6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Từ những dữ liệu nghiên cứu, luận văn góp phần hệ thống lại cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển cộng đồng, góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng và phát triển du lịch của tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Kết quả nghiên cứu của đề tài gồm có 03 chương, với kết cấu như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng
đồng
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 1
- Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2
- Lý Luận Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Thực Hiện Các Chính Sách, Quy Định Trong Quản Lý Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Cộng Đồng
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Đắk Lắk
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Lý luận về du lịch cộng đồng
1.1.1. Khái niệm Du lịch cộng đồng, phát triển du lịch cộng đồng
- Du lịch cộng đồng được định nghĩa tại Khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi [13].
- Phát triển DLCĐ là một tiến trình kinh tế và xã hội dựa trên sự tham gia chủ động của CĐĐP. Phát triển du lịch có thể dẫn đến những vấn đề nảy sinh cho cộng đồng, tuy nhiên nếu có định hướng và quy hoạch rõ ràng thì việc phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những hệ quả có thể xảy ra, cơ hội của cộng đồng, trao quyền quyết định cho cộng đồng, tập huấn cho CĐĐP về việc quản lý điều hành, cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ tốt hơn cho cộng đồng, thiết lập cơ chế quản lý mạnh hơn trong cộng đồng và tinh thần tương thuộc lẫn nhau [11].
1.1.2. Nội dung du lịch cộng đồng
- Du lịch cộng đồng là một mô hình phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Cộng đồng dân cư cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư bản địa, góp phần cho việc xóa đói giảm ngh o của địa phương.
- Xét về bản chất, du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích
kinh tế và bảo vệ được môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…). Mô hình du lịch cộng đồng tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thường và những món ăn dân dã đậm chất địa phương. Ngoài ra, mô hình du lịch bền vững này góp phần thúc đẩy các chiến lược xóa đói giảm ngh o, tạo ra sinh kế đồng thời khuyến khích vai trò của người dân bản địa trong việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng và bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa cũng như các di sản thiên nhiên tại địa phương.
- Các hoạt động du lịch tại các điểm DLCĐ cần được quy hoạch, tổ chức quản lý hợp lý ngay từ đầu nhằm mang lại hiệu quả trong công tác bảo tồn văn hóa cũng như bảo tồn tài nguyên du lịch theo hướng bền vững. Các điểm DLCĐ cần có kế hoạch riêng để định hướng và hoạch định quá trình phát triển, cũng là cơ sở để thu hút các nguồn lực tham gia vào xây dựng và phát triển DLCĐ.
- Chính quyền địa phương là tổ chức đại diện cho cộng đồng. Chính quyền địa phương là những người lãnh đạo, có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của cộng đồng bằng hình thức ra quyết định thành lập tổ chức quản lý điểm du lịch cộng đồng: Ban quản lý, Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Chính quyền địa phương giúp phát huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng trong các hoạt động liên quan kinh tế, văn hóa, xã hội theo các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước, là cầu nối giữa cộng đồng với các đối tượng bên ngoài liên quan đến hoạt động điểm DLCĐ.
- Cộng đồng địa phương là nhân tố hình thành giá trị văn hóa bản địa, đồng thời vừa bảo tồn, vừa phát huy các giá trị văn hóa bản địa: mô hình nhà ở, kiến trúc nhà, sản xuất hàng thủ công - mỹ nghệ truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn
hóa ứng xử, các hoạt động lễ hội, văn hóa dân gian, tôn giáo tín ngưỡng... Đây là nguồn tài nguyên không thể thiếu để cấu thành điểm DLCĐ có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch.
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chính là cầu nối giữa khách du lịch với điểm DLCĐ, giữ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ nghiệp vụ cho cộng đồng làm du lịch và bán sản phẩm mình có. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lập các dự án đầu tư mà người dân không đủ nguồn lực thực hiện tại điểm DLCĐ rồi cùng với người dân địa phương đứng ra điều hành hoạt động kinh doanh, tạo công ăn việc làm mang lại lợi ích chung cho cả người dân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn góp phần tăng thu nhập cho người dân thông qua các hoạt động đầu tư và kinh doanh của mình, đóng thuế, phí môi trường và mua vé tham quan và các dịch vụ của người dân. Họ còn giúp cho người dân có đủ nguồn lực về kinh nghiệp kinh doanh để mở công ty phối hợp với người dân tổ chức hoạt động kinh doanh.
- Khách du lịch là yếu tố cầu du lịch của các điểm DLCĐ. Tại nhiều điểm DLCĐ, phần lớn lượng khách đến từ các nước phát triển và một số ít nước đang phát triển. Do vậy họ mong muốn được cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với người dân và tìm hiểu văn hóa bản địa. Nhưng đối tượng khách này thì việc vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và sinh hoạt không cần hiện đại nhưng phải sạch sẽ. Tâm lý này của khách thì chỉ có những người chuyên làm du lịch mới nắm bắt và điều tiết các hoạt động kinh doanh hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, các điểm DLCĐ cũng rất cần các công ty du lịch cùng phối hợp khai thác thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ, nhà khoa học, tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các chuyên gia nghiên cứu... là nhân tố giúp cộng đồng lập các dự án quy hoạch điểm du lịch, tư vấn kỹ thuật cho cộng đồng các kỹ năng làm du lịch, hỗ trợ vốn, kỹ
thuật, cơ chế chính sách để phát triển DLCĐ. Các tổ chức này có vai trò hướng dẫn cộng đồng, định hướng phát triển du lịch tại các điểm DLCĐ đạt mục tiêu đề ra, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội.
1.1.3. Đặc điểm du lịch cộng đồng
- Du lịch cộng đồng bảo đảm văn hoá, thiên nhiên bền vững: Du lịch cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường; nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá được khai thác hợp lý; bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan; bảo tồn được môi trường văn hoá. Du lịch cộng đồng là cách tốt nhất vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hoá, sử dụng dịch vụ tại chỗ, phát triển văn hoá, tôn trọng văn hoá địa phương, du lịch cộng đồng thúc đẩy nghề nghiệp truyền thống phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá; cần có người dân địa phương tham gia để dân có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sinh thái, bản sắc văn hoá, vệ sinh cộng đồng.
- Du lịch cộng đồng cần có sở hữu cộng đồng: Cộng đồng là chủ thể quản lý di sản dân tộc, có phong cách và lối sống riêng cần được tôn trọng; cộng đồng có quyền sở hữu các tài nguyên và do vậy có quyền tham gia vào các hoạt động du lịch.
- Thu nhập từ du lịch cộng đồng cần giữ lại cho cộng đồng: Lợi nhuận thu được từ du lịch được chia sẻ công bằng cho cộng đồng để bảo vệ môi trường; cộng đồng thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế trực tiếp để tái đầu tư cho địa phương ngoài hỗ trợ của Chính phủ.
- Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái; nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hoá cộng đồng, chống các trào lưu du nhập.
- Du lịch cộng đồng cần tăng cường quyền lực cho cộng đồng: Du lịch cộng đồng là do cộng đồng tổ chức quản lý; du lịch cộng đồng là thúc đẩy, tạo
cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiệt tình vào phát triển du lịch; cộng đồng dân cư được trao quyền làm chủ, thực hiện các dịch vụ và quản lý phát triển du lịch.
- Du lịch cộng đồng cần tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan nhà nước: Hỗ trợ kinh nghiệm và vốn đầu tư; hỗ trợ về cơ sở vật chất và ưu tiên về các chính sách cho cộng đồng trong việc phát triển du lịch và phát triển cộng đồng.
1.1.4. Mục tiêu, nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
- Hướng đến bình đẳng xã hội: Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận lập kế hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư phát triển du lịch…Trong một số trường hợp, nếu khả năng của cộng đồng cho phép, có thể trao quyền làm chủ cho chính cộng đồng để họ tham gia vào quá trình phục vụ du lịch từ khâu lập kế hoạch, thực hiện đến đầu tư và quản lý du lịch tại địa phương mình. Khả năng được trao quyền làm chủ của cộng đồng địa phương được xem xét và đánh giá dựa trên: khả năng nhận thức về vị trí và vai trò của mình trong việc sử dụng tài nguyên, khả năng tài chính và năng lực của cộng đồng để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.
Trong quá trình phát triển Du lịch cộng đồng, cần chú trọng vào sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch, các lợi ích kinh tế được chia đều không chỉ cho các công ty du lịch mà cả cho các thành viên cộng đồng. Họ sẽ cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch.
Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời cũng được trích một phần để phát triển cộng đồng, mang lại lợi ích chung cho xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khoẻ giáo dục v.v..
