Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 30


Phụ lục số 08

Bảng xếp hạng khách hàng cá nhân


Loại

Mức độ rủi ro

Aaa

Thấp

Aa

Thấp

A

Thấp

Bbb

Thấp

Bb

Trung bình

B

Trung bình

Ccc

Trung bình

Cc

Cao

C

Cao

D

Cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 30


Nguồn: Agribank, 2000-2014


Phụ lục số 09

Mức điểm quy định tương ứng với từng loại khách hàng


Loại

Số điểm đạt được

Aaa

>= 401

Aa

351 - 400

A

301 - 350

Bbb

251 - 300

Bb

201 - 250

B

151 - 200

Ccc

101 - 150

Cc

51 - 100

C

0 - 50

D

< 0


Nguồn: Agribank, 2000-2014


Phụ lục số 10

Một số nội dung khác về hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng nội bộ của Agribank


- Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh được chia làm 10 các nhóm ngành chính (xem Phụ lục số 03), sau đó từ 10 nhóm ngành chính lại được chi tiết thành 34 ngành nghề nhỏ.

- Bộ chỉ tiêu khách hàng doanh nghiệp:

+ Khách hàng doanh nghiệp được chấm điểm bằng phương pháp đánh giá các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính.

+ Bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để chấm điểm khách hàng doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở 34 ngành đã được xác định sẵn phù hợp với đặc thù hoạt động và cơ cấu tín dụng của Agribank. Ứng với mỗi ngành có một bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng doanh nghiệp.

+ Mỗi bộ chỉ tiêu gồm 60 chỉ tiêu: 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính; thang điểm tài chính: 100; thang điểm phi tài chính: 100.

- Xác định quy mô điểm:

+ Việc xác định quy mô được hệ thống tự tính và dựa vào 4 thông tin, gồm: Vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần, tổng tài sản. Mỗi chỉ tiêu sẽ có 8 khoảng giá trị từ 1 đến 8 điểm. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được sử dụng để xác định quy mô. Quy mô lớn: Từ 22 điểm đến 32 điểm. Quy mô vừa: Từ 12 điểm đến 21 điểm. Quy mô nhỏ: Dưới 12 điểm.

+ Điểm của các chỉ tiêu dùng để xác định quy mô doanh nghiệp không cấu thành tổng số điểm của doanh nghiệp.

- Chấm điểm tài chính:

Đầu vào của điểm tài chính là báo cáo tài chính của khách hàng 3 năm liền kề, bao gồm: Bảng cấn đối kế toán, Báo cáo hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính,… Từ các số liệu tài chính sẽ lập thành các nhóm chỉ tiêu tài chính như: Chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, v.v… (xem Phụ lục số 05).


- Chấm điểm phi tài chính:

Các chỉ tiêu phi tài chính dựa trên đánh giá của cán bộ chấm điểm theo công thức xác định theo quy định tại Phụ lục số 01: Bộ chỉ tiêu phi tài chính. (xem Phụ lục số 01).

- Bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng hộ gia đình sản xuất và cá nhân:

Bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với khách hàng hộ sản xuất, gia đình và cá nhân, bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu chính: (i) một là, thông tin về nhân thân; (ii) hai là, khả năng trả nợ của người vay; (iii) ba là, thông tin về TSBĐ. Từ ba nhóm chỉ tiêu chính sẽ được chi tiết thành các chỉ tiêu nhỏ. (xem Phụ lục số 04).

- Xếp hạng khách hàng và phân loại nợ:

Việc xếp hạng khách hàng và phân loại nợ được thực hiện sau khi thu được điểm tổng hợp, hạng và nhóm nợ của khách hàng được xếp theo các mức cụ thể; (xem Phụ lục số 06; lưu ý thang điểm này áp dụng cho tất cả các loại khách hàng chấm điểm).

(Nguồn: Agribank, 2000-2014).


Phụ lục số 11

Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank


Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Thu thập thông tin; Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp; Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính; Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính; Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp; Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Cụ thể:

Bước 1: Thu thập thông tin

Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư từ các nguồn: Hồ sơ do khách hàng cung cấp (Giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính); phỏng vấn trực tiếp khách hàng; đi thăm thực địa khách hàng; báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác; báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp; Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam; các nguồn khác,…

Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Agribank áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại ngành nghề: Nông, lâm và

ngư nghiệp; thương mại và dịch vụ; xây dựng; công nghiệp.

Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề, lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.

Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: Vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước. (xem Phụ lục số 02).

Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính

Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo các ngành nghề dưới dưới đây:


- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại dịch vụ.

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng.

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp.

Các chỉ số tài chính cần được xác định theo số liệu báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp và được tự động tính toán trên chương trình IPCAS.

Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính

Cán bộ tín dụng chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp theo các tiêu chí dưới đây:

- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ.

- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý.

- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dịch.

- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh.

- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác.

Các chỉ tiêu này cũng được tự động tính toán trên chương trình IPCAS theo trọng số.

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp

Cán bộ tín dụng cộng tổng số điểm tài chính, phi tài chính và nhân với trọng số (có tính đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp. Sau khi xác định được điểm tổng hợp, cán bộ tín dụng tiến hành xếp hạng doanh nghiệp. (xem Phụ lục số 07).

Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng phải được cập nhật ngay

vào hệ thống IPCAS. Trưởng, phó phòng tín dụng có nhiệm vụ kiểm soát, phê duyệt việc chấm điểm và xếp hạng của cán bộ tín dụng.

- Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân:

Agribank xếp các khách hàng là cá nhân thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: Aaa, Aa, a, Bbb, Bb, b, Ccc, Cc, c, d. (xem Phụ lục số 08)

Quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân được thực hiện theo các bước: Bước 1: Thu thập thông tin; Bước 2: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ


bản; Bước 3: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng; Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng. Cụ thể:

Bước 1: Thu thập thông tin

Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn: Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý (chứng minh nhân dân, xác nhận của tổ chức quản lý lao động hoặc tổ chức quản lý và chi trả thu nhập, xác nhận của chính quyền địa phương, văn bằng, chứng chỉ,…); phỏng vấn trực tiếp khách hàng; các nguồn khác,…

Bước 2: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản

Agribank áp dụng biểu điểm chi tiết để chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản như: Tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian làm công việc hiện tại, tình trạng nhà ở, cơ cấu gia đình, số người ăn theo, thu nhập…

Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm của khách hàng theo biểu điểm trên, nếu khách hàng đạt tổng điểm < 0 thì chấm dứt quá trình chấm điểm và từ chối cấp tín dụng. Nếu khách hàng đạt tổng điểm > 0 thì tiếp tục bước 3: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng

Bước 3: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng

Agribank áp dụng biểu điểm chi tiết để chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng như: Tình hình trả nợ, tình hình trả lãi, tổng dư nợ vay, sử dụng các dịch vụ, số dư tiền gửi trung bình…

Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm bằng cách cộng tổng số điểm chấm trong chương trình. Sau khi tổng hợp điểm, cán bộ tín dụng xếp hạng khách hàng. (xem Phụ lục số 09).

Bước 5: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng phải được cập nhật ngay

vào hệ thống IPCAS. Trưởng, phó phòng tín dụng có nhiệm vụ kiểm soát, phê duyệt việc chấm điểm và xếp hạng của cán bộ tín dụng.

(Nguồn: Agribank, 2000-2014)


Phụ lục số 12

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) trong quản lý RRTD


Hiện nay tại Agribank, tỷ lệ an toàn vốn được tính theo quy định của NHNN theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2012. Theo quy định này, yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức 9%. Tỷ lệ này là phần trăm Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản Có chịu RRTD. Hiện tại, Agribank chưa áp dụng các phương pháp tính toán mức an toàn vốn tối thiểu theo khuyến nghị của Base II.

CAR = V/T = (V1 + V2)/(T1 +T2) (2.1)

CAR - Tỷ lệ an toàn vốn;

V - Tổng vốn tự có, bao gồm vốn cấp 1 và cấp 2 (max V2 = V1);

T - Tổng tài sản “Có” có hệ số rủi ro, bao gồm tài sản “Có” nội và ngoại bảng (T1 và T2).

Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1: Lợi thế thương mại; khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế; các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác; các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con; phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% tổng các khoản quy định V1 sau khi đã trừ các khoản phải trừ. Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vượt mức 10% hay vượt mức 40% của tổng các khoản quy định V1, sau khi đã trừ các khoản phải trừ. Vượt các mức này sẽ bị trừ.

Vốn cấp 2 bao gồm: 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật; 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật; quỹ dự phòng tài chính; trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện: Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm; không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng.

Xác định vốn cấp 2: Tổ chức tín dụng không được mua lại theo đề nghị của người sở hữu hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp, hoặc tổ chức tín dụng chỉ được mua lại sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản với điều kiện việc mua lại không ảnh hưởng đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định; tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; trong trường hợp thanh lý, tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã

Xem tất cả 269 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí