Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015 - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRIỆU ĐỖ HỒNG PHƯỚC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ 1

TRIỆU ĐỖ HỒNG PHƯỚC


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2015


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


TP.Hồ Chí Minh, năm 2006


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

MỤC LỤC‌


Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015 - 1

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 01

1.1. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI 02

1.1.1. Lợi ích sinh thái 02

1.1.2. Lợi ích kinh tế 02

1.1.3. Lợi ích cho xã hội 03

1.2. ĐỐI TƯỢNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI 04

1.2.1. Hệ sinh thái tự nhiên 04

1.2.2. Hệ sinh thái nhân văn. 05

1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI 05

1.3.1. Nguyên tắc 1: Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá 05

1.3.2. Nguyên tắc 2: Hoà nhập tự nguyện. 05

1.3.3. Nguyên tắc 3: Lôi kéo cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái. 06

1.3.4. Nguyên tắc 4: Chia sẻ lợi ích từ du lịch. 06

1.3.5. Nguyên tắc 5: Góp phần thực hiện các chủ trương và chính sách Nhà nước 07

1.3.6. Nguyên tắc 6: Hoạt động du lịch sinh thái có qui mô hợp lý. 07

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 08

1.4.1. Kinh nghiệm của Malaysia về xây dựng kế hoạch du lịch sinh thái. 08

1.4.2. Kinh nghiệm của Nêpan về hoạt động du lịch sinh thái 09

1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan về xây dựng, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng

........................................................................................................................ 11

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ 15

2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ 16

2.1.1. Vị trí ngành du lịch trong phát triển nền kinh tế huyện Cần Giờ 16

2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 17

2.1.2.1. Cơ sở lưu trú 17

2.1.2.2. Hệ thống các công trình kỹ thuật 19

2.1.2.3. Hình thức vui chơi giải trí 22

2.1.3. Thực trạng khai thác du lịch 23

2.1.3.1. Bãi biển 30/4 23

2.1.3.2. Lâm Viên Cần Giờ 24

2.1.3.3. Du lịch Vàm Sát 27

2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ 29

2.2.1. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên 29

2.2.1.1. Vị trí địa lý 29

2.2.1.2. Về địa hình 29

2.2.1.3. Về khí hậu 29

2.2.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch 30

2.2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên 30

2.2.2.2. Tài nguyên nhân văn 33

2.2.3. Tiềm năng về nguồn nhân lực 41

2.2.3.1. Dân số và lao động 41

2.2.3.2. Mức sống 42

2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ 42

2.3.1. Những mặt thuận lợi 42

2.3.2. Những khó khăn 43

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2015 46

3.1. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 47

3.1.1. Mục tiêu 47

3.1.1.1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển 47

3.1.1.2. Mục tiêu tổng quát 48

3.1.1.3. Mục tiêu cụ thể 48

3.1.2. Quan điểm 49

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2015 49

3.2.1. Định hướng không gian du lịch sinh thái 49

3.2.1.1. Tổ chức phát triển du lịch sinh thái theo không gian 49

3.2.1.2. Hình thành các tuyến du lịch sinh thái 54

3.2.1.3. Mô hình liên kết phối hợp giữa các khu du lịch 55

3.2.2. Định hướng đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng du lịch 56

3.2.3. Định hướng về thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái 57

3.2.4. Định hướng về đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái 57

3.2.5. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch sinh thái 57

3.2.6. Định hướng về bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng 57

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2015 58

3.3.1. Giải pháp về qui hoạch 58

3.3.2. Giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng du lịch 60

3.3.3. Giải pháp về chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái 66

3.3.4. Giải pháp về xúc tiến và quảng bá du lịch 66

3.3.5. Giải pháp về sản phẩm du lịch sinh thái 68

3.3.6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 68

3.3.7. Giải pháp về môi trường và bảo vệ rừng 69

3.3.8. Giải pháp về quản lý các dịch vụ du lịch và khách sạn – nhà trọ 71

3.4. KIẾN NGHỊ 72

3.4.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ 72

3.4.2. Kiến nghị đối với UBND Thành phố Hồ Chí Minh 73

3.4.3. Kiến nghị đối với Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 73

3.4.4. Kiến nghị đối với UBND huyện Cần Giờ 74

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


PHẦN MỞ ĐẦU

---------

Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Nói chung, đó là hình thức kinh doanh du lịch đặc biệt về thoả mãn nhu cầu nghỉ dưỡng, tìm tòi khám phá về thiên nhiên, văn hoá và những vùng đất mới. Trong xã hội công nghiệp, tình trạng ô nhiễm và nhịp độ hoạt động ngày càng cao, vì vậy con người có xu hướng mong muốn hoà mình với thiên nhiên nhằm tìm kiếm sự yên bình, trong sạch của môi trường và khám phá những điều mới lạ. Do vậy, trở về với thiên nhiên cũng là xu thế phát triển hiện nay của hoạt động du lịch.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, du lịch, khoa học công nghệ lớn của cả nước. Dù vậy, huyện Cần Giờ hiện vẫn là một trong những huyện khó khăn nhất của Thành phố, chưa tương xứng với thực trạng phát triển của Thành phố. Tuy nhiên, tiềm năng kinh tế nói chung, tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế biển và đặc biệt là kinh tế du lịch nói riêng rất lớn. Là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, có vùng đất ngập mặn và Rừng Sác có hệ động thực vật phong phú đa dạng đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cần Giờ có ưu thế so với các quận huyện khác của Thành phố trong việc khai thác tài nguyên rừng, biển và đặc biệt là du lịch sinh thái với mô hình phát triển bền vững.

Nếu như hướng Bắc và hướng Đông của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp các có tỉnh có đặc thù du lịch sinh thái về rừng nhiệt đới thì Cần Giờ – phía Nam của Thành phố có đặc thù du lịch sinh thái về hệ thống rừng ngập mặn. Điều này tạo ra một quần thể thực vật khép kín và đa dạng. Do đó, phát triển Cần Giờ trở thành một trong những trung tâm du lịch về du lịch sinh thái có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Xuất phát từ ý nghĩa to lớn và tính cấp thiết của vấn đề trên, với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển nền kinh tế huyện nhà, chúng tôi đã chọn đề tài: “Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của mình.



2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ.

- Đánh giá những thực trạng và tìm hiểu tiềm năng sẵn có phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ trong những năm gần đây, làm cơ sở để quy hoạch mang tính định hướng các phân khu chức năng, các sản phẩm và các hoạt động du lịch ở huyện Cần Giờ.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đồng bộ để thực hiện các định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Về mặt không gian : đây là đề tài về định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ. Do đó, phạm vi nghiên cứu chúng tôi xác định là sẽ tập trung vào việc đề ra các định hướng quy hoạch về không gian, sản phẩm và các tuyến, điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Cần Giờ; đồng thời khuyến cáo về các tác động không tốt đến môi trường thiên nhiên cũng như những giải pháp, kiến nghị để thực hiện định hướng đó.

- Về mặt thời gian : đề tài được nghiên cứu và hoàn thành trong vòng 6 tháng (từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 8 năm 2006).

Ngoài ra, để hoàn thành đề tài chúng tôi còn nghiên cứu rất nhiều tài liệu, văn bản pháp lý của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân Thành phố, Viện Kinh tế Thành phố và Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Cần Giờ liên quan đến phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu đối với đề tài là phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp mô tả; thông qua các kỹ thuật chính là quan sát, so sánh, phân tích, thống kê và dự báo.



5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Cho đến nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu của Thành phố, Huyện, của các chuyên gia đầu tư cũng như của các công ty du lịch về vấn đề phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ. Tuy nhiên, phần lớn các đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích tiềm năng, thế mạnh của du lịch sinh thái Cần Giờ nói chung và đưa ra các chiến lược phát triển toàn diện du lịch. Thực tế chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về du lịch sinh thái, mà đặc biệt là chưa đưa ra những quy hoạch các phân khu chức năng, các sản phẩm và các hoạt động du lịch ở huyện Cần Giờ; đồng thời các đề tài này chưa có những giải pháp cụ thể, chặt chẽ đáp ứng kịp thời những vấn đề đang nảy sinh từ thực tế hoạt động du lịch của huyện.

Do đó, chúng tôi quan tâm đến vấn đề này, tìm cách đi sâu, hiểu rõ thực tế hoạt động của ngành, cố gắng nắm bắt được những tiềm năng to lớn cũng như những tồn đọng cần giải quyết của du lịch huyện mà chủ yếu đi sâu vào du lịch sinh thái; từ đó đưa ra các định hướng quy hoạch về không gian, sản phẩm và các tuyến, điểm du lịch sinh thái và những giải pháp cấp thiết cũng như lâu dài cho phát triển du lịch sinh thái nơi đây, với mong muốn góp phần nào công sức vào việc phát triển du lịch sinh thái huyện nhà cũng như làm phong phú thêm tài liệu du lịch sinh thái vốn dĩ rất hiếm hoi tại Việt Nam. Có thể coi đây là một công trình rất mới, có giá trị để tham khảo và áp dụng.

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được kết cấu trong 3 chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái

Chương 2 : Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ

Chương 3 : Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI


Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái (1992), do mỗi quốc gia có đặc điểm khác nhau về địa hình, kinh tế, văn hoá – xã hội…, du lịch sinh thái được hiểu dưới nhiều gốc độ khác nhau. Và ở mỗi quốc gia có một định nghĩa riêng về loại hình du lịch sinh thái.

Trong cuộc hội thảo “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 9 năm 1999, đã đưa ra khái niệm:

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho sự nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

1.1. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI

Với cách hiểu như trên, theo chúng tôi, hoạt động du lịch sinh thái với các đặc điểm riêng của mình đã đem lại lợi ích cho ngành du lịch nói chung về nhiều mặt. Cụ thể :

1..1.1. Lợi ích sinh thái :

Muốn du lịch sinh thái của một vùng phát triển mạnh, đòi hỏi trước hết, hệ sinh thái vùng đó phải thật sự đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu tham quan của du khách. Thông qua các hoạt động, du lịch sinh thái sẽ giúp cho các loài động thực vật quí hiếm gìn giữ và bảo tồn, góp phần bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên, góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học… Do đó, du lịch sinh thái phát triển mạnh sẽ tạo điều kiện cho các quy trình sinh thái cũ cũng như mới diễn ra liên tục hơn và ngăn chặn bớt việc phá hoại sinh thái.

1.1.2. Lợi ích kinh tế :

Du lịch sinh thái ngày càng phát triển tạo điều kiện cho việc tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho các cộng đồng ở trong và quanh khu vực tổ chức hoạt

Ngày đăng: 06/10/2023