Hạn Chế Trong Việc Xây Dựng Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ Và Vận Dụng Các Văn Bản Pháp Luật


rất lớn. Cũng như các trường thành viên của ĐHH, trường ĐHKH đã áp dụng phần mềm kế toán áp dụng chung cho toàn ĐHH là điều kiện thuận lợi trong quản lý, điều hành công việc chuyên môn của đội ngũ cán bộ, cũng như công tác báo cáo cấp trên.

f. Hỗ trợ chuyên môn của cấp trên trực tiếp

Ban KHTC-ĐHH đã có quy định cứ sáng thứ 6 hàng tuần Ban sẽ gặp gỡ trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại giải quyết thắc mắc chuyên môn cho các đơn vị. Điều này đã giúp các đơn vị giải quyết vướng mắc kịp thời.

2.3.2. Những hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế trong quản lý nguồn thu

Nguồn thu của đơn vị không ổn định khi tăng khi giảm, phụ thuộc vào quy mô sinh viên và quy định về định mức thu. Nhưng nếu xét về quy mô th số lượng sinh viên theo học Trường ĐHKH ngày càng giảm.

a.Đối với nguồn NSNN cấp

Nguồn thu do NSNN cấp hằng năm mới chỉ đảm bảo một phần cho hoạt động của đơn vị và xu hướng ngày càng giảm. So với các trường đại học trực thuộc Bộ, ngành có cùng chức năng nhiệm vụ thì kinh phí NSNN cấp hằng năm cho trường ĐHKH thấp hơn vì trường trực thuộc ĐHH, là đại học vùng.

Kinh phí NSNN cấp bình quân theo quy mô sinh viên và quỹ lương biên chế của trường, cách này không phù hợp với tình hình chi của trường. Bởi vì chi đào tạo của các ngành khác nhau có yêu cầu khác nhau và mức chênh lệch là khá lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Định mức chi thường xuyên cho 1 sinh viên chính quy từ NSNN thấp và ngày càng giảm.

Tuy ĐHH đã điều chỉnh việc cấp kinh phí NSNN cho từng ngành, từng trường. Tuy nhiên trong khả năng nguồn kinh phí hạn hẹp được cấp vẫn không đáp ứng hỗ trợ kinh phí cho nhu cầu đào tạo.

Quản lý tài chính tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế - 13


b.Đối với nguồn thu sự nghiệp và thu khác

Mức thu học phí của trường vẫn trong phạm vi dưới mức trần Nhà nước quy định, chưa có ngành chất lượng cao để thực hiện mức thu học phí vượt khung. Thu từ hoạt động dịch vụ, hợp tác và chuyển giao ứng dụng sản phẩm các đề tài nghiên cứu khoa học chiếm tỷ trọng rất thấp, cho thấy đơn vị chưa khai thác hết tiềm lực hiện có và chưa đẩy mạnh sự phối hợp giữa nghiên cứu đến ứng dụng sản xuất.

2.3.2.2. Hạn chế trong quản lý chi tiêu

Việc phân bổ giữa các nhóm chi cũng chưa hợp lý, chủ yếu ưu tiên chi đủ quỹ tiền lương và thực hiện chế độ chính sách cho sinh viên; chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, mức thanh toán giờ giảng cho giáo viên có điều chỉnh nhưng so với các trường khác trong ĐHH thu nhập của cán bộ viên chức còn thấp. Chính sách chi chưa nhằm tạo ra cơ cấu cân đối giữa chi thường xuyên với chi cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Mặc dù nhu cầu mua sắm TSCĐ, XDCB là do các bộ phận phòng, khoa đề xuất, trong quá trình thực hiện có cán bộ của phòng, khoa trực tiếp theo dõi và nghiệm thu nhưng các phòng khoa vẫn chưa thật sự hài lòng đối với sản phẩm nhận được, vẫn muốn giao kinh phí về để trực tiếp thực hiện. Hơn nữa, thủ tục mua sắm, xây dựng phải qua nhiều bộ phận nên thường kéo dài và chậm trễ. Việc giao dự toán chi một số mục chưa có cơ sở.

Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo phòng chưa thực sự tốt, tính chấp hành trong quản lý chi tiêu tài chính của các bộ phận chưa cao.

2.3.2.3. Hạn chế trong công tác lập dự toán

Đơn vị vẫn còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác lập dự toán, chưa tính đúng, tính đủ các chỉ tiêu kế hoạch.

2.3.2.4. Hạn chế trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và vận dụng các văn bản pháp luật

Thực hiện tự chủ tài chính nhưng đơn vị vẫn xây dựng định mức theo


mức trần của Nhà nước quy định vì ảnh hưởng nhiều yếu tố liên quan đến nguồn thu cũng như công tác kiểm tra, thanh tra.

Thường các văn bản mới áp dụng chậm vì quy chế điều chỉnh một lần trong năm.

2.3.2.5. Hạn chế công tác kế toán

- Một số công tác hạch toán, lập báo cáo quyết toán còn sai sót dẫn đến phải điều chỉnh nhiều; nộp báo cáo quyết toán cho Đại học Huế đôi khi bị chậm trễ.

- Công tác tự kiểm tra tài chính còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả cho quản lý tài chính tại đơn vị.

2.3.2.6. Hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra

Đơn vị chưa thực sự coi thanh tra, kiểm tra là một công cụ để quản lý tài chính nên thường không mong muốn có thanh tra, kiểm tra. Công tác Thanh tra tài chính, Thanh tra nhân dân về tài chính được tiến hành chưa đủ mức, nặng tính hình thức.

2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan thuộc về trường ĐHKH, ĐHH

a. Tổ chức bộ máy QLTC chưa hợp lý

- Tổ Kế hoạch tài chính là 1 trong 3 tổ thuộc Phòng tài chính-CSVC, TB với mô hình quản lý tài chính kế toán trưởng là tổ trưởng còn Trưởng phòng là tổ viên rất khó giải quyết công việc, hiệu quả chưa cao do chưa phân định được rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm giữa các bên.

- Chưa có bộ phận kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình quản lý tài chính đơn vị.

- Đơn vị chưa cập nhật các văn bản kịp thời.

- Phần mềm kế toán đang áp dụng đã quá cũ và mắc phải một số lỗi hệ thống không thể sữa chữa được, chưa tích hợp được các phần hành kế toán


vào trong cùng một phần mềm nên nhà lãnh đạo chưa thể thông qua máy chủ để theo dõi toàn bộ hoạt động kế toán.

b. Trình độ nghiệp vụ chuyên môn quản lý tài chính còn non kém

Năm 2015 trở về trước, Trường bổ nhiệm CB phụ trách kế toán trong thời gian dài. Kể từ năm 2016, Trường mới bổ nhiệm kế toán trưởng nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính. Giải quyết công việc còn nể nang, chưa dứt khoát. Đội ngũ cán bộ kế toán của đơn vị còn thụ động trong việc chuyên môn, chưa có kế hoạch công việc cũng như tham mưu đề xuất kịp thời . Còn có cán bộ làm công tác quản lý tài chính nhưng chưa được đào tạo chuyên ngành kế toán - tài chính.

- Ban TTND đơn vị thiếu cán bộ chuyên trách kế toán, tài chính nên công tác tự kiểm tra nội bộ đối với quản lý tài chính chưa hiệu quả.

c.Sự phối hợp CB, VC, LĐ

CB, VC, LĐ chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình thanh toán.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

* Về sự quản lý nhà nước của cấp trên

a. Việc giao dự toán còn chậm và chưa sát với tình hình thực tế của đơn vị

- Việc giao NSNN của Bộ khá muộn ảnh hưởng đến việc giải ngân KP NSNN cấp.

- Đại học Huế giao dự toán thu sự nghiệp và thu khác chủ yếu dựa vào chỉ tiêu tuyển sinh và dự toán của đơn vị lập, kết quả dự toán thường chênh lệch so với thực tế.

b. Kiểm tra, tự kiểm tra tài chính chưa phát huy được vai trò và còn nhiều hạn chế

- Chưa có bộ phận kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình quản lý tài chính của đơn vị và trong toàn ĐHH.

- Bộ phận tự kiểm tra nội bộ thường có sự tham gia của CĐCS và Ban


TTND nhưng những CB này hạn chế về mặt chuyên môn. Vì vậy sự tham gia chỉ mang tính hình thức.

c. Quyền tự chủ của nhà trường còn nhiều hạn chế.

Chưa được tự chủ về quy mô tuyển sinh, mức thu còn bị khống chế bởi mức trần Nhà nước quy định. Trường chưa có ngành chất lượng cao nên rất khó thực hiện mức thu vượt trần như các trường khác để thực hiện lộ trình tự chủ theo NDD.

d. Mức đầu tư tài chính toàn xã hội cho giáo dục đào tạo còn thấp

Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội đã làm tăng mức GDP bình quân đầu người. Thêm vào đó, giá cả sinh hoạt cũng tăng và khung học phí cũng thay đổi. Tuy nhiên mức tăng vẫn còn thấp so với học phí của các trýờng Đại học trong khu vực và trên thế giới.

* Về điều kiện KTXH của Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực miền Trung nói chung

Sinh viên theo học ở Trường hầu hết là con em khu vực miền Trung, nơi mà nền kinh tế khó khăn hơn các vùng khác nên ảnh hưởng rất lớn đến tăng định mức thu học phí. Tỉnh Thừa Thiên Huế chưa chú trọng trong công tác ưu tiên quỹ đất cho trường trong xây dựng, Quỹ đất của trường chỉ trong giới hạn 3,7 ha nên trường rất khó trong mở rộng cũng như đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để đạt các chuẩn mực trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xếp hạng vị trí cao.

Việc áp dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào cuộc sống rất khó vì chưa có chế độ chính sách đãi ngộ của Tỉnh nhà cũng như kêu gọi sự bảo trợ kinh phí cũng như thị trường của các doanh nghiệp đối với sản phẩm mới.

Nhịp điệu cuộc sống cũng như thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế không năng động, chưa phát triển nên việc đưa sản phẩm mới thâm nhập thị trường rất khó khăn.


Chưa đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo gắn với liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Phát triển nhanh, có hiệu quả hệ thống trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp để giải quyết tốt phân luồng giáo dục và phục vụ kịp thời nguồn nhân lực cho sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội. Xây dựng Đại học Huế thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao. Phát triển các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp theo hướng chất lượng, hội nhập, từng bước đạt trình độ khu vực và quốc tế.


Tóm tắt chương 2


Khép lại chương 2, tác giả xin kết luận bằng mấy ý như sau:

1- Chế độ tài chính đối vối các Trường ĐHCL do Nhà nước ta ban hành về căn bản là tốt và trường ĐHKH đã thực hiện tốt về căn bản chế độ này, nhờ thế, trường đã tồn tại và phát triển tốt, hoàn thành ngày càng tốt nhiệm vụ chính trị- xã hội của mình qua sự nghiệp GD&ĐT của trường.

2- Tiềm năng của trường thì rất lớn nhưng thế mạnh của trường ngày càng giảm, so với yêu cầu của xă hội các ngành học của trường gần như đã bão hòa nên ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng nguồn thu tức quản lý tài chính của Trường sẽ gặp khó khăn.

3- Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của trường, qua đó chỉ ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế và tìm ra nguyên nhân của vấn đề.

4- Chương 2 đã chứng minh thực trạng các nội dụng lý luận ở chương 1 và đưa ra định hướng, giải pháp, kiến nghị cho chương 3.


Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ


3.1. Định hướng phát triển của trường ĐHKH, ĐHH

3.1.1. Sứ mệnh tầm nhìn của trường ĐHKH, ĐHH

Sứ mệnh:

Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và kỹ thuật - công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Theo kế hoạch chiến lược phát triển của Trường và tầm nhìn 2020 như sau:

- Từ 2011 - 2015, có 650 cán bộ, trong đó CBGD có trình độ SĐH là 80-90% (30% tiến sĩ, tiến sĩ khoa học; 40% GVC trở lên, 7% PGS và GS và 2% giảng viên cao cấp).

- Đến giai đoạn 2016 - 2020, có 750 cán bộ, trong đó có 90-95% CBGD có trình độ SĐH (60% giảng viên có trình độ thạc sĩ và 35% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ).

3.1.2. Mục tiêu chiến lược của Trường ĐHKH, ĐHH

Các thế mạnh về KHCN, CGCN, SXKD của trường

- Các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, đặc trưng của một trường đại học khoa học cơ bản ở miền Trung (KHTN, KHXHNV, KHCN, Kỹ thuật và KHGD).

- Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thực tiễn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

- Phát huy thế mạnh về đội ngũ và trang thiết bị hiện có để phấn đấu trở thành một trung tâm nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu vực Miền Trung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2024