Đánh Giá Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Và Những Vấn Đề Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu

hoàn thiện công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể đã giải quyết những nội dung sau:

+ Dự báo phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2010 bao gồm: định hướng phát triển KT-XH tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; dự báo phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020.

+ Phương hướng hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới, trong đó tập trung giải quyết 3 vấn đề cơ bản: Quan tâm xây dựng chiến lược cho phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2010; Hướng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật; Tổ chức điều hành phát triển du lịch.

+ Biện pháp bảo đảm thực hiện phương hướng hoàn thiện QLNN về du lịch trên tỉnh Lâm Đồng. Trong nội dung này tác giả tập trung vào 4 vấn đề là: Chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch; Giải quyết vốn đầu tư cho phát triển du lịch; Cải cách thủ tục hành chính để phát triển du lịch; Xã hội hoá một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch.

+ Ngoài ra tác giả có một số kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trung ương về hoàn thiện một số chính sách, tạo cơ chế nhằm giúp cho Lâm Đồng có điều kiện phát triển du lịch. Mặc dù đây là một đề tài nghiên cứu ở Việt Nam, nhưng rất có giá trị tham khao đối với hoạt động QLNN về du lịch ở địa phương cấp tỉnh nói chung và hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nói riêng.

- Hồ Đức Phớc (2009): “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam” [21].

Luận án đã hệ thống hóa vai trò QLNN về cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng đô thị, trong đó tập trung vào cơ sở hạ tầng và QLNN về cơ sở hạ tầng đô thị du lịch. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của cơ sở hạ tầng và QLNN trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của đô thị du lịch Việt Nam, luận án chỉ ra vấn đề tồn tại coi là “gốc rễ" cần phải được giải

quyết góp phần đưa đô thị, đô thị du lịch phát trở thành vùng động lực có hiệu ứng lan toả đối với tiến trình phát triển chung của đất nước.

Để góp phần hoàn thiện QLNN trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đô thị du lịch Việt Nam. Luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp sau: Một là, Đổi mới, bổ sung điều chỉnh các công cụ vĩ mô, tạo cơ sở pháp lý nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng các đô thị du lịch: Xây dựng, Bổ sung điều chỉnh kế hoạch hóa nói chung trong đó, có kế hoạch hóa cơ sở hạ tầng các đô thị du lịch. Tiến hành rà soát lại các luật pháp đã có. Điều chỉnh, bổ sung; đồng thời tiếp tục ban hành những luật pháp còn thiếu liên quan đến cơ sở hạ tầng. Bổ sung, điều chỉnh chính sách và cơ chế liên quan đến việc quản lý nhà nước lĩnh vực cơ sở hạ tầng các đô thị du lịch. Hai là, Chuyển đổi hình thức sử hữu đơn nhất của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng sang đa dạng hoá các hình thức sở hữu, tăng cường xã hội hóa và đa dạng hóa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị du lịch: Nhà nước chỉ đầu tư đối với cơ sở hạ tầng then chốt trọng yếu, thực hiện xã hội hóa việc sản xuất và cung ứng cơ sở hạ tầng công cộng cho dân cư, thực hiện đa dạng hóa các hình thức sản xuất và cung ứng cơ sở hạ tầng cho dân cư và khách du lịch. chuyển giao việc sản xuất và cung ứng cơ sở hạ tầng công cộng cho khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội. Tập trung đầu tư vốn ngân sách cho một số công trình thiết yếu tăng cường thu hút nguồn vốn từ quỹ đất. tăng cường thu hút vốn viện trợ không hoàn lại (ODA), vốn trong dân và vốn tín dụng. Khuyến khích vốn đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài. Ba là, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch: Tăng cường năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng. Tăng cường phân cấp quản lý đầu tư và thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các đô thị du lịch. Tăng cường khắc phục những tồn tại trong phát triển cơ sở hạ tầng đô thị du lịch.

- Sokxay Soutthaveth (2014): “Quản lý du lịch bền vững chuẩn bị hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN” [78].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Công trình đã đề cập đến vấn đề quản lý du lịch của Thái Lan chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, mục đích của đề tài này nhằm để giới thiệu về phương thức quản lý du lịch của Thái Lan chuẩn bị hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, đưa ra một số nội dung như: chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch, cộng đồng kinh tế ASEAN về du lịch, phát triển du lịch bền vững, tổng kết và các khuyến nghị liên quan đến phát triển du lịch, đề tài này còn phân tích việc chuẩn bị sẵn sàng hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN của Thái Lan, Nhà nước phải chú ý đến vấn đề quản lý du lịch bền vững, sử dụng tài sản vốn có gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và sử dụng lợi ích lâu dài, chú ý đến hoạt động du lịch gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, nhất là nền văn hoá, phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư.

- Saknalin Keosi (2013): “Sử dụng các biện pháp pháp lý đối với quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở Thái Lan theo kiểu đóng tiền phí một lần” [75].

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 5

Luận án đã nghiên cứu đến vấn đề sử dụng các biện pháp pháp lý đối với khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch theo kiểu đóng tiền phí một lần giữa khách du lịch và các công ty dịch vụ lữ hành lớn và nhỏ. Luận án còn đưa phân tích đánh giá, việc thực hiện các biện pháp pháp lý của Thái Lan và quốc tế về quản lý khách du lịch ở các nước trong Cộng đồng châu Âu như: Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hà Lan… như ở châu Á là Nhật Bản. Phân tích các vấn đề xảy ra khi có tranh chấp giữa khách du lịch và các công ty dịch vụ lữ hành, khi họ đóng tiền phí cho công ty dịch vụ lữ hành trước khi họ đi tham quan, khi đăng ký hợp đồng phải có điều kiện xác định trả lại cho khách du lịch ở trường hợp có vấn đề xảy ra trong chương trình đi du lịch, đề ra những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi bổ sung trong nội dung của Nghị định về

quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở Thái Lan, Nghị định này là văn bản pháp luật về quản lý kinh doanh lữ hành, người làm kinh doanh lữ hành phải thực hiện theo Nghị định này. Luận án còn đưa ra một số ý tưởng về việc sắp xếp chương trình đi du lịch, nhận thức ban đầu về công nghiệp du lịch, giải thích pháp luật về quản lý người tiêu dùng và giải thích các văn bản pháp luật liên quan đến ngành du lịch của Thái Lan.

- Xu Xeng (20150:“Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch của Trung Quốc” [43].

Bài viết đã nói đến vấn đề QLNN đối với hoạt động kinh doanh du lịch là công tác QLNN đối với toàn bộ những vấn đề liên quan đến các hoạt động của các cá nhân, tổ chức diễn ra trong quá trình này. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, thị trường du lịch ngày một sôi động và khốc liệt, kéo theo sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh du lịch đồng thời song song với nó là những vấn đề đáng quan tâm và những thách thức nặng nề trong lĩnh vực này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý hoạt động kinh doanh du lịch một cách có hiệu quả giữa bộn bề thách thức đó. Bài viết đã giới thiệu vài nét tổng quan về du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch ở các tỉnh của Trung Quốc. Đồng thời nêu tổng quan về QLNN đối với hoạt động này. Tác giả cũng đã đưa ra những thực trạng trong hoạt động quản lý: thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn đọng. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh du lịch trong thời kỳ hội nhập như: Công tác ban hành và thực hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện toàn, ổn định nhanh chóng, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch cần hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý du lịch.

1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

QLNN về du lịch mặc dù có rất nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau. Những công trình nghiên cứu đó được nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể đánh giá chung ở các công trình nghiên cứu như sau:

1.3.1. Những kết quả đạt được

- Các công trình nghiên cứu về du lịch:

Các công trình nghiên cứu về du lịch tương đối phong phú, đề cập đến các hoạt động du lịch nói chung, cũng như hoạt động du lịch của một số địa phương của CHDCND Lào. Các công trình này tập trung vào vai trò của du lịch đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của quốc gia. Ở CHDCND Lào hiện nay, hoạt động du lịch chưa đa dạng, chỉ thường gắn với văn hoá, thăm quan; mà chưa đề cập đến hình thức du lịch trải nghiệm, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch giải trí.

Các công trình nghiên cứu về du lịch đã cung cấp thông tin về tình hình, thế mạnh, hạn chế của du lịch của tỉnh Luang Pra Bang. Đó là những tư liệu quý để luận án có bức tranh tổng thể về hoạt động du lịch của địa phương, trên cơ sở đó sẽ đề xuất những biện pháp QLNN một cách phù hợp.

- Các công trình nghiên cứu về QLNN đối với du lịch:

Những công trình khoa học đã được công bố trong nước và nước ngoài trên đây ở mức độ khác nhau đã đề cập đến cơ sở lý luận QLNN về du lịch; khái niệm du lịch; khái niệm quản lý du lịch; các công cụ QLNN về du lịch như chính sách du lịch, kế hoạch hóa và pháp luật; nội dung QLNN về du lịch; các biện pháp quản lý về hoạt động du lịch cũng như quản lý đối với khách du lịch...

Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố là những tài liệu tham khảo bổ ích và có giá trị cho việc nghiên cứu và viết luận

án của nghiên cứu sinh. Trên cơ sở lý luận đó, luận án xây dựng khung lý luận về QLNN đối với du lịch, xem xét và đánh giá thực trạng QLNN về du lịch của tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Qua các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể thấy, vấn đề QLNN về du lịch không phải là vấn đề mới mẻ, xa lạ, nó đã được nhiều tác giả nghiên cứu, tìm hiểu với những nội dung và khía cạnh khác nhau.

Ở CHDCND Lào, có rất ít công trình nghiên cứu về QLNN đối với du lịch. Trong số ít công trình nghiên cứu, chủ yếu là luận văn cao học. Do vậy, hạm lượng khoa học của các công trình này chưa nhiều như đề tài “Quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc” của Sa Năn Si Pha Phôm Ma Chăn, “Quản lý du lịch theo hướng Bền vững ở các tỉnh miền Bắc Lào” của Mon Xay Lao Mua Xông. Tuy vậy, nội dung của các công trình này là những gợi mở để tác giả nghiên cứu QLNN về du lịch của tỉnh Luang Pra Bang.

Ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu QLNN về du lịch, đó là luận án tiến sĩ, đề tài khoa học, bài báo trên tạp chí chuyên ngành. Có một số công trình nghiên cứu QLNN đối với các hoạt động phục vụ du lịch để du lịch mang lại nguồn lợi kinh tế - xã hội, như: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam” của Hồ Đức Phớc; “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch của Trung Quốc” của Xu Xeng... Một số công trình lại nghiên cứu QLNN về du lịch từ góc độ pháp lý, như: “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam” của Trịnh Đăng Thanh; “Sử dụng các biện pháp pháp lý đối với quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở Thái Lan theo kiểu đóng tiền phí một lần” của Saknalin Keosi.

Có rất ít công trình nghiên cứu trực tiếp QLNN về du lịch, trong số đó có: Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Minh Đức; và, “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” của Nguyễn Tấn Vinh. Mặc dù vậy cả 2 công trình này đều nghiên cứu từ góc độ kinh tế, chứ không phải từ góc độ QLNN, nghĩa là hoạt động QLNN về du lịch mà 2 công trình này nghiên cứu đều hướng đến QLNN nhằm khai thác lợi thế du lịch để mang lại hiệu quả kinh tế, chứ không phải nhằm thực thi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN đối với lĩnh vực du lịch.

Như vậy, có thể khẳng định có nhiều công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài, nhưng việc nghiên cứu QLNN về du lịch từ góc độ quản lý công vẫn là một khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Do đó, đề tài luận án hoàn toàn mới, có tính cấp thiết cao xét từ nhiều phương diện. Luận án, dưới góc độ khoa học chuyên ngành quản lý công, tập trung giải quyết và trả lời một số nội dung sau:

- Về phương diện lý luận:

Luận giải cơ sở lý luận của QLNN về du lịch ở địa phương cấp tỉnh, cụ thể là lý giải và trả lời các câu hỏi: Thế nào QLNN về du lịch? Nội QLNN về du lịch ở địa phương cấp tỉnh bao gồm những nội dung nào? Có những nhân tố nào tác động, ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về du lịch.

- Về phương diện thực tiễn:

Căn cứ vào các nội dung về QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào; trong phạm vi của luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng, chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân như:

+ QLNN về quy hoạch phát triển du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang.

+ Tạo lập môi trường pháp luật thuận lợi cho sự phát triển du lịch của tỉnh Luang Pra Bang.

+ Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang trên các phương diện như: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch; Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; Xúc tiến, mở rộng thị

trường, liên kết phát triển du lịch; Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Phương thức điều hành, kiểm tra, kiểm soát.

- Trên cơ sở những đánh giá thực trạng trên đây để giải quyết những bất cập thì luận án có những phương hướng gì và đề xuất những giải pháp nào? nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào hiện nay.

1.3.3. Quan điểm kế thừa và phát triển mới của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu, tham khảo các công trình nghiên cứu đã đi trước, tác giả học hỏi được nhiều kinh nghiệm QLNN về du lịch của một số địa phương ở nước ngoài mà đặc biệt là Việt Nam. Trong đó nghiên cứu sinh tâm đắc nhất là bài học kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam về công tác QLNN về du lịch. Luận án trân trọng và cố gắng kế thừa một cách chọn lọc những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận cũng như một số ý tưởng về phương hướng và giải pháp của tác giả đi trước để tìm ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào tình hình thực tế của tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào.

Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về QLNN về du lịch ở địa phương cấp tỉnh, đánh giá đúng thực trạng tìm ra nguyên nhân cả điểm mạnh, điểm yếu của vấn đề QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang, hoàn thiện tiêu chuẩn, xây dựng nội dung đánh giá thực trạng đối với QLNN về du lịch. Đề xuất một số phương hướng và giải pháp khả thi hoàn thiện trong việc QLNN về du lịch du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào hiện nay.

Kết luận chương 1

Nghiên cứu vấn đề QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào hiện nay, Chương 1 của luận án, đã phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào hiện nay, đã được các nhà khoa học ở

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí