Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 2


thực tiễn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam chưa có, nên cũng thiếu hụt các giải pháp gắn liền với địa bàn nghiên cứu này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, Quảng Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu kể trên, học viên xác định các nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:

Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các yếu tố tác động. Trong đó trọng tâm là làm rõ những nội dung của quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch để làm cơ sở đánh giá thực tiễn.

Thứ hai, phản ánh, phân tích và đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ di lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam với các khía cạnh chủ yếu như: những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; tình hình dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; thực tiễn thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và đánh giá thực tiễn đó.

Thứ ba, chứng minh tính cần thiết, xây dựng phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An nói riêng và trong phạm vi toàn quốc nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 2

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ở ba khía cạnh: lý luận, thực tiễn và định hướng, giải pháp.


4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, các định hướng và giải pháp còn có ý nghĩa ứng dụng trên phạm vi toàn quốc.

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên đại bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2020. Trong đó đặc biệt nghiên cứu tình hình thực tiễn hoạt động này năm 2019-2020 – là giai đoạn bùng phát của dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ vào hoạt động du lịch nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là những luận điểm trong học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và hạ tầng kinh tế; về tính lịch sử của sự vật, hiện tượng. Đồng thời cơ sở lý luận của luận văn còn là các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chuyển đổi thành phần nền kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và các đường lối đổi mới lĩnh vực du lịch. Các chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề phát triển dịch vụ du lịch được thể hiện thông qua các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của các cấp Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn mới.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài luận văn được thực hiện bởi các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích – tổng hợp; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh. Các phương pháp nghiên cứu trên được sử dụng cụ thể trong luận văn như sau:

Thứ nhất, Chương 1 với nội dung nghiên cứu là những vấn đề lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch, phương pháp nghiên cứu được sử sụng gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích - tổng hợp. Trong đó:


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng nhằm giúp học viên dung nạp kiến thức lý luận về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trong các nghiên cứu khoa học khác đã được công bố. Phương pháp này tạo lập nền tảng lý luận quan trọng để học viên thực hiện các nhiệm vụ của luận văn một cách thông suốt và logic.

- Trên cơ sở các kết quả có được từ việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp, học viên sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp nhằm hệ thống hoá các vấn đề lý luận đã sáng tỏ của quản lý nhà nước và dịch vụ du lịch.

Thứ hai, Chương 2 với nội dung nghiên cứu là những vấn đề thực tiễn về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, học viên sử dụng phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích – tổng hợp. Trong đó:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng khi học viện nghiên cứu các bảng số liệu thống kê, các báo cáo chuyên ngành về công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch của các cơ quan, cá nhân hữu quan về địa bàn nghiên cứu. Qua đó có được nguồn số liệu thứ cấp cho việc phân tích và đánh giá thực tiễn.

- Phương pháp so sánh được sử dụng khi có nguồn số liệu thứ cấp về thực tiễn, nhằm giúp học viên đối chiếu thực tiễn qua các thời kỳ, các phạm vi không gian… của hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp được học viên sử dụng nhằm phân tích các số liệu thực tiễn về hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đồng thời qua đó tổng hợp nên những đánh giá thực tiễn về hoạt động này.

Thứ ba, Chương 3 với nội dung xác lập phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch, học viên sử dụng chủ yếu phương pháp: Nghiên cứu tài liệu thứ cấp và Phương pháp phân tích

– tổng hợp. Trong đó:


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng để tham khảo các dự báo, các đề xuất, kiến nghị của giới chuyên gia, học giới và các tác giả trước đó đã nghiên cứu về cùng vấn đề nhưng khác phạm vi thời gian và không gian hoặc nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng nhằm xây dựng các định hướng, giải pháp của riêng học viên đối với vấn đề đang được nghiên cứu của đề tài luận văn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Luận văn dự kiến có được những ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn như sau:

6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận

Với những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch đã được xác lập trong luận văn, học viên hi vọng sẽ đóng góp làm phong phú hơn kho tàng lý thuyết nghiên cứu về quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về các lĩnh vực cụ thể nói riêng. Sự đóng góp này còn có thể sẽ trở thành điểm tiếp nối để mở ra những chủ đề nghiên cứu lý luận mới xoay quanh chủ đề nghiên cứu của luận văn.