- Hướng đến tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên: Đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch nói chung và Du lịch cộng đồng nói riêng. Trong quá trình hoạt động Du lịch cộng đồng, tất cả các thành phần tham gia đều phải có ý thức và hành động cụ thể tôn trọng và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch, đó chính là văn hóa địa phương và các tài nguyên thiên nhiên. Bởi xét cho cùng, đây chính là chất liệu cấu thành các sản phẩm Du lịch cộng đồng, mang tới những trải nghiệm cho du khách. Do đó, cần phải hiểu rõ những tác động tích cực và tiêu cực mà du lịch mang lại để có ý thức và những hành động cụ thể để bảo tồn di sản thiên nhiên cũng như văn hóa bản địa tại điểm Du lịch cộng đồng.
- Hướng đến Chia sẻ lợi ích: Với khái niệm Du lịch cộng đồng đã được phân tích làm rõ ở trên, có thể thấy rằng lợi ích của cộng đồng địa phương nơi điểm đến du lịch được đặc biệt coi trọng. Đây có thể được coi là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của mô hình Du lịch cộng đồng. Nếu như các mô hình du lịch thông thường, sản phẩm du lịch được tạo ra ngoài việc thỏa mãn nhu cầu và trải nghiệm của du khách thì yếu tố lợi nhuận cho các nhà đầu tư du lịch, các công ty lữ hành được đặt lên hàng đầu.
Nhưng với Du lịch cộng đồng, việc chia sẻ lợi ích từ du lịch đòi hỏi cộng đồng có thể nhận được các lợi ích tương đương như các đối tác liên quan khác. Trong đó, doanh thu từ hoạt động Du lịch cộng đồng sẽ được chia đều cho tất cả các thành phần tham gia và một phần riêng đóng góp cho toàn bộ cộng đồng địa phương thông qua quỹ cộng đồng. Quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các hoạt động đào tạo nâng cao nhận thức hay các lĩnh vực mang lại lợi ích cộng đồng khác như y tế và giáo dục. Việc chia sẻ lợi ích này rất giống kiểu hoạt động của các Doanh nghiệp xã hội.
Theo đó, các Doanh nghiệp xã hội cam kết đóng góp 51 lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp mình nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi
trường, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Vì vậy, việc vận dụng mô hình Doanh nghiệp xã hội hoạt động trong lĩnh vực Du lịch cộng đồng rất có ý nghĩa trong việc thực hiện các mục tiêu mà Doanh nghiệp xã hội hướng tới trong khi vẫn đảm bảo các nguyên tắc phát triển Du lịch cộng đồng.
- Hướng đến sở hữu và sự tham gia của địa phương: Du lịch cộng đồng nếu được phát triển đúng hướng sẽ khai thác một cách có hiệu quả các giá trị văn hóa – xã hội và các nguồn lực của cộng đồng địa phương nhằm đạt được kết quả trong các hoạt động du lịch. Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng địa phương tại điểm đến Du lịch cộng đồng từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, đánh giá và thậm chí là quản lý là phương thức đảm bảo sự sở hữu cũng như tối đa hóa sự tham gia của cộng đồng địa phương và lợi ích mà họ có được từ các hoạt động du lịch. Hơn thế nữa, việc tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch chính là cách thức tạo ra các sản phẩm Du lịch cộng đồng.
Nếu không có sự tham gia này, Du lịch cộng đồng không còn mang đúng ý nghĩa của nó nữa. Bên cạnh đó, khi nhận thức được những lợi ích mà Du lịch cộng đồng mang lại cho cuộc sống của họ, người dân địa phương sẽ ý thức hơn về việc gìn giữ các tài nguyên du lịch nhân văn, các giá trị văn hóa – xã hội của cộng đồng mình để các hoạt động du lịch chuyên nghiệp hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.
1.1.5. Ý nghĩa của phát triển du lịch cộng đồng
- Đối với công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn: Du lịch cân bằng với các tiêu chuẩn về kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn được quản lý, khai thác một cách hợp lý. Môi trường sinh thái cảnh quan được bảo vệ: Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và giữ gìn hệ sinh thái được nâng cao, sự thay đổi về tài nguyên môi trường ở địa phương này làm cho cộng đồng địa phương khác nhận ra trách nhiệm của mình đối với nguồn tài nguyên môi trường và văn hóa địa