DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
NXB : Nhà xuất bản
QLNN : Quản lý nhà nước
UBND : Ủy ban nhân dân
UNESSCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 1
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Hoạt Động Du Lịch
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Du Lịch
- Đánh Giá Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Và Những Vấn Đề Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
1. Bảng 3.1. Số lượng khách du lịch đến Luang Pra Bang thời kỳ 2011 - 2018 83
2. Hình 3.1: Thực tế phát triển khách du lịch giai đoạn 2012-2018 84
3. Bảng 3.2. Lượng du lịch của Luang Pra Bang so với các tỉnh phía Bắc Lào 85
4. Bảng 3.3. Chênh lệch giữa dự báo và thực tế khách du lịch đến Luang Pra Bang thời kỳ 2012 - 2018 85
5. Hình 3.2. Dự báo khách du lịch theo quy hoạch tổng thể 2010-2020..86
6. Bảng 3.4. Doanh thu ngành du lịch Luang Pra Bang thời kỳ 2011 - 2018 87
7. Bảng 3.5. So sánh doanh thu thực tế phát triển với dự báo quy hoạch 88
8. Bảng 3.6. Cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế 95
9. Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về du lịch ở địa phương 108
10.Bảng 3.7. Nguồn lao động du lịch tỉnh Luang Pra Bang 110
11.Bảng 4.1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang đến năm 2030 126
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ngày nay du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, Đảng và Nhà nước xác định vị trí, vai trò hết sức quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, khẳng định mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của đất nước và ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt từ nhiều năm qua để đạt mục tiêu này. Những thành tựu mà ngành du lịch của Lào đạt được từ những năm đổi mới (1986) đến nay cho thấy, quan điểm định hướng đúng đắn trên ngày càng được hiện thực hóa, ngành du lịch Lào đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế; ngành du lịch cũng đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải có sự hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch một cách hiệu quả.
Luang Pra Bang là một trong bốn tỉnh lớn ở nước CHDCND Lào, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của miền Bắc. Bên cạnh các chức năng kinh tế, chính trị, thương mại, đầu mối giao thông trong nước, khu vực và quốc tế. Có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu trong sạch và có huyện Mương Luang Pra Bang là cố đô, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) công nhận là“Huyện di sản thế giới” vào ngày 9 tháng 12 năm 1995 và có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch nhất là các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng núi và tham quan thắng cảnh, văn hóa lịch sử... từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (2010) đến nay, tỉnh Luang Pra Bang luôn xác định ngành du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và thực tiễn trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Luang Pra Bang đạt được nhịp độ tăng trưởng khá, góp phần tăng
tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng rõ nét.
Tuy nhiên, ngành du lịch Luang Pra Bang trên thực tế, sự phát triển vẫn chưa tương xứng, chưa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế so sánh vốn có của địa phương; bởi chưa đủ điều kiện để khai thác và quan trọng hơn là QLNN đối với ngành du lịch còn có những bất cập, chưa thực sự tạo được môi trường kinh tế, pháp luật và xã hội thuận lợi để phát triển du lịch. QLNN về quy hoạch và thực hiện quy hoạch ngành, quan điểm phát triển, tư duy, cơ chế, chính sách phát triển ngành và đầu tư, thu hút đầu tư của tỉnh còn hạn chế, yếu kém. Từ nhiều năm trước đây, Nhà nước đã xác định Luang Pra Bang là trung tâm du lịch của miền Bắc cũng như trung tâm du lịch lớn của quốc gia; tỉnh Luang Pra Bang với điều kiện đặc thù của mình về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, khí hậu, cảnh quan môi trường, di tích văn hóa lịch sử… nhưng hiện nay ngành du lịch vẫn chưa thực sự phát huy được lợi thế này, thể hiện trên một số mặt chủ yếu như: lượng du khách đến với Luang Pra Bang chưa nhiều, số ngày lưu trú bình quân và công suất buồng, phòng còn thấp, mức tiêu dùng của khách khi đến Luang Pra Bang còn ở mức rất khiêm tốn, đóng góp của ngành du lịch cho ngân sách địa phương chưa nhiều so với nhu cầu phát triển, cơ cấu của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn thấp... Nếu tình hình này kéo dài thì ngành du lịch khó có thể trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Do vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra những giải pháp QLNN nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch tỉnh Luang Pra Bang, để ngành này thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong tương lai gần. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào” để làm đề tài nghiên cứu và viết luận án tiến sĩ quản lý công. Đây là đề tài mang tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch ở địa bàn tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào, luận án đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang.
+ Xây dựng khung lý thuyết về QLNN đối với du lịch.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về du lịch của một số thành phố ở nước ngoài để rút ra bài học cho QLNN về du lịch ở địa phương cấp tỉnh của CHDCND Lào.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang trong thời gian qua, trong đó đi sâu vào các nội dung QLNN về du lịch, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang thời gian qua.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang, nước CHDCND Lào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về chủ thể QLNN đó là cơ quan QLNN và cá nhân có thẩm quyền, cụ thể là UBND tỉnh Luang Pra Bang, nước CHDCND Lào; Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch tỉnh Luang Pra Bang; cán bộ, công chức của Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch tỉnh Luang Pra Bang.
- Về đối tượng quản lý, du lịch nói chung có thể được nhìn nhận dưới nhiều giác độ: như một loại sản phẩm - dịch vụ du lịch; như một loại hoạt động kinh tế - xã hội; như một ngành, lĩnh vực kinh tế. Trong luận án này, du lịch - đối tượng của quản lý ở cấp chính quyền địa phương, được xem xét như một loại hoạt động kinh tế.
- Về nội dung: Do tính phức tạp của vấn đề, trong khuôn khổ giới hạn của luận án tiến sĩ, tác giả chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về du lịch.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang, nước CHDCND Lào. Ngoài ra còn khảo cứu kinh nghiệm của một số địa phương ở nước ngoài, chủ yếu là qua tài liệu đã được công bố.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu công tác QLNN về du lịch từ năm 2011 (năm đầu tiên thực hiện chiến lược du lịch của giai đoạn 2011 - 2020) đến nay và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin là phương pháp chung cho các phương pháp nghiên cứu của luận án, được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng để hệ thống hóa những cơ sở lý luận về QLNN về du lịch ở chương 2, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu lý luận của các công trình nghiên cứu đã được công bố.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được dùng để nghiên cứu những cơ sở lý luận ở chương 2, đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu ở chương 3, phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch ở chương 4 và luận án dùng để rút ra những kết luận của các chương.
- Phương pháp so sánh: Được dùng để giải quyết các nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu và chủ yếu là phân tích thực trạng trong QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang ở chương 3 của Luận án...
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được dùng để thu thập, phân tích các tư liệu, tài liệu liên quan như giáo trình, các tài liệu về QLNN về du lịch, tìm hiểu các bài báo, bài viết về du lịch và QLNN về du lịch, các báo cáo của cơ quan nhà nước về hoạt động du lịch và QLNN về du lịch với trọng tâm là những nội dung, những yêu cầu, những yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề liên quan đến QLNN về du lịch.
Các phương pháp trên được sử dụng linh hoạt, đan xen, kết hợp để phát huy hiệu quả tổng hợp hướng đến hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết khoa học
Tỉnh Luang Pra Bang, nước CHDCND Lào là tỉnh có thế mạnh phát triển du lịch, tuy nhiên hoạt động du lịch của tỉnh chưa được đẩy mạnh, chưa thu hút được khách du lịch và các dự án du lịch. Để phát huy thế mạnh tiềm năng, tăng ngân sách cho tỉnh, nâng cao mức thu nhập cho người dân thì tỉnh cần có những biện pháp để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo những hệ luỵ về mặt xã hội như tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự, đặc biệt là xâm phạm nghiêm trọng đến cảnh quan và các di tích. Làm thế nào để giải quyết các vấn đề đó thì đòi hỏi công tác QLNN về du lịch của tỉnh Luang Pra Bang cần phải được quan tâm và tăng cường nhằm có những biện pháp quản lý hiệu quả.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Du lịch có vai trò như thế nào đối với việc phát triển kinh tế - xã hội?
- Vì sao phải QLNN về du lịch?
- QLNN về du lịch bao gồm những nội dung gì?
- Những yếu tố nào tác động đến QLNN về du lịch?
- Thực trạng hoạt động QLNN về du lịch của tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào thời gian qua như thế nào?
- Để QLNN về du lịch của tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào cần thực hiện những giải pháp gì?
6. Những điểm mới của Luận án
Luận án là công trình khoa học chuyên sâu, nghiên cứu tương đối có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang, nước CHDCND Lào. Vì vậy, có một số đóng góp mới sau:
6.1. Về mặt lý luận
- Hệ thống hoá QLNN về du lịch, xây dựng được khung lý thuyết QLNN về du lịch như khái niệm du lịch, khái niệm và nội dung QLNN về du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch.
- Khảo cứu hoạt động QLNN về du lịch của một địa phương của một số quốc gia, rút ra kinh nghiệm QLNN về du lịch để tỉnh Luang Pra Bang, nước CHDCND Lào vận dụng.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Trên cơ sở khung lý thuyết QLNN về du lịch, luận án phân tích, đánh giá một cách toàn diện, hệ thống về thực trạng QLNN của tỉnh Luang Pra Bang về du lịch thời gian qua (từ năm 2011 đến nay).
- Xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang, nước,CHDCND Lào.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ củng cố thêm cơ sở khoa học về QLNN trên lĩnh vực du lịch.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp cho UBND tỉnh Luang Pra Bang một số giải pháp tham khảo để QLNN về du lịch trên địa bàn
của tỉnh.