6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Với những kết quả nghiên cứu thực tiễn đạt được, luận văn hứa hẹn sẽ cung cấp được một bức tranh toàn cảnh về tình hình quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, với những định hướng và giải pháp đã đề xuất trong luận văn, nếu nhận được sự đồng thuận của nhà quản lý, có thể sẽ trở thành những cứ liệu tham khảo có giá trị trong hoạt động cải biến thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu cũng như trên phạm vi toàn quốc ở Việt Nam hiện nay.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 03 chương gồm:

Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý trong quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch;


Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Chương 3. Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam



lịch‌‌

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về dịch vụ du


1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch

Để đề ra được khái niệm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch là gì, trước hết,

cần làm rõ một số thuật ngữ sau:

- Khái niệm du lịch và dịch vụ du lịch:

Muốn hiểu rõ về khái niệm Dịch vụ du lịch, trước tiên phải hiểu về khái niệm Du lịch. Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 – 5/9/1963), các

chuyên gia đu ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện

tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với

mục đích hoà bình. Nơi họ đến lu trú không phải là nơi làm việc của họ. Hay theo

các nhà du lịch học Trung Quốc: họat động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện. Còn theo I.I pirôgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức

va hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và

văn hoá[21; tr17].

Tại Việt Nam hiện nay, khái niệm Du lịch được thừa nhận rộng rãi nhất theo Khoản 1, Điều 3, Luật Du lịch số 09/2017/QH14, ban hành ngày 19/6/2017, Du lịch được định nghĩa là: “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.


Du lịch được cấu thành bởi các thành tố theo một cấu trúc sau:

Du lịch = Khách du lịch + Điểm đến du lịch + Các dịch vụ du lịch.

Trong đó, khách du lịch là chủ thể của hoạt động du lịch, là người quyết định điểm đến và thụ hưởng các dịch vụ du lịch; Điểm đến du lịch là nơi chốn cụ thể mà khách du lịch lựa chọn trong một hoạt động du lịch cụ thể và Các dịch vụ du lịch là những sản phẩm được cung ứng cho khách du lịch để nâng cao trải nghiệm du lịch.

Dịch vụ du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Theo đó, công thức của dịch vụ du lịch là:

Dịch vụ du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hoá du lịch

Như vậy, có thể thấy, trước hết Dịch vụ du lịch là một loại dịch vụ, quá trình phát triển dịch vụ du lịch cũng nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch và giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Cụ thể, phát triển dịch vụ du lịch là hệ thống các biện pháp, phương pháp nhằm gia tăng không chỉ số lượng loại hình du lịch mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nhằm cung ứng tốt hơn cho du khách và đem lợi ích ngày càng cao cho công ty du lịch.

Dịch vụ du lịch rất đa dạng trong các nội dung, tuy nhiên có thể kể tới các nội dung tiêu biểu gồm:

- Dịch vụ lữ hành (tour du lịch). Có nhiều loại hình dịch vụ, tour du lịch khác nhau như: Du lịch biển, trải nghiệm sông nước, khám phá leo núi, nhảy dù, nghiên cứu lịch sử, văn hóa ẩm thực, lặn biển, lễ hội,….

- Dịch vụ vận tải khách du lịch (cung cấp phương tiện di chuyển). Các loại phương tiện đi du lịch phổ biến như: Xe khách, máy bay, tàu hỏa, xe máy, xe hơi, xe đạp, taxi,…

- Dịch vụ lưu trú du lịch. Các loại hình lưu trú như: Khách sạn, Resort, nhà nghỉ, homestay, cắm trại, thuê nhà dân để trải nghiệm văn hóa địa phương,…

- Dịch vụ ăn uống du lịch.


- Dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí và chăm sóc sức khoẻ.

Như vậy, hiểu một cách chung nhất, Dịch vụ du lịch có thể định nghĩa như sau: Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

- Khái niệm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch:

Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Như vậy, có thể khẳng định quản lý nhà nước nói chung được hiểu là: sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì an ninh trật tự, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân.

Từ khái niệm này, có thể hiểu Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch là: sự tác động có tổ chức bằng các công cụ, phương tiện cụ thể của các cơ quan, cá nhân nhà nước được giao thẩm quyền đến hoạt động cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch của một phạm vi lãnh thổ nhất định nhằm đảm bảo trật tự, an toàn, chất lượng, đúng pháp luật và phát triển của các dịch vụ du lịch, qua đó thúc đẩy sự hiện đại, chuyên nghiệp và phát triển của ngành du lịch nói riêng và đời sống xã hội nói chung.

Từ khái niệm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch có thể rút ra một số đặc điểm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch như sau:

Thứ nhất, quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch là quản lý các sản phẩm có tính vô hình. Khác với sản phẩm vật chất, các dịch vụ không thể nhìn thấy, nếm ngửi, hay nghe thấy được trước khi sử mua. Ví dụ khi khách mua tour du lịch trọn gói hay ghép đoàn thì du khách không có gì ngoài hợp đồng chương trình chi tiết

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 16/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí