Một số ý kiến về mở rộng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội qua các loại hình tài khoản tiền gửi - 9

đã mất hoặc khách hàng tốt còn chưa thực sự gắn bó với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội.

Thực hiện chính sách khách hàng để duy trì được khối khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới. Thực hiện phân loại khách hàng để có các hình thức ưu đãi thích hợp về lãi suất, về phí dịch vụ và các ưu đãi khác ... Thực hiện cho vay khép kín. Có như vậy Chi nhánh vừa có thị trường để đầu tư vốn, vừa có khả năng khai thác nguồn vốn.

Cụ thể:


* Đưa ra dự báo kinh tế và cơ cấu khách hàng trên địa bàn thành phố Hà

Nội .


- Xu hướng phát triển kinh tế.


- Xu hướng thay đổi kết cấu, số lượng và chất lượng khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.


- Xu thế cạnh tranh.

Một số ý kiến về mở rộng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội qua các loại hình tài khoản tiền gửi - 9


* Mục tiêu: Đưa ra các chính sách phù hợp với từng loại khách hàng trên cơ sở phân loại khách hàng theo các tiêu thức khác nhau như:

- Phân loại theo tính chất nghiệp vụ: khách gửi, khách vay, khách sử dụng các dịch vụ Ngân hàng.

- Phân loại theo tính chất khách hàng: khách hàng truyền thống, khách thuộc đối tượng XDCB, khách có mối quan hệ tốt, vừa, kém.

Từ đó đưa ra chính sách lãi suất, phí dịch vụ theo từng đối tượng, tiêu chuẩn được áp dụng. Về chính sách đối với khách hàng truyền thống và khách hàng lớn trong XDCB: Tập trung hoạt động khép kín về một mối tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, kiến nghị với cấp trên xử lý các nhu cầu đặc biệt của doanh nghiệp trong trường hợp vượt quá quyền phán quyết của Chi nhánh. Đối với khách hàng mới, thực hiện thu hút có chọn lọc, tư vấn, liên doanh và đầu tư cho những doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh, có định hướng liên doanh tốt.

Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực đến hệ thống tiền tệ của Việt Nam cũng như ảnh hưởng của đồng EURO đến kinh tế đối ngoại của Việt Nam nhằm tổ chức thanh toán, quản lý, huy động, dự trữ ngoại tệ và cung cấp các dịch vụ phù hợp, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới.

III. Kiến nghị:


1. Đối với Ngân hàng Nhà nước


+ Ngân hàng Nhà nước là nơi ban hành chính sách tiền tệ quốc gia cần có một chính sách tiền tệ ổn định để người dân có thể yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng mà không bị mất giá. Hơn nữa với chính sách tiền tệ ổn định các NHTM dễ dàng hơn trong điều hành kinh doanh của mình.

Hiện nay lãi suất huy động và lãi suất cho vay của NHNN thay đổi liên tục khiến cho các NHTM gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể do lãi suất biến động thường xuyên, làm cho các NHTM nhiều khi gặp phải tình trạng huy động vốn với lãi suất cao nhưng cho vay lại với lãi suất thấp, do vừa huy động xong thì trần lãi suất cho vay của NHNN lại xuống.

+ NHNN cần có các chính sách chế độ hợp lý đối với các NHTM. Thực sự trong giai đoạn hiện tại các NHTM cạnh tranh nhau rất khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát triển được các NHTM phải cố gắng không ngừng trong các chiến lược kinh doanh của mình. NHNN là nơi ban hành các văn bản chế độ , là cơ quan quản lý các NHTM, cần có các chính sách khen thưởng hoặc nới lỏng các chế độ quản lý đối với các NHTM , giúp các NHTM thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

+ NHNN cần tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM áp dụng khoa học công nghệ Ngân hàng, có chính sách đào tạo nhân viên có năng lực, cử cán bộ nghiệp vụ đi thăm quan các Ngân hàng bạn trong khu vực và trên thế giới... , để các NHTM có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng mà các

nước trên thế giới đang làm và đặc biệt là tham gia vào thị trường chứng khoán - một loại hình kinh doanh mới mà NHNN đang triển khai.

2. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam :


Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội để giúp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội thuận lợi hơn trong kế hoạch kinh doanh của mình, xứng đáng là Ngân hàng thủ đô , tôi xin có các kiến nghị sau:

+ Trên cơ sở quán triệt nội lực tối đa của Chi nhánh đề nghị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bố trí các dự án lớn cho Chi nhánh để Chi nhánh có điều kiện mở rộng tín dụng và dịch vụ. Ngoài ra còn giúp Chi nhánh tiếp xúc với các tổng công ty lớn nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của họ, đồng thời đa dạng hoá được các loại hình dịch vụ của mình.

+ Sớm có văn bản hướng dẫn, xử lý cho vay đối với các doanh nghiệp đang được cổ phần hoá.

+ Có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với bộ phận làm công tác huy động vốn trong các thời kỳ huy động kỳ phiếu, trái phiêú.

+ Sớm ban hành văn bản chiết khấu các chứng từ có giá.


3. Với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội:


+ Cần thay đổi tư duy, nhận thức của cán bộ công nhân viên chức. Mỗi cán bộ cần phải có suy nghĩ đổi mới trong phong cách phục vụ khách hàng làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng thực hiện tiêu chí “Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, “Gửi tiền thuận lợi, rút tiền dễ dàng”.

+ Xúc tiến thành lập tổ tiếp thị tại các Chi nhánh khu vực nhằm đưa ra được các hình thức huy động vốn phù hợp với từng vùng dân cư.

+ Nhanh chóng áp dụng các loại hình dịch vụ gắn liền với công tác huy động như: huy động vốn tại chỗ, huy động và chuyển trả bằng chuyển khoản, tư

vấn cho khách hàng tình hình biến động về kinh tế, chính trị trong và ngoài nước...

Kết luận


Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, tôi nhận thấy công tác huy động vốn là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với hoạt động của NHTM trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay.

Trong thời gian qua Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn để đáp ứng được vốn trong hoạt động kinh doanh. Từ chỗ nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh chỉ phụ thuộc vào Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến nay Chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh của mình.

Tuy nhiên để công tác huy động vốn của Chi nhánh đạt kết quả cao hơn nữa, tạo nguồn vốn trong kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá thủ đô Hà Nội, Chi nhánh cần nhanh chóng khắc phục những tồn tại, phát huy những mặt mạnh, áp dụng những nghiệp vụ mới.

Hoàn thành bản khoá luận này, người viết mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình đối với việc nâng cao chất lượng công tác huy động vốn đối với sự phát triển của NHTM nói chung và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên bản khoá luận không tránh khỏi còn những hạn chế nhất định, tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này, để bản khoá luận hoàn chỉnh hơn, có điều kiện phần nào đó có thể áp dụng cho thực tiễn hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

Tài liệu tham khảo


1. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII.


2. Luật các tổ chức tín dụng.


3. Các văn bản quy định liên quan đến huy động vốn.


4. Ngân hàng Thương mại.


5. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính.


6. Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.


7. Tạp chí Ngân hàng.


8. Tạp chí Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.


9. Thời báo Ngân hàng.


10. Tạp chí thông tin khoa học Ngân hàng.


11. Các báo cáo tổng kết của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Mục lục Lời nói đầu Chương I:

Lý luận chung về công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại

I. Ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ của NHTM: 4

1. Vị trí của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế: 4

2. Vai trò của NHTM trong việc phục vụ kinh tế phát triển: 4

3. Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại: 7

3.1. Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn của Ngân hàng: 7

3.1.1. Nghiệp vụ tiền gửi: 7

3.1.2. Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: 7

3.1.3. Nghiệp vụ đi vay: 7

3.1.4. Nghiệp vụ huy động vốn khác: 8

3.1.5. Vốn tự có của Ngân hàng 8

3.2. Nghiệp vụ tài sản có: 8

3.2.1. Nghiệp vụ ngân quỹ: 8

3.2.2. Nghiệp vụ cho vay: 8

3.2.3. Nghiệp vụ đầu tư tài chính: 8

3.2.4. Nghiệp vụ khác: 9

II. Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại và các tài khoản phản ánh nghiệp vụ huy động vốn: 9

1. Nội dung các loại vốn huy động của Ngân hàng thương mại. 9

1.1. Vốn huy động: 9

1.2. Vốn đi vay: 9

1.3. Vốn khác: 10

2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại: 10

2.1. Tiền ký gửi: 11

2.1.1. Trên TK tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn): ........... `11 2.1.2. Trên tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: 12

2.1.3. Tiền gửi tiết kiệm: 12

2.2. Các loại TK tiền gửi phản ánh nghiệp vụ huy động vốn: 13

2.2.1. TK tiền gửi không kỳ hạn (TK tiền gửi thanh toán). 14

2.2.2. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: 14

2.2.3. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm: 15

2.2.4. Tài khoản vãng lai: 16

2.2.5. Tài khoản kỳ phiếu, trái phiếu: 17

III. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn. 17

1. Chính sách lãi suất cạnh tranh: 17

2. Các dịch vụ do Ngân hàng cung ứng 18

3. Chính cách khách hàng: 18

4. Công nghệ Ngân hàng 18

5. Chính sách cán bộ: 19

6. Chính sách tiếp thị: 19

7. Địa điểm: 19

8. Uy tín hoặc mức độ thâm niên của một Ngân hàng 19

IV. Vai trò của công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: 20

Chương II

Thực trạng huy động vốn tại

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

I. Vài nét về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội: 22

1. Sơ lược lịch sử Ngân hàng Đầu tư và Phát triển: 22

2. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng 23

2.1. Những thuận lợi: 23

2.2. Những khó khăn: 24

II. hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong thời gian qua. 26

1. Khái quát tình hình hoạt động vốn của Ngân hàng qua các giai đoạn: .. 26

1.1. Giai đoạn trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng (24/5/1990) 26

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2023