Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Của Tỉnh Kiên Giang


Thứ tư, thành công về quản lý điểm đến thông qua kết nối các điểm đến trên địa bàn với các sản phẩm ở trung tâm thành phố kết hợp mua sắm và giải trí, sản phẩm nghỉ dưỡng biển, sản phẩm nghỉ dưỡng núi. Bên cạnh đó là sự kết nối liên tỉnh với Hội An, Mỹ Sơn ở phía Nam; và Huế, Quảng Bình ở phía Bắc. Như vậy, Đà Nẵng không chỉ phát triển du lịch của mình mà còn hỗ trợ và mang đến dòng khách quốc tế và nội địa cho các điểm đến khác trong vùng.

Bên cạnh đó, du lịch Đà Nẵng vẫn còn những vấn đề như tour giá rẻ hay tour “0 đồng”; tình trạng kinh doanh lữ hành trái phép, hướng dẫn viên xuyên tạc lịch sử; một số doanh nghiệp lữ hành ý thức pháp luật chưa đầy đủ, cạnh tranh không lành mạnh, tiếp tay cho người Trung Quốc, Hàn Quốc kinh doanh lữ hành và hoạt động hướng dẫn du lịch trái pháp luật; các tổ chức xã hội nghề nghiệp về du lịch chưa kết nối được các doanh nghiệp để nâng cao năng lực kinh doanh.

Tour giá rẻ hay tour “0 đồng”, chủ yếu xuất hiện ở thị trường khách Trung Quốc. Tour này phụ thuộc vào chi tiêu mua sắm từ du khách để thu lợi nhuận bù lại cho giá rẻ, nên có sự thỏa thuận ngầm giữa doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên và cơ sở mua sắm. Cơ sở mua sắm bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng với giá cao hơn so với giá trị thực tế, giao dịch bằng ngoại tệ trái phép; thanh toán qua máy chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng nước ngoài (POS) hoặc ứng dụng thanh toán điện tử trên thiết bị di động (Wechatpay… ), không xuất hóa đơn tài chính, làm thất thuế của Đà Nẵng.

Tình trạng kinh doanh lữ hành trái phép, hướng dẫn viên xuyên tạc lịch sử. tour giá rẻ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Đà Nẵng… Doanh nghiệp lữ hành có quy mô nhỏ, chưa khai thác được thị trường quốc tế, do đó chịu sự ép giá, chi phối nguồn khách từ đối tác nước ngoài. Một số doanh nghiệp lữ hành ý thức pháp luật chưa đầy đủ, cạnh tranh không lành mạnh, tiếp tay cho người Trung Quốc, Hàn Quốc kinh doanh lữ hành và hoạt động hướng dẫn du lịch trái pháp luật. Một số bộ phận HDV tiếng Trung, tiếng Hàn còn yếu về kỹ năng và ngoại ngữ, có biểu hiện xuống cấp về đạo đức, nặng về lợi ích kinh tế, chèn ép khách vào các


điểm mua sắm; có tình trạng một số HDV sử dụng bằng cấp giả, thẻ giả để hoạt động gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.

Có thể thấy việc QLNN về du lịch ở Đà Nẵng bên cạnh những thành công vẫn còn có những hạn chế nhất định: Đội ngũ những người làm công tác QLNN về du lịch gặp khó cả về số lượng lẫn chất lượng; Vấn đề phân cấp, phân quyền quản lý HĐDL ảnh hưởng tới chất lượng của công tác QLNN. Điều này thể hiện rõ nhất thông qua việc kiểm tra, kiểm soát những vi phạm của các DNDL. Chính điều này đã gây nên những khó khăn cho chính quyền thành phố Đà Nẵng trong công tác chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành như thời gian vừa qua. Việc kiểm soát, thống kê số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế, đại lý lữ hành, cũng như việc nắm bắt hạng sao của các cơ sở lưu trú trên địa bàn còn nhiều bất cập, chủ yếu là do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành của thành phố. Đó là nguyên nhân khiến du lịch Đà Nẵng chưa thể "cất cánh".

2.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Kiên Giang

Là một tỉnh có nhiều nét tương đồng với thành phố Cần Thơ, Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất du lịch nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL, qua danh thắng nổi bật là đảo Phú Quốc và hòn Phụ Tử. Kiên Giang có trung tâm là thành phố Rạch Giá - một thành phố biển duy nhất ở miệt vườn sông nước, kế đến là địa danh Hà Tiên - một thời vang bóng với "thập cảnh" xưa. Ngoài ra, Kiên Giang có nền văn hóa phong phú, thể hiện qua các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, ẩm thực, các làng nghề đậm chất truyền thống như đan đệm bàng, dệt chiếu Tà Niên, nắn nồi Hòn Đất, làm hàng thủ công mỹ nghệ bằng đồi mồi, làm huyền phách ở Hà Tiên. Nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm.

Những năm gần đây, du lịch Kiên Giang đã có sự phát triển đáng khích lệ. Tính từ năm 2013 đến 2017, Kiên Giang đã đón khoảng 20,4 triệu lượt khách, trong đó có 1,1 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân hằng năm là 12,2%. Hệ thống cơ sở lưu trú toàn tỉnh có hơn 14.000 phòng, trong đó 3.455 phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao; doanh thu du lịch đạt 8.525 tỷ đồng. Các chuyến bay, chuyến tàu ra Phú Quốc rất đông hành khách, nhất là trong dịp Tết


Nguyên đán vừa qua, các hãng hàng không, tàu cao tốc phải tăng chuyến mới đủ cho nhu cầu đi lại [39].

Sự phát triển đó có được là có sự đóng góp to lớn của việc tăng cường công tác QLNN về du lịch, cụ thể:

Thứ nhất, việc nắm bắt được thời cơ để có những định hướng phát triển du lịch cho phù hợp với tình hình thức tế của tỉnh; triển khai thực hiện tốt pháp luật và các chính sách phát triển du lịch nhằm tạo lập môi trường pháp lý, kinh tế, xã hội và kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở địa phương.

Thứ hai, trong quá trình phát triển, Kiên Giang đã và đang triển khai nhiều chính sách đồng bộ, đặc biệt là chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào khai thác ngày càng có hiệu quả các tiềm năng du lịch địa phương. Tỉnh cũng rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch, nhất là quy hoạch chi tiết các khu, điểm, tuyến du lịch ở các vùng du lịch trọng điểm, triển khai nhanh các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh tập trung huy động nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, từng bước hiện đại cho 4 vùng du lịch trọng điểm.

Thứ ba, chú trọng đầu tư, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng và xây dựng công trình văn hóa, thể thao tạo điểm nhấn, ấn tượng phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Thứ tư, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch quản lý và có những điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó, Kiên Giang đã thành lập được Sở Du lịch, đây là điều kiện thuận lợi để quản lý và thúc đẩy HĐDL phát triển.

Tuy vậy, việc QLNN về du lịch ở Kiên Giang cũng còn những hạn chế như đội ngũ những người làm công tác quản lý du lịch thiếu và yếu; tình hình cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn phức tạp; nhân lực du lịch thiếu, chất lượng, trình độ chuyên môn chưa đảm bảo; hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa mang tính chuyên nghiệp; công tác quản lý đất ở Kiên Giang mà đặc biệt là khu


vực Phú Quốc còn bộc lộ nhiều yếu kém. Đó là những vấn đề mà đòi hỏi công tác QLNN về du lịch ở Kiên Giang cần phải giải quyết để du lịch Kiên Giang ngày một phát triển hơn, xây dựng Phú Quốc thành khu kinh tế đặc biệt mà du lịch là ngành kinh tế hàng đầu.

2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước về du lịch ở thành phố Cần Thơ

Từ thành công và hạn chế trong công tác QLNN về du lịch của hai địa phương Đà Nẵng và Kiên Giang, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho thành phố Cần Thơ, như sau:

Một là, phải xây dựng được quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng, thúc đẩy HĐDL phát triển vững chắc. Để phát triển HĐDL, chính quyền thành phố cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch dài hạn. Công tác này thực hiện tốt sẽ gia tăng những lợi ích từ du lịch cho cộng đồng, doanh nghiệp và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà HĐDL có thể gây ra. Thực hiện công tác này tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển HĐDL, khắc phục những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Ngoài ra, việc lập chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng du lịch sẽ thiết lập được các mục tiêu và tìm ra giải pháp để thực hiện được mục tiêu đó; tạo sự thống nhất trong phát triển HĐDL tổng thể của thành phố, thiết lập các mối liên kết giữa HĐDL với hoạt động của các ngành kinh tế khác; đưa ra những định hướng cơ bản về quy mô phát triển các điểm du lịch.

Hai là, ban hành các chính sách để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương sẽ thu hút nhiều du khách đến với Cần Thơ. Do đó, chính quyền thành phố cần tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ các DNDL phát triển đa dạng, phong phú các sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm mới mang tính đặc thù.

Ba là, hoàn thiện bộ máy QLNN về du lịch và quan tâm đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao


năng lực quản lý, điều hành của cơ quan tham mưu về quản lý du lịch. Để cơ quan này phát huy được vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình trong công tác QLNN về du lịch, cần phải quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, áp dụng các hình thức điều động, luân chuyển, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn, đồng thời cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu với các địa phương, tỉnh bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức điều hành HĐDL. Coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn, kiến thức về du lịch đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch trong HNQT.

Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch, và đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp để phát triển du lịch. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến du lịch là nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách và tìm kiếm thị trường tiềm năng, từ đó thu hút khách đến tham quan nhiều hơn. Ngoài ra, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý đối với công tác này. Trong bối cảnh HNQT hiện nay, QLNN về du lịch phải coi trọng sự liên kết, hợp tác với các địa phương, vùng, các DNDL để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, góp phần nâng cao hiệu quả HĐDL. Liên kết càng chặt chẽ, bền vững càng làm tăng sức mạnh tổng hợp, nâng cao sức cạnh tranh và càng mở rộng khả năng thu hút khách.

Năm là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với HĐDL. Qua thực tiễn QLNN về du lịch ở hai địa phương trên cho thấy, cùng với sự phát triển nhanh của du lịch thì các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển HĐDL cũng nảy sinh và phát triển nhanh chóng. Vì vậy, cần phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, giúp HĐDL phát triển lành mạnh.


Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ


3.1. ĐIỀU KIỆN, TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động du lịch của thành phố Cần Thơ

3.1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mekong và ở vị trí trung tâm ĐBSCL, có tổng diện tích tự nhiên gần 1.439 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá chằng chịt là phụ lưu của 2 sông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua các quận, huyện của thành phố. Địa hình tương đối bằng phẳng, có rất nhiều vườn cây ăn trái, đồng ruộng mênh mông. Đây là điều kiện để Cần Thơ phát triển DLST, sông nước, miệt vườn.

Bên cạnh đó, Cần Thơ có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển du lịch, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm và không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Tháng nóng nhất là tháng 7 và mát nhất là tháng 12. Với điều kiện khí hậu này có thể phát triển du lịch quanh năm, bổ sung cho du lịch ở các vùng, miền khác. Chẳng hạn, mùa lạnh ở Miền Bắc, du khách có thể vào Cần Thơ để du lịch.

Do đó, đối với du lịch, điều kiện tự nhiên này phù hợp phát triển du lịch miệt vườn, DLST, du lịch sông nước, và thích hợp để phát triển Cần Thơ thành trung tâm dịch vụ du lịch và điều phối khách cho toàn vùng.

3.1.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội Dân số và lao động

Tính đến năm 2016, dân số trung bình toàn thành phố Cần Thơ là 1.263 nghìn người với các dân tộc chủ yếu là người Kinh (chiếm đa số), người Hoa, người Khmer và người Chăm. Cần Thơ có mạng lưới các cơ sở đạo tạo và mạng lưới y tế phục vụ cho nhân dân thành phố và khu vực ĐBSCL. Số người trong độ tuổi lao động là 964 nghìn người, chiếm 76 % dân số toàn thành phố. Số lao


động làm việc trong các ngành kinh tế là 708 nghìn người (chiếm 56 % dân số toàn thành phố), trong đó số lao động dịch vụ là 310 nghìn người, chiếm 44%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 19 % [10].

310.035

44%

249.726

35%

Nông lâm, thủy sản CNXD

Dịch vụ

147.977

21%

Hình 3.1: Cơ cấu lao động Cần Thơ 2016

Nguồn: [10]

Tăng trưởng và quy mô nền kinh tế

Cần Thơ là một đô thị trẻ, năng động, kinh tế phát triển nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2017 đạt trên 11,8%. Quy mô nền kinh tế đến năm 2017 đạt 66.6274 tỷ đồng, tăng 7,83% so với năm 2016; năm 2016, giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 6.732 tỷ đồng (9,6%), Công nghiệp và xây dựng đạt 22.785 tỷ đồng (32,4%), Dịch vụ đạt

40,000

30,000

20,000

10,000

-

51,80%

32,40%

36.433

9,60%

6.732

22.785

Nông lâm, thủy sản

CNXD

Dịch vụ

Tỷ đồng

36.433 tỷ đồng (51,8%); năm 2017, trong cơ cấu kinh tế: Khu vực nông nghiệp - thủy sản giảm nhẹ 0,04%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 100% kế hoạch, khu vực thương mại - dịch vụ tăng 0,04% GRDP [10], [47], [49].


Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế Cần Thơ năm 2016

Nguồn: [10]


Hệ thống giao thông

150

100

50

0

Đường đô Đường Đường Đường xã Quốc lộ Trục chính Tổng thị huyện tỉnh đô thị

Tuyến đường

Tỷ lệ %

Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 2.106 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt trên 59%. Cần Thơ có 6 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài trên 130 km, có 11 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 158,6 km. Tỷ lệ đường đô thị và nông thôn được cứng hóa còn thấp.


84 100 100 100



49




59

48












Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 10


Hình 3.3: Tỷ lệ nhựa hóa các tuyến đường Cần Thơ

Nguồn: [75]

Mạng lưới đường thủy do thành phố quản lý có chiều dài 85,1km, do các quận, huyện quản lý dài 380km. Thành phố có 3 tuyến vận tải thủy quan trọng gồm: Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương (qua kênh Rạch Sỏi- sông Hậu) và tuyến Rạch Ô Môn - Kênh Thị Đội - Cửa sông Cái Bé. Cần Thơ có ba cảng hàng hóa lớn là Hoàng Diệu, Trà Nóc và Cái Cui phục vụ cho cả vùng; có 3 bến tàu khách là Bến tàu khách Cần Thơ, Bến tàu du lịch Ninh Kiều và Bến tàu Ô Môn.

Bên cạnh đó, Cần Thơ có Cảng hàng không quốc tế hoạt động phục vụ các chuyến bay trong nước và quốc tế với năng lực phục vụ hiện tại là 3 - 5 triệu khách/năm và là sân bay lớn nhất tại ĐBSCL [75].

Hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước và thu gom xử lý chất thải

Mạng lưới truyền tải và phân phối gồm nguồn điện lưới quốc gia và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc đảm bảo tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99,85%, trong đó gần 92% hộ có điện sinh hoạt an toàn kỹ thuật. Mạng lưới chiếu sáng đô thị được mở rộng.

Hệ thống cấp nước tập trung và nối mạng trên địa bàn thành phố có tổng công suất trên 142.000 m3/ngày đêm, đảm bảo tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023