những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất. Đối với nhiều quốc gia, du lịch được coi là một công cụ chính cho sự phát triển vì nó kích thích các hoạt động kinh tế mới. Du lịch có thể có tác động tích cực về kinh tế đối với cán cân thanh toán, về việc làm, thu nhập và sản xuất, nhưng cũng có thể có những tác động tiêu cực, đặc biệt đối với môi trường [100].
Lelei Lelaulu - Chủ tịch Đối tác quốc tế thì khẳng định: HĐDL là phương tiện chuyển giao của cải tự nhiên lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ [95].
Khi dự báo phát triển du lịch, Priya Chetty khẳng định: Dự báo phát triển du lịch có giá trị kinh tế lớn đối với cả khu vực công và khu vực tư nhân. Bất kỳ thông tin liên quan đến sự tiến triển trong tương lai của dòng chảy du lịch là rất quan trọng đối với khách sạn, nhà điều hành tour du lịch và các ngành công nghiệp khác liên quan đến du lịch [98];
Tác giả William Theobald (1994) làm rõ ý nghĩa của HĐDL đối với hòa bình thế giới [108]. Tác giả đã làm rõ HĐDL thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau.
1.1.1.2. Về các loại hình du lịch
Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, tùy theo mục đích của du khách mà có thể phân loại thành nhiều hình thức du lịch khác nhau.
Tác giả Iresh Singh (2011) cho rằng du lịch đề cập đến việc kinh doanh cung cấp chỗ ở và các dịch vụ liên quan cho những người đến thăm các điểm đến. Du lịch bao gồm hai yếu tố là hành trình tới đích và ở. Theo đó, các loại hình du lịch được kể đến bao gồm: du lịch giải trí, du lịch sinh thái (DLST), du lịch lịch sử, du lịch dân tộc, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch tôn giáo, du lịch âm nhạc, du lịch làng, du lịch sinh vật hoang dã [90].
Ngoài ra, còn có các bài viết khác cũng bàn về các loại hình du lịch như: du lịch mạo hiểm, du lịch kinh doanh, du lịch sinh nở, du lịch ẩm thực, du lịch văn hóa, du lịch đen, du lịch thiên tai, du lịch ma túy, du lịch y tế, du lịch gia
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 1
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Trong Nước
- Khái Quát Chung Về Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố
- Khái Niệm, Đặc Điểm, Nội Dung Và Các Nhân Tố Tác Động Đến Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Cấp Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương Trong Hội Nhập Quốc
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
phả, du lịch biển, du lịch tình dục, du lịch khu ổ chuột, du lịch không gian, du lịch thể thao, du lịch ảo, du lịch chiến tranh [103], [105].
Theo UNWTO, tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có của điểm đến để đa dạng hóa và cung cấp nhiều hơn một loại hình du lịch. UNWTO đưa ra một số giải thích ngắn gọn về các loại hình du lịch chính như du lịch giải trí, du lịch y tế, du lịch giáo dục, du lịch kinh doanh, du lịch thăm bạn bè hoặc người thân, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao [109].
Ngoài ra, các công trình khác cũng đề cấp đến một vài loại hình du lịch theo các cách khác như: du lịch giải trí, du lịch văn hóa [105], DLST [4], du lịch kinh doanh [104], du lịch y tế [106], du lịch giáo dục [99].
1.1.1.3. Về hoạt động kinh tế du lịch và sự phát triển du lịch
Các công trình nghiên cứu về hoạt động kinh tế du lịch đã giúp người đọc hiểu về ngành công nghiệp du lịch.
Bàn về hoạt động kinh tế du lịch, theo tác giả Robert Lanquar (1993) kinh tế du lịch đó là ngành công nghiệp vì toàn bộ hoạt động nhằm khai thác các của cải của du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu những vấn đề về yêu cầu, sự tiêu dùng của du lịch, sản xuất phục vụ du lịch, đầu tư cho du lịch [45].
Trong nghiên cứu The Economics of Tourism, tác giả William S. Reece (2009) sử dụng phân tích kinh tế hiện đại để giúp người đọc hiểu được hành vi thị trường du lịch, đề cập đến thay đổi kỹ thuật vì nó liên quan tới việc điều chỉnh mô hình kinh doanh và chiến lược, giải thích rõ ràng về quản lý doanh thu [107].
Các tác giả John Ward, Phil Higson và William Campbell (1994) trong nghiên cứu Leisure and Tourism, đã nghiên cứu về ngành công nghiệp du lịch và giải trí thông qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng, các sản phẩm và dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh tế, xã hội, văn hóa hay môi trường [93].
Công trình Tourism in Developing Countries, các tác giả tập trung bàn về sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển. Bên cạnh đó, công trình
này còn đề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô [96].
John Tribe (1995), trong nghiên cứu The Economics of Leisure and Tourism, đã làm rõ các vấn đề về tổ chức và quảng bá hoạt động giải trí và du lịch; nghiên cứu về du lịch, du lịch giải trí ngoài trời, marketing du lịch ở các nước đang phát triển [92].
Ngoài ra, còn có các công trình khác đề cập đến kinh tế du lịch và phát triển du lịch như Political and Economic Factors Affecting Tourism Demand between Countries: A Case from Bosnia Herzegovina and Turkey [91], Tourism Economics [89], Tourism Economics and Policy [94].
1.1.2. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch ở nước ngoài
1.1.2.1. Về vai trò và nội dung quản lý nhà nước về du lịch
Phutsady Phanyasith (2014), trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả cho rằng QLNN đối với HĐDL là phương thức nhà nước sử dụng pháp luật tác động vào đối tượng HĐDL để định hướng hoạt động này vận động, phát triển đạt được mục đích xác định [37].
W. Susan (1996) khi phân tích nguồn gốc của ngành thương mại giải trí và du lịch, đã miêu tả về ngành thương mại giải trí và du lịch; miêu tả sứ mệnh của ngành này; giải thích sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ; giới thiệu những địa điểm mà thương mại giải trí và du lịch có thể diễn ra; giới thiệu các cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên tốt nghiệp ngành này. Trên cơ sở đó, tác giả làm rõ vấn đề quản lý và tổ chức sự kiện, lưu trú, thực phẩm và đồ uống, nghề nghiệp [102].
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả S.Medlik (1995) đã đề cập về sự cạnh tranh trong ngành hàng không, quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du lịch, giới hạn cũng như thách thức đối với ngành du lịch [100].
Ngoài ra, còn có các công trình của các tác giả khác đề cập đến vấn đề này như các tác giả Lelei LeLaulu (2006) [95], Mechthild Kuellmer (2007) [97],
Priya Chetty (2011) [98].
1.1.2.2. Về quản lý nhà nước về du lịch
S.Medlik (1995) đã cho rằng, trong QLNN về du lịch, các chính sách phải dựa trên một kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về không gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du lịch không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển thông qua sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch [100].
Khi đề cập đến vấn đề quản lý du lịch của Thái Lan để chuẩn bị sẵn sàng cho hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, Sokxay Soutthaveth kiến nghị Nhà nước Thái Lan phải chú ý đến vấn đề quản lý du lịch bền vững, sử dụng tài sản vốn có gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và sử dụng lợi ích lâu dài, chú ý đến HĐDL gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, nhất là nền văn hóa, phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư [113]. Tác giả Saknalin Keosi, khi nghiên cứu các biện pháp pháp lý quản lý du khách trong việc mua bán dịch vụ du lịch theo kiểu đóng tiền phí một lần giữa du khách và các công ty lữ hành, đã phân tích đánh giá việc thực hiện các biện pháp pháp lý của Thái Lan và quốc tế về quản lý du khách ở các nước Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản. Tác giả đã phân tích các vấn đề khi có tranh chấp giữa du khách và các công ty lữ hành, đóng tiền phí cho công ty lữ hành trước khi đi tham quan, đăng ký hợp đồng có điều kiện trả lại cho du khách khi có vấn đề xảy ra trong chương trình du lịch, và đề ra những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi bổ sung trong nội dung của Nghị định năm 2007 về quản lý du khách trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở Thái Lan [112].
Trong luận án của Phutsady Phanyasith chỉ ra nguyên nhân hạn chế trong QLNN bằng pháp luật đối với HĐDL ở Lào. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp: Tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du
lịch; đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch; tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra trong xử lý vi phạm hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với HĐDL; tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất trong lĩnh vực du lịch; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với QLNN bằng pháp luật đối với lĩnh vực HĐDL [37].
Nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh du lịch trong thời kỳ hội nhập, Xu Xeng (2015) cho rằng: Công tác ban hành và thực hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung; tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện toàn, ổn định nhanh chóng; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch cần hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hệ thống quản lý du lịch [110].
Trong công trình Tourism Economics and Policy, các tác giả tập trung chỉ ra nhu cầu du lịch và dự báo, nguồn cung cấp du lịch và giá, đo lường tác động và lợi ích của những thay đổi trong nhu cầu du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và thuế du lịch, hàng không, du lịch và môi trường (bao gồm cả biến đổi khí hậu) và năng lực cạnh tranh điểm đến. Từ đó cung cấp cơ sở để hiểu được sự liên quan của phân tích kinh tế và các giải pháp cho vấn đề du lịch trong thực tế cuộc sống, cũng như hoạch định chính sách du lịch [94].
Theo tác giả của công trình Economic Success of Tourism, du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới ngày nay. Qua khảo sát sự thành công kinh tế du lịch ở Peru và Bồ Đào Nha, tác giả khẳng định rằng sự phát triển du lịch tùy thuộc vào hành chính công [97].
Trong công trình The Business of Rural Tourism International Perspectives, các tác giả làm rõ những vấn đề cơ bản: chính sách, kế hoạch, các tác động của nghiên cứu về thương mại du lịch tại khu vực nông thôn, trong đó phân tích vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn,
đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân… và một số tác động đối với việc phát triển loại hình du lịch tại khu vực này [101].
Đề tài nghiên cứu Leisure and Tourism, các tác giả đề cập đến cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế hoạch và đánh giá các sự kiện cũng như các nguồn cơ sở hạ tầng cho các dự án du lịch, giải trí [93].
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở TRONG NƯỚC
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở trong nước
1.2.1.1. Về vai trò của du lịch
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu có cách nhìn nhận về du lịch dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong cuốn Nhập môn khoa học du lịch của Trần Đức Thanh (1999), du lịch được giải thích là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ của các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng; Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh [60, tr. 14].
Luận án Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập [69], tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm về du lịch, DLST, yêu cầu và nội dung phát triển DLST trong điều kiện đẩy mạnh HNQT.
Như vậy khi du lịch trở thành một nhu cầu mang tính xã hội cao, nhu cầu của đại bộ phận các tầng lớp dân cư trong xã hội thì quan niệm về du lịch được thống nhất, bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước, trừ việc di trú chính trị, tìm kiếm việc làm (di chuyển nhằm mục đích sinh lợi) và xâm lược.
Về vai trò của du lịch:
Du lịch đóng góp tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân; tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng; làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vào cân bằng cán cân thanh toán quốc tế; là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả; góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương [18], [38].
Khi bàn về vai trò của du lịch, tác giả Nguyễn Đình Sơn (2002) cho rằng du lịch là hoạt động của con người mà trong quá trình đó đồng thời diễn ra cả hai mặt: sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm du lịch, người đi du lịch là những người tiêu dùng các sản phẩm du lịch, người kinh doanh du lịch là người cung cấp các sản phẩm du lịch, chỉ có hoạt động diễn ra đồng thời thì mới đảm bảo được một tour du lịch hoàn chỉnh. Để phát triển kinh tế du lịch ở vùng Bắc Bộ kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trong thời gian tới nhằm góp phần tăng trưởng KT-XH, giải quyết việc làm và tăng thu nhập người dân, tác giả đã đề xuất phương hướng, mục tiêu và những giải pháp cơ bản để giải quyết những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của kinh tế du lịch [57].
1.2.1.2. Về hoạt động kinh tế du lịch
Trong luận án Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, tác giả Nguyễn Trùng Khánh (2012) đã đưa ra bảy bài học thành công về chiến lược phát triển, marketing, cung cấp dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo an ninh, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. Từ phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch của Việt Nam, tác giả chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành và đề xuất một số giải pháp cơ bản, kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho Việt Nam trong điều kiện HNQT hiện nay [27].
Luận án Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, trên cơ sở phân tích tiềm năng, thế mạnh và thực trạng phát triển bền
vững kinh doanh lưu trú du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp thúc đẩy kinh tế cho các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và các chủ thể QLNN tại vùng du lịch Bắc Bộ tham khảo; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững kinh doanh lưu trú tại vùng du lịch Bắc Bộ [25].
Trong công trình Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, các tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch; phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam theo tiêu chí cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch. Các tác giả đã chỉ ra mô hình 10 tiêu chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch bao gồm: Tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên du lịch; tính đa dạng của dịch vụ du lịch; chất lượng sản phẩm du lịch; tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch; đầu tư xúc tiến sản phẩm du lịch; giá sản phẩm du lịch; khả năng tiếp cận sản phẩm; thương hiệu sản phẩm du lịch; chu kỳ sống của sản phẩm du lịch; yếu tố đặc biệt của sản phẩm du lịch. Đề tài còn đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường trong ngắn hạn [64].
Trong luận án Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, Hoàng Thị Ngọc Lan (2007) xác định cầu du lịch là bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về dịch vụ hàng hóa, đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của du khách ngoài nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích du lịch [29].
Trong cuốn Thị trường du lịch, tác giả đã nêu những vấn đề tổng quan về thị trường du lịch: khái niệm và những đặc điểm của thị trường du lịch, các loại thị trường du lịch, phân tích một số yếu tố cơ bản trên thị trường du lịch. Theo tác giả, thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua với người bán, giữa cung với cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực kinh tế du lịch [31].
Tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2010) trong công trình Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh