng đáng kể các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết. Đây cũng là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc, tạo điều kiện cho các công ty niêm yết nói chung, công ty cổ phần ngành xây dựng nói riêng sử dụng hữu hiệu kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu và cổ phiếu.

Bảng 3.1 Số lượng các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết từ năm 2006 đến hết ngày 313/2011

Đơn vị tính: doanh nghiệp


Năm

Số lượng công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết

Tốc độ tăng (%)

2005

28


2006

52

85,71

2007

68

30,77

2008

94

38,24

2009

100

6,38

31/3/2011

104

4,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam - 12

Nguồn: [39] và tính toán của tác giả

Mặc dù, hầu hết các công ty trong danh sách đều có lịch sử hình thành từ hàng chục năm trước, song thời gian chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần phổ biến là 7 năm và 4 năm, gắn với giai đoạn đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (năm 2003, 2004) và sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam (năm 2006, 2007). Tuy khoảng thời gian này không dài song với do tận dụng được tính ưu việt của mô hình tổ chức này, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận (được trình bày chi tiết ở phần sau).


Bảng 3.2

Thời gian hoạt động của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết

(tính đến ngày 31/12/2010)


Thời gian hoạt động theo mô hình

công ty cổ phần (năm)

số lượng công ty (công ty)

2

tỷ lệ % trong

tổng số công ty

2

1,92%

3

2

1,92%

4

16

15,38%

5

13

12,50%

6

11

10,58%

7

30

28,85%

8

17

16,35%

9

6

5,77%

10

1

0,96%

11

4

3,85%

12

2

1,92%

Tổng

104

100,00%

Nguồn: [39] và tính toán của tác giả

3.1.2.2 Nguồn gốc hình thành và lĩnh vực hoạt động chính

Nguồn gốc hình thành các công ty công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết gắn liền với lịch sử phát triển của ngành xây dựng Việt Nam. Từ năm 1986, thực hiện chủ trương đổi mới của mạnh mẽ và nhiều mặt nền kinh tế xã hội, phương thức đấu thầu đã được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng thay cho hình thức giao chỉ tiêu, kế hoạch. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành chú ý sắp xếp lại lực lượng lao động, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thi công để nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả xây lắp. Năm 1991, thực hiện nghị định 388 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp, các doanh nghiệp xây dựng quốc doanh quy mô lớn lần lượt ra đời, khẳng định vai trò chủ đạo trong cơ chế thị trường. Tính đến năm 2000, cả nước có 14 tổng công ty


xây dựng nhà nước lớn mạnh như Tổng công ty lắp máy (Lilama), Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi), Tổng công ty Dầu khí (PVX), Tổng công ty sông Đà và Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)… Tuy nhiên, trước sự thay đổi nhanh chóng các điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, bộ máy tổ chức cồng kềnh đã ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả hoạt động, do đó, thực hiện chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, nhiều bộ phận, đơn vị trực thuộc của các tổng công ty nhà nước đã được cổ phần hóa và hạch toán độc lập, sau đó niêm yết cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán. Các đơn vị được thành lập ngay từ ban đầu theo mô hình công ty cổ phần chiếm tỷ lệ không nhiều.

Bảng 3.3

Nguồn gốc hình thành các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết

(tính đến ngày 31/03/2011)

Đơn vị tính: doanh nghiệp


Nguồn gốc hình thành

Số lượng doanh nghiệp

tỷ lệ %

Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa

82

77,85%

Doanh nghiệp Tư nhân

22

21,15%

Tổng

104

100,00%

Nguồn: [39] và tính toán của tác giả

Ngoài ra, do được cổ phần hóa từ các tổng công ty nhà nước nên xuất hiện các nhóm công ty có mối liên hệ mật thiết với nhau thông qua công ty mẹ hoặc cổ đông chi phối (là tổng công ty nhà nước cũ) như nhóm Lilama, Licogi, PVX, Sông Đà, Vinaconex… Các công ty trong nhóm thường có lợi thế nhất định, thừa hưởng từ công ty mẹ như vốn, kỹ thuật xây lắp chuyên ngành, thương hiệu, mối quan hệ với khách hàng… Trong đó, nhóm sông Đà và Vinaconex dẫn đầu về số lượng công ty cổ phần niêm yết, vì thế hiệu quả hoạt động của hai nhóm này có thể ảnh hưởng đến kết quả chung của các khối.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022