Kiểm Tra, Kiểm Soát Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn


du lịch, cơ sở vận chuyển du lịch, điểm cung cấp thông tin du lịch, các quầy kiốt tại các điểm và khu du lịch; Một phần hoạt động phục vụ du lịch, đáp ứng trực tiếp nhu cầu du khách: giao thông bưu điện, quán ăn, cơ sở dịch vụ khác, các quầy đổi tiền, cơ sở bảo hiểm; Toàn bộ hoạt động phục vụ du lịch, đáp ứng gián tiếp nhu cầu du khách: cơ sở sản xuất đồ lưu niệm, biểu tượng, sách, ấn phẩm liên quan đến du lịch, các thiết bị liều trại, trang bị leo núi; Một phần hoạt động phục vụ du lịch, đáp ứng gián tiếp nhu cầu du khách: cơ sở cung cấp nước, lương thực, thực phẩm. Ngoài ra còn có thể kể đến những chủ thể gián tiếp tham gia vào du lịch có thể ở vị trí rất xa nơi các HĐDL diễn ra nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hệ thống như các doanh nghiệp xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Các cơ sở phục vụ HĐDL này thường được xây dựng xong, bán và sau đó được quản lý bởi các DNDL. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, khách du lịch không phải là khách hàng chính, mà chính là người dân địa phương và các doanh nghiệp. Chính vì vậy, có nhiều khu giải trí, nhà hàng không được xem là phục vụ HĐDL (bởi vì khách hàng của họ chủ yếu là người dân địa phương). Do đó, các cơ sở kinh doanh du lịch nằm trong khái niệm này là các doanh nghiệp, thương nhân và cơ sở hoạt động kinh doanh trực tiếp từ du khách.

Để đảm bảo được tính hiệu quả kinh tế, tính cạnh tranh giúp các doanh nghiệp tham gia HĐDL tồn tại, phát triển và đạt lợi nhuận lâu dài, bên cạnh việc tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, chính quyền thành phố cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn, bao gồm các chính sách về vốn, thuế; chính sách ổn định thị trường, phát triển sản phẩm du lịch; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; chính sách liên kết phát triển HĐDL. Việc khuyến khích, hỗ trợ có thể thực hiện theo hướng sau:

Thứ nhất, hỗ trợ các DNDL từng bước trở thành các doanh nghiệp kinh doanh hiện đại; hỗ trợ doanh nghiệp liên kết mạng lưới với nhau và với các hộ kinh doanh cá thể, các trang trại, các nhóm và các cá nhân kinh doanh du lịch, từ đó có khả năng mở rộng các HĐDL liên vùng, khu vực và kinh doanh lữ hành


quốc tế; hỗ trợ hình thành những loại hình doanh nghiệp mới và tạo điều kiện dễ dàng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Khuyến khích các DNDL phát triển theo hướng đảm bảo tính bền vững và có trách nhiệm;

Thứ hai, hỗ trợ vốn cho các DNDL với nhiều hình thức để đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư vào công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo chiều sâu nhằm tăng cường khả năng canh tranh. Khuyến khích đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng địa phương, độc đáo và có sức hút đối với du khách;

Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở vật chất hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển HĐDL trên địa bàn thành phố, như: mở đường giao thông, xây dựng hệ thống điện, cung cấp nước sạch, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan du lịch;

Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và kiến nghị cho doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch; cung cấp các thông tin liên quan đến HĐDL; các thủ tục hành chính liên quan đến HĐDL;

Thứ năm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch.

Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp trong quảng bá du lịch và thương hiệu.

Phân tích nhân tố EFA được sử dụng để kiểm định lại khái niệm, rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có tương quan với nhau và cần được rút gọn để có thể dễ dàng quản lý. Mỗi nhân tố duy nhất tương quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân tố chung (xem mô tả phân tích nhân tố EFA Phụ lục 3). Các nhân tố chung có sự kết hợp tuyến tính của các biến được quan sát theo mô hình sau:

Fi = wi1x1 + wi2x2 +...+ wikxk

Trong đó:

Fi: Ước lượng nhân tố thứ i

Wi: Trọng số hay hệ số điểm nhân tố k: Số biến

Từ kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch trên địa


bàn thành phố Cần Thơ, ta có nhân tố F1 Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia HĐDL

(Xem PL3.1; Bảng PL3.1):

F1 = 0,741*QL9 + 0,705*QL8 + 0,699*QL7 + 0,675*QL2 + 0,561*QL3 + 0,542*QL1

QL9: Tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch thu hút doanh nghiệp/hộ gia đình kinh doanh du lịch và người dân tham gia

QL8: Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch

QL7: Tổ chức chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch QL2: Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn QL3: Đảm bảo sự tham gia của doanh nghiệp, người dân trong HĐDL

QL1: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chủ trương, pháp luật du lịch của chính quyền địa phương

Từ kết quả trên, ta thấy QL9 là có hệ số lớn nhất (0,714), nghĩa là nó có ảnh hưởng lớn nhất đối với nhân tố chung, tiếp đến là QL8, QL7, QL2, QL3, QL1. Do đó, trong QLNN về du lịch chính quyền Cần Thơ cần chú trọng tổ chức hội thảo về du lịch, tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch và người dân địa phương. Bên cạnh đó chú trọng khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch (đầu tư, đất đai, tài chính, thủ tục…) và đảm bảo doanh nghiệp, người dân tham gia HĐDL.

2.2.2.6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn

Trong sự phát triển của du lịch và thực hiện các HĐDL sẽ phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch không lành mạnh, trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương. Do đó, chính quyền cấp thành phố TTTƯ phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với HĐDL nhằm phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra.

Kiểm tra, kiểm soát là tổng thể các hoạt động của cơ quan QLNN nhằm phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm, thông qua đó để nắm được những khó khăn, trở ngại của các chủ thể kinh doanh du lịch nhằm thúc đẩy HĐDL địa phương


phát triển đúng hướng và vững chắc. Việc kiểm tra, kiểm soát gồm: Kiểm tra, giám sát; thanh tra chuyên ngành du lịch và thanh tra nhà nước; xử lý vi phạm. Thông qua các hình thức này có thể đánh giá chuẩn xác và xác định các can thiệp cần thiết của nhà nước đối với HĐDL ở thành phố. Kiểm tra, kiểm soát HĐDL cần sâu sát, kịp thời, nhưng không làm ảnh hưởng đến HĐDL.

Để thực hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp thành phố TTTƯ cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của thành phố TTTƯ về đầu tư khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành; đồng thời, cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn.

Từ kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ, ta có nhân tố F2 Kiểm tra và giải quyết việc chấp hành trong HĐDL (Xem PL3.1; Bảng PL3.1):

F2 = 0,817*QL6 + 0,737*QL5 + 0,688*QL4

QL6: Giải quyết các vụ việc liên quan HĐDL QL5: Kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn

QL4: Việc chấp hành của doanh nghiệp và người dân trong HĐDL

Do đó, trong QLNN về du lịch chính quyền thành phố cần đảm bảo kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành trong HĐDL và giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác các vụ việc liên quan HĐDL (chèo kéo du khách, ‘chặt/chém’ du khách) nhằm đảm bảo quyền lợi của du khách và các bên khi tham gia HĐDL.

2.2.3. Tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố

2.2.3.1. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố

Có nhiều cách đánh giá QLNN về du lịch, nhưng phổ biến là đánh giá theo chất lượng và tác động. Đánh giá theo chất lượng là đánh giá về hiệu lực, hiệu quả và năng lực.

Hiệu lực quản lý là chỉ tiêu chất lượng của QLNN, được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả cuối cùng của QLNN về du lịch so với mục tiêu đề ra.


Kết quả cuối cùng (đầu ra) của du lịch có thể là doanh thu du lịch, tăng trưởng du lịch, tổng số lượt khách, tổng lợi nhuận du lịch, thu nhập du lịch bình quân/người, tổng số cơ sở lưu trú. Kết quả QLNN về du lịch còn thể hiện ở mức độ đáp ứng về tạo lập môi trường, đặc biệt là mức độ đáp ứng về chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển HĐDL. Mục tiêu đề ra thường bao gồm các chỉ tiêu kết quả như doanh thu du lịch, tăng trưởng du lịch, tổng lợi nhuận du lịch, số lượt khách, thu nhập du lịch bình quân/người, tổng số cơ sở lưu trú. Các chỉ tiêu này được đề ra trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của thành phố.

Hiệu quả quản lý là việc so sánh giữa kết quả cuối cùng của QLNN về du lịch với chi phí cho quản lý để tạo ra kết quả cuối cùng đó. Kết quả cuối cùng (đầu ra) thường là các chỉ tiêu giá trị như Doanh thu du lịch, tổng lợi nhuận. Tổng chi phí bao gồm chi phí cho bộ máy và các chi phí khác phục vụ cho QLNN về du lịch.

Năng lực quản lý là chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý, điều hành HĐDL, thể hiện ở khả năng hoạch định chính sách, khả năng dự báo, tầm nhìn quản lý, năng lực tổ chức HĐDL.

Đánh giá tác động của QLNN về du lịch tới HĐDL gồm: Tác động tích cực (mức độ tác động của các yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch); tác động tiêu cực (các tác động làm hạn chế, cản trở phát triển du lịch); tác động trực tiếp phát triển HĐDL (tăng doanh thu, tạo việc làm, tăng số lượt khách, số lượng cơ sở lưu trú); tác động gián tiếp của QLNN về du lịch (có thể là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, cải thiện đời sống người dân địa phương, xóa đói giảm nghèo).

2.2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố Các nhân tố chủ quan

Năng lực, cơ cấu tổ chức QLNN về du lịch có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển HĐDL. Tổ chức bộ máy QLNN đối với HĐDL phù hợp với yêu cầu phát triển thì sẽ thúc đẩy HĐDL phát triển nhanh và mạnh. Ngược lại, sẽ làm cho HĐDL chậm phát triển, thậm chí không phát triển và sử dụng lãng phí tài nguyên du lịch. Nếu xây dựng được tổ chức có năng lực sẽ giúp cho QLNN về du lịch thuận lợi và hiệu quả.


Năng lực, trình độ của cán bộ QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN về du lịch, tham mưu xây dựng chính sách phát triển HĐDL, ban hành các văn bản, quy định và tổ chức, điều hành, quản lý các HĐDL của địa phương. Do đó, họ sẽ là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng, tạo lập môi trường cho HĐDL như: Lập kế hoạch quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển sản phẩm, công nghệ và phát triển các hệ thống; các ngành liên quan và mua sắm.

Trong bối cảnh HNQT và phát triển hiện nay, QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ đòi hỏi ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển. Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của QLNN về du lịch. Nếu năng lực quản lý giỏi, trình độ chuyên môn cao và có phẩm chất đạo đức thì việc xây dựng chính sách, hoạch định, quy hoạch phát triển và việc tổ chức, điều hành HĐDL của địa phương sẽ sát thực tế, khả thi, nhanh chóng và hiệu quả… Ngược lại, sẽ làm cho việc QLNN về du lịch trì trệ, kém hiệu quả, làm cho HĐDL địa phương chậm phát triển.

Cơ chế, chính sách QLNN về du lịch của chính quyền thành phố TTTƯ. Cơ quan QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ thực hiện quản lý theo phân cấp, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trung ương, chịu sự giám sát của nhân dân và kiểm nghiệm của thị trường. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở thành phố TTTƯ thực hiện quản lý du lịch bằng hệ thống các công cụ quản lý kinh tế như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch, các quy định của pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.

Chính quyền địa phương căn cứ vào thẩm quyền của mình sẽ tổ chức thực hiện pháp luật và chủ trương, chính sách của Nhà nước Trung ương trên địa bàn thành phố. Đồng thời, xây dựng và thực thi các chính sách phát triển của thành phố nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho HĐDL và các DNDL. Do đó, chính quyền địa phương có các chính sách, cơ chế phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương và pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước


Trung ương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của QLNN về du lịch. Việc QLNN về du lịch của địa phương tốt sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc, giải phóng các rào cản để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch, đảm bảo sử dụng nguồn lực đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ được môi trường sinh thái; khai thác được nguồn lực du lịch phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các mục tiêu KT-XH, quốc phòng, an ninh.

Chính quyền địa phương thiếu quan tâm, buông lỏng QLNN về du lịch, thiếu kiểm tra, kiểm soát việc thực thi chủ trương, chính sách về HĐDL của các bên tham gia sẽ làm phát sinh các hiện tượng vi phạm, tác động tiêu cực đến phát triển HĐDL. Vì vậy, các cấp chính quyền của thành phố phải có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng QLNN đối với du lịch, tạo sự ảnh hưởng tích cực trong hoạt động QLNN của mình.

Kết quả điều tra XHH, cho thấy ý kiến của các đối tượng được điều tra đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động QLNN về du lịch ở thành phố Cần Thơ thể hiện như sau (Xem Bảng PL2.5):

Yếu tố ảnh hưởng

Tỷ lệ %

Định hướng phát triển hoạt động du lịch

43,57

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế

47,39

Số lượng cán bộ trong lĩnh vực du lịch chưa đủ

14,86

Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch còn chung chung, chưa cụ thể

46,99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 8

Qua các yếu tố trên, ta thấy yếu tố về số lượng cán bộ trong lĩnh vực du lịch là tác động thấp nhất.

Đánh giá về thách thức và khó khăn trong QLNN về du lịch của chính quyền địa phương, bao gồm: Chính sách thu hút du lịch (49,8%); Năng lực đội ngũ cán bộ (46,4%); Tầm nhìn quản lý (44,2%); Thực hiện theo yêu cầu gấp của lãnh đạo (12,4%) (Xem Bảng PL2.5).

Đánh giá các vấn đề cần cải thiện nhất hiện nay, các đối tượng cho rằng cần cải thiện các vấn đề như sau (Xem Hình 2.3):


(i) Các vấn đề có tỷ lệ đánh giá trên 31% gồm: Chất lượng các cơ sở dịch vụ du lịch (35,8%), Các vấn đề vệ sinh môi trường (33,2%), Năng lực quản lý du lịch (31,8%) được cho là cần cải thiện mạnh nhất;

(ii) Các vấn đề kiến nghị có tỷ lệ trên 22% dưới 30% gồm: Cơ chế thu hút đầu tư (29,4%), Cơ sở hạ tầng (29,4%), Chất lượng lao động du lịch (23,4%) và Cơ chế đặc thù của thành phố cho phát triển du lịch (22,4%);

(iii) Các vấn đề được kiến nghị thấp nhất là Quản lý an ninh trật tự, xử lý hàng rong (14%).

200

150

100

50

0

147

147

159

179

166

112

117

70

29,4

29,4

31,8

22,4

35,8

23,4

33,2

14

4 0,8

Cơ chế Cơ sở

Năng Cơ chế

thu hút hạ tầng lực quản đặc thù

Chất lượng

Chất Các vấn Quản lý Khác

lượng đề vệ

an ninh

đầu tư

lý du của các cơ lao độngsinh môi trật tự,

lịch

thành phố cho phát triển du lịch

sở dịch du lịch trường xử lý vụ du hàng

lịch rong

Số lượng %

Hình 2.3: Kiến nghị vấn đề cần cải thiện mạnh nhất ở Cần Thơ hiện nay

Nguồn: Kết quả điều tra XHH của tác giả tháng 6/2017 (Bảng PL2.8)

Đồng thời, các đối tượng khảo sát cũng đưa ra kiến nghị với các chính sách để phát triển HĐDL, thể hiện như sau: Hỗ trợ (vốn, thủ tục) người dân tham gia kinh doanh du lịch (51,6%), Đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực du lịch (45,8%), Cụ thể hóa chính sách (26%), Đánh giá và cải thiện việc thực hiện chính sách (19,2%) (Xem Bảng PL2.8).

Đánh giá các vấn đề người dân có thể tham gia tích cực để phát triển HĐDL ở Cần Thơ gồm: quảng bá các điểm du lịch (65,2%), vệ sinh môi trường (63,2%), an ninh trật tự (32,6%) và an toàn giao thông (23,6%) (Xem Bảng PL2.5).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023