Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 2


hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý du lịch, tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh du lịch. Nhờ đó, hoạt động du lịch trên địa bàn đã có những bước khởi sắc và đạt được một số thành tựu quan trọng. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, doanh thu du lịch và lượt khách lưu trú ngày càng tăng. Năm 2017, lượng du khách đến Cần Thơ trên 7,5 triệu lượt khách, trong đó, khách có lưu trú tại thành phố trên 2 triệu lượt, tăng 4 lần so với năm 2006 và tăng 27% so với năm 2016. Năm 2007, tổng thu nhập của toàn ngành du lịch mới đạt 365 tỷ đồng thì đến năm 2017 thu nhập du lịch đạt 2.879 tỷ đồng [55].

Tuy nhiên, quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch còn nhiều hạn chế như thiếu tầm nhìn tổng thể về phát triển du lịch nên sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, kém hấp dẫn và không thể hiện được tính đặc thù. Quản lý và quy hoạch du lịch chưa hiệu quả, vấn đề liên kết phát triển du lịch chưa được chú ý. Ngoài ra, còn hạn chế, yếu kém về kết cấu hạ tầng kỹ thuật du lịch, đội ngũ nhân lực du lịch, năng lực xúc tiến quảng bá du lịch và thiếu sự ổn định về tổ chức bộ máy QLNN trong lĩnh vực du lịch, nhiều di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng đang trong tình trạng xuống cấp chưa được tu bổ, tôn tạo lại. Bên cạnh đó, so với tiềm năng, lợi thế so sánh vốn có thì sự phát triển du lịch thành phố Cần Thơ vẫn chưa tương xứng, số ngày lưu trú bình quân (1,5 ngày/khách) và chi tiêu của du khách còn thấp, khách quốc tế đến Cần Thơ chưa nhiều.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế (HNQT) hiện nay và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhu cầu du lịch gia tăng, lưu lượng du khách tăng mạnh, đặc biệt là khách quốc tế, xu hướng du lịch thay đổi, hình thức và loại hình du lịch gia tăng. Bên cạnh những tích cực của HNQT đối với du lịch, thì những hiện tượng tiêu cực cũng gia tăng, ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa và xã hội địa phương, như hiện tượng "tour 0 đồng", mại dâm, gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến văn hóa địa phương… Trong bối cảnh đó, yêu cầu đối với QLNN về du lịch tăng cao. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm giải pháp đổi mới QLNN về du lịch nhằm thúc đẩy HĐDL phát triển bền vững, góp phần làm cho du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Cần Thơ và phát triển bền vững là vấn đề


bức thiết hiện nay. Đây là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn ở địa phương cũng như trong cả nước. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế" làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố để đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong điều kiện đẩy mạnh HNQT.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra gồm:

- Phân tích, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch ở cấp thành phố TTTƯ; luận giải đặc thù và nội dung của QLNN về du lịch theo ngành kết hợp lãnh thổ;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

- Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về du lịch của thành phố Cần Thơ, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu của QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đặc biệt là quản lý của chính quyền thành phố Cần Thơ; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch ở Cần Thơ, đặc biệt là trong điều kiện HNQT.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong HNQT và luận giải các điều kiện, kiến nghị các cơ quan chức năng hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu đề tài là QLNN ở cấp thành phố TTTƯ đối với HĐDL trên địa bàn thành phố, trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ được phân cấp cho chính quyền cấp thành phố dưới góc độ quản lý kinh tế.

Phạm vi nghiên cứu:

Về phạm vi đối tượng quản lý, du lịch nói chung có thể được nhìn nhận dưới nhiều giác độ: như một loại sản phẩm - dịch vụ du lịch; như một loại hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH); như một ngành, lĩnh vực kinh tế. Trong luận án


này, du lịch - đối tượng của quản lý ở cấp chính quyền địa phương, được xem xét như một loại hoạt động kinh tế.

Về phạm vi nội dung, việc nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ những nội dung QLNN về du lịch của cấp thành phố TTTƯ, trong đó chú trọng việc hoạch định phát triển các HĐDL ở thành phố TTTƯ; xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về HĐDL trên địa bàn; tổ chức HĐDL; phát triển kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn; và kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn.

Về không gian, việc nghiên cứu QLNN về du lịch chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Cần Thơ, có khảo cứu các tỉnh lân cận để kết nối du lịch.

Về thời gian, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng QLNN về du lịch ở thành phố Cần Thơ chủ yếu từ năm 2010 đến nay; các giải pháp đề xuất hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Về cơ sở lý luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết về quản lý kinh tế, trong đó có du lịch; lý luận về QLNN, các mô hình lý thuyết của quản lý du lịch trong nước và trên thế giới.

Về phương pháp luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng để làm rõ vấn đề QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố trong sự biến đổi không ngừng, trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, gắn với những điều kiện cụ thể.

Về phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao hàm cả phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp; phương pháp định tính, định lượng và phối hợp.

Việc sử dụng phương pháp diễn dịch nhằm hình thành khung lý thuyết về QLNN đối với du lịch trên địa bàn thành phố theo cách tiếp cận QLNN nhằm phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở đó để rút ra những kết luận cần thiết, những kiến nghị về QLNN nhằm phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.


Phương pháp quy nạp được sử dụng trên cơ sở các dữ liệu thực tế về HĐDL, thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ để khái quát hóa (quy nạp), rút ra những nhận định, kết luận về QLNN nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ một cách có hiệu quả và bền vững.

Việc nghiên cứu đề tài đòi hỏi sử dụng cả phương pháp định tính, định lượng và phối hợp cả hai phương pháp đó. Theo đó, phương pháp định tính được sử dụng trong việc mô tả, đưa ra các khái niệm, đặc điểm của du lịch, nội dung và phương thức QLNN nhằm phát triển du lịch ở đô thị nói chung và trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng. Phương pháp định tính cho chúng ta biết như thế nào và tại sao: QLNN về du lịch ở cấp thành phố TTTƯ nên như thế nào và tại sao nhằm phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả trên địa bàn?

Phương pháp định lượng được sử dụng để xem xét, đánh giá sự phát triển của HĐDL, những chuyển động trong QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng như lượng hóa một số vấn đề nghiên cứu có liên quan.

Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng gồm phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương điều tra xã hội học (XHH).

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được dùng để thu thập, phân tích các tư liệu, tài liệu liên quan như giáo trình, các tài liệu về QLNN về du lịch, tìm hiểu các bài báo, bài viết về du lịch và QLNN về du lịch, các báo cáo của cơ quan nhà nước về HĐDL và QLNN về du lịch với trọng tâm là những nội dung, những yêu cầu, những yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề liên quan đến QLNN về du lịch.

Phương pháp điều tra XHH được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp về du lịch và QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

+ Mục đích điều tra: Nắm bắt thực trạng du lịch và QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ, những đề xuất, kiến nghị đối với chính quyền Cần Thơ.

+ Việc điều tra được tiến hành theo ba khâu: chuẩn bị điều tra, tiến hành điều tra, xử lý và sử dụng kết quả điều tra.

+ Đối tượng điều tra: Để đảm bảo tính khách quan trong kết quả điều tra, việc chọn mẫu điều tra được cân nhắc kỹ lưỡng theo các nhóm đối tượng điều tra: du khách - người thụ hưởng dịch vụ du lịch; các cơ sở kinh doanh du lịch - người cung


cấp dịch vụ du lịch và chịu tác động trực tiếp của QLNN; các cơ quan QLNN ở địa phương; các đối tượng khác như các nhà nghiên cứu, người dân.

+ Quá trình điều tra được tiến hành theo ba loại phiếu hỏi: phiếu hỏi du khách nước ngoài (100 phiếu), phiếu hỏi du khách trong nước (200 phiếu) và phiếu hỏi 4 nhóm đối tượng khác (500 phiếu), gồm các cơ sở kinh doanh du lịch, quan chức QLNN ở địa phương, các chuyên gia nghiên cứu du lịch và người dân ở thành phố Cần Thơ. Tổng số phiếu thu được sau khi làm sạch là 800 phiếu. Phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng SPSS và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả xử lý phiếu điều tra được sử dụng trong 3 chương của luận án, đặc biệt là chương 3.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn sau:

Xây dựng mô hình quản lý của chính quyền cấp thành phố TTTƯ về du lịch trong sự kết hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong bối cảnh HNQT. QLNN về du lịch cấp thành phố trực thuộc trung ương có sự gắn kết giữa chức năng, nhiệm vụ của chính quyền thành phố được giao để quản lý ngành đặc thù, có tính nối kết phức tạp của HĐDL (liên ngành) để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH địa phương và của ngành.

Phân tích, đánh giá có kiểm chứng bằng số liệu điều tra thực tế về thực tiễn mô hình kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Đề xuất các giải pháp để vận hành mô hình QLNN này một cách hiệu quả và phù hợp với các đặc thù của thành phố Cần Thơ, bao gồm từ thiết kế lại tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, tăng cường công tác hoạch định, phát triển, chính sách hỗ trợ, kiểm tra, kiểm soát.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa khoa học: Bổ sung một số vấn đề mang tính chất lý luận của QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ trong sự kết hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.


Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần tạo cơ sở khoa học trong việc hoạch định cơ chế, chính sách và phương hướng QLNN về du lịch nói chung và ở thành phố Cần Thơ nói riêng. Làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy QLNN về du lịch ở các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề cũng như biên soạn tài liệu cho các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức QLNN về du lịch.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 11 tiết.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học và tổ chức xã hội của các nước trên thế giới và Việt Nam đã có những nghiên cứu chuyên sâu về du lịch và QLNN về du lịch.

Những công trình khoa học đó được đăng tải dưới các hình thức như: đề tài khoa học, luận án tiến sỹ, sách, bài tạp chí, bài báo chuyên ngành.

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở nước ngoài

1.1.1.1. Về quan niệm, ý nghĩa và tác động của hoạt động du lịch

Ở các nước phát triển, việc nghiên cứu về du lịch được quan tâm và tiến hành từ lâu. Chính vì thế, khi bàn về du lịch, có rất nhiều quan điểm nói về ý nghĩa và tác động của HĐDL. Theo quan điểm của Guer Freuler, du lịch với ý nghĩa hiện đại là một hiện tượng của thời đại, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên [60, tr. 8].

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara -Edmod cũng chỉ ra ý nghĩa của HĐDL, khi cho rằng: Du lịch là việc tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí [60, tr. 9].

Những học giả Trung Quốc nghiên cứu về du lịch cũng có chung quan điểm với hai giáo sư trên nêu ra, họ đưa ra nhận định: Du lịch là một hiện


tượng kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hợp tất cả các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của mọi người dẫn đến [60, tr. 29].

Từ các quan điểm trên, có thể thấy HĐDL là tổng hợp của nhiều hoạt động, bao gồm các hoạt động lữ hành, lưu trú và các hoạt động khác phục vụ cho nhu cầu khác nhau của du khách. HĐDL sẽ giúp du khách khôi phục sức khỏe, phát sinh và phát triển tình cảm với vẻ đẹp thiên nhiên, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa. Thông qua HĐDL sẽ thúc đẩy tăng trưởng KT-XH địa phương.

Năm 1980, tại Hội nghị Manila, Tổ chức Du lịch Quốc tế đã chỉ ra ý nghĩa của HĐDL, khi cho rằng: Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hòa bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người [33, tr. 12]. Còn theo Tổ chức Du lịch của Liên hợp quốc (UNWTO) cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế phát sinh do sự di chuyển tới các quốc gia hay điểm đến ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người với các mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn [11, tr. 5]. Từ đó, ta có thể thấy rằng, HĐDL có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người.

Nhiều nhà khoa học đã khẳng định HĐDL là hoạt động tổng hợp và phát triển nhanh với kết quả kinh tế, xã hội và chính trị. Giao lưu văn hóa, hòa bình, thiện chí và hiểu biết được coi là những tác động tích cực của các luồng du lịch quốc tế. Các điểm thu hút tự nhiên, văn hóa, vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi, sự an toàn xã hội và an ninh chính trị ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch và đích đến. An ninh chính trị và an toàn xã hội cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển HĐDL [91].

Bàn về ý nghĩa của HĐDL, Salvo Creaco (2003) cho rằng: Du lịch bây giờ là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới và là một trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023