Các Công Trình Nghiên Cứu Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Du Lịch

sản phẩm du lịch cạnh tranh, đề xuất khái niệm sản phẩm du lịch tổng thể quốc gia được sử dụng trong tài liệu và áp dụng mô hình 10 tiêu chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch.

- Nguyễn Văn Lưu (2008): “Du lịch Việt Nam Hội nhập trong ASEAN” [12]. Cuốn sách dành Chương 3 để nêu về “nguồn lực phát triển của du lịch

Việt Nam”. Công trình đã khái quát về Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; vai trò, tài nguyên du lịch và tập trung đánh giá, phân tích, xem xét thực trạng khai thác tài nguyên du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam theo từng giai đoạn, với sự phân tích một cách khoa học biện chứng và có căn cứ khoa học thực tiễn về mặt thành tựu và yếu kém của Du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Dành Chương 4 để đề cập các chủ trương, chính sách và nguyên tắc phát triển, quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam; cơ cấu tổ chức của ngành du lịch Việt Nam hiện nay và hình thức tổ chức hoạt động, cơ chế làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan QLNN về du lịch ở Trung ương, cơ quan du lịch quốc gia, cơ quan du lịch các địa phương, Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Chương 8 của cuốn sách đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế của du lịch Việt Nam với ASEAN trong thời gian tới. Các giải pháp đã tập trung vào 12 nội dung: Một là, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về thách thức và cơ hội, điểm yếu và điểm mạnh khi hội nhập và hợp tác quốc tế sâu, toàn diện trong lĩnh vực du lịch và quan điểm, chủ trương, chính sách, giải pháp của Việt Nam trong hội nhập quốc tế với khu vực và thế giới. Hai là, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến du lịch và hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch phù hợp với các nguyên tắc và quy định của ASEAN. Ba là, nhanh chóng hình thành đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường trong lĩnh vực du lịch. Bốn là, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo môi

trường kinh doanh du lịch bình đẳng có hiệu quả. Năm là, đẩy mạnh cải cách hành chính liên quan đến hoạt động du lịch. Sáu là, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. Bảy là, tập trung sức đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu phát triển du lịch. Tám là, kiện toàn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cơ chế phối hợp liên ngành phục vụ hội nhập quốc tế về du lịch với thế giới nói chung và ASEAN nói riêng. Chín là, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc trong chủ động tích cực hội nhập quốc tế về du lịch trong ASEAN. Mười là, giải quyết tốt các vấn đề về môi trường bảo đảm phát triển bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế du lịch trong ASEAN. Mười một là, giữ vững quốc phòng, an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế về du lịch sâu và toàn diện trong ASEAN và với thế giới. Mười hai là, hoàn thiện các thiết chế dân chủ, để bảo đảm quyền làm chủ của người dân dưới sự lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước trong tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế du lịch. Ngoài ra, tác giả có một số kế hoạch hành động chính rất khoa học và phù hợp với điều kiện Du lịch Việt Nam hội nhập trong ASEAN.

- Trần Sơn Hải (2010): “Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực Duyên hải nam trung bộ và Tây nguyên” [6].

Luận án đã thành công trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch đến năm 2020 của các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây nguyên và làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch như: khái niệm, các đặc điểm đặc trưng của nguồn nhân lực ngành Du lịch, cơ cấu lao động, nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Phần thực trạng luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đã đề cập tới đặc điểm chung, tài nguyên du lịch, tình hình phát triển du lịch các tỉnh Duyên hải Nam

Trung Bộ và Tây Nguyên và thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong thời gian qua; Luận án cũng đã đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những định hướng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào một số giải pháp: Nhóm giải pháp thứ nhất, Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch, tập trung vào 3 nội dung: lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch, hoàn thiện cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch và xây dựng chiến lực phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Nhóm giải pháp thứ hai, Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch: phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo Du lịch, đào tạo giáo viên, giảng viên Du lịch, phát triển chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực ngành Du lịch và đào tạo nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã hội. Nhóm giải pháp thứ ba, là các giải pháp hỗ trợ, trong đó bao gồm 3 nội dung: tăng cường sự liên kết và tính chủ động của các bên có liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, xã hội hóa hoạt động đào tạo bồi dưỡng và xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, đãi ngộ và sử dụng lao động du lịch. Ngoài ra, tác giả có một số kiến nghị với các Bộ, Ngành trung ương và các địa phương liên quan rất khoa học và phù hợp với điều kiện phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây nguyên. Các giải pháp và đề xuất mới đều có thể áp dụng được trong điều kiện khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; luận án có cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn, có tính khả thi và có thể thực hiện triển khai.

1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với du lịch

1.2.1. Các công trình ở trong nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

- Sa Năn Si Pha Phôm Ma Chăn (2009): “Quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc” [74].

Luận văn đã làm rõ một số khái niệm cơ bản về ngành du lịch và một số vấn đề hoạt động du lịch. Làm rõ vai trò, vị trí của ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc trong cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng hội nhập với các nước láng giềng.

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 4

Làm rõ thực trạng hoạt động của ngành du lịch và thực trạng quản lý đối với du lịch trong hội nhập với các nước láng giềng, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm; nguyên nhân và những vấn đề cấp bách cần giải quyết để du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đạt hiệu quả nhiều mặt cả về kinh tế văn hóa và giao lưu hội nhập. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát triển du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc theo hướng hội nhập với các nước láng giềng. Tuy nhiên, đây cũng là công trình rất hữu ích làm tài liệu tham khảo cho đề tài nghiên cứu của tác giả trong vấn đề thực tiễn hoàn thiện QLNN về du lịch.

- Mon Xay Lao Mua Xông (2011): “Quản lý du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh miền Bắc Lào” [68].

Luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những cơ sở lý luận về quản lý đối với hoạt động du lịch ở các tỉnh miền Bắc Lào trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đã phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý về du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh miền Bắc Lào trong những năm qua; chỉ ra được những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân. Trên cở sở đó, luận văn đề xuất được những phương hướng và các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm hoàn thiện quản lý du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh miền Bắc Lào trong thời gian tới. Đây là một đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn đối với

hoạt động QLNN về du lịch nói chung và hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào nói riêng.

1.2.2. Các trông trình ở ngoài nước

- Trịnh Đăng Thanh (2004): “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam” [34].

Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết phải QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch; phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm thoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trước yêu cầu mới, luận án đã tâp trung vào một số nhóm giải pháp sau: Một là, hoàn thiện các văn bản pháp luật của ngành du lịch: sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật du lịch, nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh du lịch, tiến tới ban hành Luật du lịch, xây dựng cơ chế pháp lý để quản lý hiệu quả tài nguyên du lịch, hoàn thiện các quy định quyền và nghĩa vụ của du khách, hoàn thiện các quy định về kinh doanh lữ hành và cơ sở lưu trú du lịch, hoàn thiện các quy định về hướng dẫn viên, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, hoàn thiện quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện. Hai là, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch như: pháp luật về đầu tư, pháp luật về tài chính và pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập cảnh và hải quan. Ba là, tăng cường hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật đối với hoạt động du lịch: phải bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trong việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động du lịch, các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, các tổ chức và mọi công dân có nghĩa vụ thực hiện pháp luật về du lịch, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch và người tham gia du lịch và ngăn chặn kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh mọi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch; tăng cường công tác giáo dục pháp luật, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, tăng cường dân chủ, ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân và đổi mới quản lý nhà nước để tạo điều kiện

thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển và hội nhập quốc tế. Bốn là, tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động du lịch: xác định rõ chức năng thanh tra, kiểm tra của nhà nước đối với hoạt động du lịch, khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, trong đó cần xác định rõ phạm vi QLNN về thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch, tổ chức lại hệ thống thanh tra, kiểm tra xác định rõ phạm vi thanh tra, kiểm tra và phân công, phân cấp cho các cơ quan có chức năng thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể; đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra và đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới.

Việc hoàn thiện pháp luật pháp luật về du lịch trên ba phương diện: (xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật) là một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động du lịch. Bởi sự phát triển hay trì trệ của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, trước hết do pháp luật quyết định. Vì vậy, Nhà nước với tư cách là một tổ chức công quyền, trước hết hãy thể hiện quyền lực của mình bằng việc đưa ra các quy định để hướng dẫn, điều tiết hoạt động du lịch và sau đó sẽ sử dụng quyền lực của mình để đảm bảo trên thực tế, pháp luật được thực hiện một cách đầy đủ, đúng đắn, thống nhất. Có như vậy, nhà nước mới phát huy được vai trò là phương tiện hàng đầu để nhà nước quản lý xã hội nói chung và quản lý hoạt động du lịch nói riêng.

- Nguyễn Minh Đức (2007): “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [5].

Luận án đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương mại và du lịch; làm sáng tỏ hơn các khái niệm, vai trò và mối quan hệ liên quan, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch ở

cấp tỉnh; từ đó luận án đã nghiên cứu điều kiện, tiềm năng và thực trạng hoạt động thương mại và du lịch của tỉnh Sơn La, trong đó có tập trung nghiên cứu về thực trạng QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch trong thời gian qua; luận án đã nêu rõ những bất cập của quản lý nhà nước về thương mai, du lịch, chỉ ra nguyên nhân của tình hình. Để góp phần đổi mới QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH; luận án đã xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ, trước mắt cũng như lâu dài, tâp trung vào một số nhóm giải pháp sau: Thứ nhất là, tăng cường công tác giáo giáo dục, tuyên truyền pháp luật và nâng cao nhận thức về thương mại, du lịch của tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó phải tập trung làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền và phổ biến luật cho cán bộ và nhân dân. Việc phổ biến tuyên truyền và giáo dục pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, liên tục thông nhiều hình thức và phải có biện pháp cụ thể để từng bước nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên và nhân dân về vai trò của thương mại, du lịch, về yêu cầu đổi mới QLNN về thương mại, du lịch trong sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh. Thứ hai là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch và hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại, du lịch trong quá trình hội nhập; trong đó tập trung điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển thương mại, bổ dung, hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch như: phân kỳ đầu tư xây dựng các khu và nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành kế hoạch phát triển thương mại, du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại, du lịch trên địa bàn tỉnh, nâng cao năng lực quản lý kinh doanh trong quá trình hội nhập. Thứ ba là, tiếp tục đổi mới và thực thi các chính sách kinh tế để phát triển thương mại, du lịch như: chính sách đầu tư, chính sách thị trường, giá cả, chính sách thành phần kinh tế. Thứ tư là, chủ động hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế trong QLNN về thương mại, du lịch. Thứ năm là, chấn chỉnh tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động thương mại, du lịch; trong đó tập trung chấn chỉnh bộ máy gắn liền với

nhiệm vụ tập trung xây dựng, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ QLNN về thương mại, du lịch của tỉnh, tăng cường sự phối hợp giữa Sở Thương mại - Du lịch với các sở, ngành trong tỉnh, đặc biệt là với Sở Kế hoạch và Đầu tư,cơ quan tham mưu tổng hợp về kinh tế ở địa phương, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy QLNN về thương mại, du lịch từ tỉnh đến huyện đến cơ sở, xây dựng đội ngũ quản lý bao gồm QLNN và quản trị kinh doanh về thương mại, du lịch. Thứ sáu là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong tiến trình thực hiện CNH-HĐH. Luận án đã đưa ra giải pháp rất đầy đủ và có thệ thống đảm bảo tính lôgích, có thể vận dụng vào giải quyết việc đổi mới QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La.

- Nguyễn Tấn Vinh (2008): “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” [42].

Luận án đã hệ thống hoá QLNN về kinh tế và du lịch, trong đó tập trung vào QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là địa bàn cấp tỉnh). Phần tiếp theo luận án tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đã đề cập tới đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng có ảnh hưởng đến phát triển du lịch và QLNN đối với ngành du lịch và thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua; Luận án cũng đã đề cập tới tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch của tỉnh và đánh giá chung thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Để góp phần vào việc hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, luận án đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng, phương hướng hoàn thiện và biện pháp chủ yếu để phát triển du lịch Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế động lực. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam, định hướng phát triển KT - XH nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh Lâm Đồng; tác giả đã đưa ra một số nội dung chủ yếu nhằm

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí