Các Công Trình Nghiên Cứu Về Hoạt Động Du Lịch

- Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu phục vụ giảng dạy và tham khảo cho việc nghiên cứu về công tác QLNN về du lịch.

8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý khoa học của quản lý nhà nước về du lịch

Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Công hòa dân chủ nhân dân Lào

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


QLNN về du lịch là vấn đề khá phức tạp, có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, trong những năm gần đây vấn đề này luôn được sự quan tâm, chú ý nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học... Những công trình nghiên cứu đã được công bố cũng đề cập QLNN về du lịch dưới nhiều góc độ khác nhau và trên từng lĩnh vực cụ thể. Có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu này tập trung chủ yếu các nhóm vấn đề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động du lịch

1.1.1. Các công trình ở trong nước

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 3

- Bài viết của Bun Hương Đuông Pha Chăn (2006): “Luang Pra Bang: Du lịch với giữ gìn văn hóa và phát huy truyền thống thủ công nghiệp của nhân dân” [61].

Nội dung chủ yếu tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng du lịch với giữ gìn văn hóa và phát huy truyền thống thủ công nghiệp của nhân dân tỉnh Luang Pra Bang trong những năm qua. Tác giả chỉ ra thành tựu và tồn tại, khó khăn cùng những hạn chế. Từ đó đã đề xuất 8 giải pháp phát triển du lịch với giữ gìn văn hóa và phát huy truyền thống thủ công nghiệp trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung chủ yếu vào xúc tiến và đẩy mạnh phát triển du lịch.

- Bài viết của Mun Kẹo O La Bun (2007): “Du lịch với Văn hóa” [69].

Đề tài của tác giả chủ yếu phân tích về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài nguyên du lịch văn hóa, phân tích, đánh giá thực trạng của các hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch văn hóa Lào, nêu lên những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân và đề tài cũng nêu lên được một số giải pháp cần thiết đối với việc khắc phục những hạn chế của các hoạt động du lịch phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lào.

- Sy Am Phay So La Thi (2007): “Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước Lào” [86].

Bài viết đã tập trung phân tích về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội Lào, đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Lào trong thời gian qua. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch cho phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và chính sách của Nhà nước, phù hợp với điều kiện xây dựng và bảo vệ tổ quốc CHDCND Lào.

- Đề tài nghiên cứu (2008) của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Lào: “Tác động về mặt kinh tế, xã hội - văn hóa và giảm nghèo trong lĩnh vực công nghiệp du lịch ở CHDCND Lào” [108].

Nội dung chủ yếu của đề tài này tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển công nghiệp du lịch của CHDCND Lào, khẳng định những thành tựu và chỉ ra những tồn tại, hạn chế cùng những nguyên nhân, phân tích sự tác động về mặt kinh tế, xã hội - văn hóa và xóa đói giảm nghèo của phát triển công nghiệp du lịch ở nước CHDCND Lào. Đồng thời đề tài nghiên cứu đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển công nghiệp du lịch cho phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước, phù hợp với thực tiễn ở Lào trong giai đoạn hiện nay.

- Sam Lan Bun Nha Xan (2014): “Du lịch Lào” [76].

Tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, nêu thực trạng hoạt động du lịch ở nước Lào trong những năm qua. Từ đó đưa ra một số kiến nghị để phát triển và xúc tiến du lịch ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. Công trình cũng là tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án của tác giả.

- Hum Phăn Khưa Pa Sít “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang trong giai đoạn hiện nay” [10].

Luận văn đã tập trung nghiên cứu các khái niệm, đặc điểm và vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước CHDCND Lào, nêu lên các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ở Lào; đã phân tích thực trạng du lịch tỉnh Luang Pra Bang để rút ra những vấn đề cần giải quyết. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu trong đó có nói về việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch và nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang trong giai đoạn hiện nay.

- Thong Sa Vẳn Bun Lơt (2013): “Phát triển du lịch lịch sử ở tỉnh Hua Phăn” [102].

Đề tài này nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch lịch sử nói chung và phát triển du lịch lịch sử ở tỉnh Hua Phan nói riêng. Tác giả luận văn tham khảo đề tài này ở góc độ tìm hiểu lý luận liên quan đến du lich lịch sử, phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển du lịch lịch sử và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh khai thác tiềm năng phát triển du lịch lịch sử trong phạm vi của tỉnh. Đề tài đã làm rõ tiềm năng lịch sử trong việc phát triển du lịch.

- Khăm Kon Ua Nuôn Sa (2013): “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Xiêng Khoảng” [66].

Luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo như các khái niệm cơ bản, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa trong việc phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, quan điểm của Đảng, chính sách Nhà nước, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Xiêng Khoảng trong những năm qua, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó đưa ra những kiến nghị và phương hướng, các giải pháp nhằm phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo cho phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong công trình này tác giả chưa đề ra các giải pháp đồng bộ, khả thi, có những giải pháp đột phá để phát triển du lịch.

- Seng Ma Ni Phet Sa Vong (2012): “Quản lý đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang” [77].

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý đối với đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý về đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang giai đoạn từ năm 2002 đến nay, làm rõ những điểm tích cực và chỉ ra một cách căn bản những sự yếu kém, hụt hẫng, bất cập của quản lý về đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang cũng như nguyên nhân những yếu kém đó. Luận văn cũng đã đề xuất những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện công tác quản lý về đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang trong thời gian tới. Cho nên trong hoàn thiện QLNN về du lịch, đầu tư là vấn đề rất cần thiết.

1.1.2. Các công trình ở ngoài nước

- Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2011): “Tài nguyên du lịch” [44].

Giáo trình này có mục đích cung cấp cho độc giả những vấn đề lý luận và bức tranh chung về tài nguyên du lịch Việt Nam. Qua đó giúp độc giả có thể có được những thông tin bổ ích, cập nhật, những quan điểm và hành động đúng đắn, phù hợp hơn trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên - môi trường du lịch của đất nước theo hướng tiết kiệm và bền vững. Những vấn đề liên quan đến đề tài của Luận án gồm: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch, phân loại tài nguyên du lịch; đánh giá tác động của các hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường; quản lý, sử dụng, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch hợp lý, đúng đắn, khoa học có hiệu quả và tiết kiệm.

- Hoàng Văn Thành (2014): “Giáo trình Marketing Du lịch” [35].

Giáo trình dành chương 1 để trình bày các định nghĩa về marketing du lịch và các khái niệm có liên quan; các định nghĩa, vai trò và mô hình quản trị marketing trong doanh nghiệp du lịch; định hướng cơ bản và khác biệt của

marketing du lịch; trình bày khái niệm và nội dung của môi trường marketing du lịch. Dành chương 2 nêu khái niệm và nội dung của phân tích cơ hội marketing; phân tích hành vi của khách hàng; trình bày định nghĩa và lý do nghiên cứu marketing, phân tích quy trình và phương pháp nghiên cứu marketing. Dành chương 3 để trình bày khái niệm chiến lược marketing, giới thiệu các loại chiến lược và phân tích các nội dung cơ bản của chiến lược marketing: phân đoạn thị trường và lựa chọn thị tường mục tiêu, xác định vị thế và thiết kế hệ thống marketing-mix; trình bày khái niệm và yêu cầu của kế hoạch marketing, giới thiệu các nội dung của bản kế hoạch marketing. Chương 4 trình bày các kỹ năng cần thiết để thực hiện marketing; các mô hình tổ chức bộ phận marketing; xác định ngân sách marketing và xây dựng hệ thống thông tin trong doanh nghiệp du lịch; các nội dung kiểm soát marketing, bao gồm: các phương pháp kiểm tra, đánh giá và các biện pháp điều chỉnh hoạt động marketing. Chương 5 trình bày các khái niệm về sản phẩm, mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ; khái niệm và vai trò của chính sách sản phẩm; xác định danh mục sản phẩm; phát triển sản phẩm mới và các quyết định của doanh nghiệp du lịch. Dành chương 6 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về giá trong du lịch; xác định mục tiêu định giá; lựa chọn phương pháp định giá; điều chỉnh và thay đổi giá; phân tích bản chất của phân phối và hệ thống kênh phân phối trong du lịch; thiết kế và quản lý kênh phân phối. Dành chương 7 để trình bày khái niệm và đặc điểm của xúc tiến trong du lịch; các bước xúc tiến hỗn hợp; đặc điểm và các bước xây dựng chương trình quảng cáo, quảng cáo bằng in ấn và các phương tiện truyền thông đại chúng; đặc điểm, mục tiêu, công cụ và những quyết định chủ yếu trong khuyến mãi; các công cụ và quyết định chủ yếu trong quan hệ với công chúng; bản chất, vai trò, nhiệm vụ và quy trình bán hàng; bản chất, vai trò, công cụ và những quyết định chủ yếu trong marketing trực tiếp và chương 8 trình bày khái quát về chính sách con người; các nội dung của marketing

trong giáo tiếp cá nhân và marketing đối nội. Trong chính sách tạo sản phẩm trọn gói và lập chương trình đã trình bày: khái quát về chính sách; nội dung chính sách; chính sách quan hệ đối tác, khái niệm, vai trò và nội dung của chính sách.

- Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo tháng 6 năm 2004: “Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Việt Nam” [41].

Với 55 chuyên đề nghiên cứu đã đề cập những vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp nhằm đẩy mạnh xúc tiến các điểm du lịch Viêt Nam, trong đó có 14 bài nghiên cứu vấn đề hoàn thiện QLNN để xúc tiến các điểm đến du lịch. Đây là những nội dung cần thiết giúp cho các nhà lãnh đạo và quản lý kinh tế tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển du lịch của cả nước Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng. Đây có thể được coi là tài liệu có giá trị và ý nghĩa trong việc tiến hành đổi mới QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu các nội dung rất phong phú đó, nhưng công trình chưa đưa ra được giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch cụ thể.

- Đỗ Cẩm Thơ (Chủ nhiệm) (2008): “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế” [37].

Mục đích của đề tài nhằm đề xuất định hướng phát triển sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, cụ thể như sau: Nghiên cứu cơ sở khoa học (lý thuyết và thực tiễn) để xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Đề xuất định hướng xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh và đề xuất chiến lược khung xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2015.

Về nội dung, đề tài đã đưa ra phân tích những hệ thống chọn lọc những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch: Tiếp cận trên quan điểm quản lý nhà nước và kinh tế vĩ mô. Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống sản

phẩm du lịch Việt Nam: Rà soát và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại theo hai tiêu chí, cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch. Nghiên cứu cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị trường du lịch khu vực và quốc tế: Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapo, Trung Quốc, Inđônêxia. Nghiên cứu điều tra tính cạnh tranh từ góc độ tiêu dùng. Tìm ra định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Việt Nam.

Phân tích đặc thù và thế mạnh cho sản phẩm du lịch Việt Nam: đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam, so sánh, xác định sản phẩm du lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh, tập trung 3 nhóm: Sản phẩm du lịch biển đảo; Sản phẩm du lịch văn hoá và Sản phẩm du lịch sinh thái. Phân tích kết quả nghiên cứu cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ phía cung - cầu của thị trường du lịch Việt Nam.

Tìm hiểu một số đặc điểm và nhu cầu thị trường khách quốc tế đối với sản phẩm du lịch Việt Nam, đề xuất biện pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại và đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho giai đoạn đến 2015. Đề tài đã đề xuất được quy trình và các nguyên tắc xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh cũng như đề xuất cụ thể định hướng xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh cho giai đoạn 2015 cụ thể như:

Đề tài đã làm rõ về mặt lý luận, tiến đến nghiên cứu đánh giá sản phẩm du lịch Việt Nam và so sánh với các nước. Đề tài nghiên cứu các đặc điểm và nhu cầu của thị trường cũng như các đánh giá thị trường về so sánh cạnh tranh sản phẩm đề từ đó có thể đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh, tổng kết các lý luận cơ bản và quan trọng nhất trên thế giới và trong nước về các lý thuyết cạnh tranh để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí