- Thứ ba, triển khai thực hiện dịch vụ môi giới tiền tệ: NHTMCP đã được quy định của Luật các TCTD năm 2010 cho phép thực hiện dịch vụ môi giới tiền tệ. Theo đó, môi giới tiền tệ là hoạt động cung ứng dịch vụ của các TCTD để dàn xếp, tạo điều kiện cho các giao dịch bao gồm các giao dịch vay, cho vay, mua, bán GTCG và các giao dịch khác giữa các TCTD. Đây là một dịch vụ giúp cho các giao dịch giữa các TCTD thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, cũng là dịch vụ quan trọng góp phần đa dạng hóa HĐTD. Kết quả phỏng vấn thực tế cho thấy phát triển dịch vụ này sẽ làm tăng tính minh bạch, giảm thiểu rủi ro (xem Phụ lục 5).
Tuy nhiên, quy định pháp luật đã ban hành từ năm 2004 (Quyết định số
351/2004/QĐ-NHNN ngày 07/04/2004), nhưng việc triển khai dịch vụ này khá
chậm so với nhu cầu, NHNN cần thúc đẩy và cấp phép cho các NHTMCP triển khai dịch vụ môi giới tiền tệ, tạo nguồn thông tin đầy đủ về các hình thức cấp tín dụng, minh bạch về lãi suất cho vay, giá cả mua bán các CCCN và GTCG khác, phí bảo lãnh ngân hàng, giá cả mua bán các khoản nợ phải thu trong hoạt động bao thanh toán,…Qua đó, tạo điều kiện cho các NHTMCP đa dạng hóa HĐTD, cung cấp đầy đủ thông tin về cung cầu đối với từng hình thức cấp tín dụng để công tác QLNN có thể điều tiết, thúc đẩy quá trình đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn một cách phù hợp.
- Thứ tư, thường xuyên kiện toàn, củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy và phát triển hoạt động đào tạo nguồn nhân lực: NHNN-Chi nhánh TP.HCM thường xuyên nâng cao chất lượng chuyên môn và kỹ năng quản lý. Chủ động đào tạo phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao để khắc phục thiếu hụt nhân lực và hạn chế về chuyên môn như vừa qua, đáp ứng yêu cầu tăng cường QLNN về đa dạng hóa HĐTD. Thực hiện chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 219/QĐ-NHNN ngày 09/02/2012), đặc
biệt, trong giai đoạn cơ
cấu lại hoạt động của các NHTMCP cần cơ
cấu lại
Có thể bạn quan tâm!
- Bổ Sung Thêm Các Loại Và Phương Thức Trong Từng Hình Thức Cấp Tín Dụng Của Các Nhtmcp Vào Các Văn Bản Hướng Dẫn.
- Hoàn Thiện Công Tác Xây Dựng Và Triển Khai Kế Hoạch Tăng Trưởng Tín Dụng Theo Xu Hướng Đa Dạng Hóa Hđtd
- Nhóm Giải Pháp Về Kiểm Tra, Thanh Tra, Giám Sát Quá Trình Đa Dạng Hóa Hđtd Của Các Nhtmcp
- Hà Văn Dương (2009), Lựa Chọn Phương Án Và Các Giải Pháp Chung Nhằm Đa Dạng Hóa Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại, Tạp Chí Khoa Học Chính
- P0C6/ty-Le-No-Xau-Cac-Ngan-Hang-Tai-Tphcm-La-626.htm, 30/11/2012.
- Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 37
Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.
nguồn nhân lực phù hợp và trong công tác QLNN về đa dạng hóa HĐTD, cần có
cơ chế, chính sách, tạo mối quan hệ
chặt chẽ
giữa các cơ sở
đào tạo và các
NHTMCP. Hướng dẫn, chỉ đao các NHTMCP rà soát lại chất lượng nguồn nhân lực, tiếp tục đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức khác nhau. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTMCP thành lập các trung tâm đào tạo, hợp tác đào tạo. Hướng dẫn các NHTMCP xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hàng năm theo hướng phát triển đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn, đảm bảo thực hiện tốt định hướng phát triển và mục tiêu hoạt động trong từng thời kỳ. Chú trọng đến đào tạo các chuyên môn về dự báo và phân tích chính sách, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, cấu trúc lại hệ thống các NHTMCP, chuyên môn trong hoạt động định mức tín nhiệm, dịch vụ môi giới tiền tệ, nghiệp vụ mua bán nợ. Đồng thời, tổ chức huấn luyện thường xuyên các nghiệp vụ cấp tín dụng nhằm cập nhật kiến thức mới sau khi ban hành các quy định mới.
3.3.3 Kiến nghị đối với các cơ quan QLNN trên địa bàn TP.HCM
- Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTMCP và KH trong quá trình đa dạng hóa HĐTD: Các cơ quan QLNN trên địa bàn tạo điều kiện, hỗ trợ cho các
NHTMCP về mọi mặt trong quá trình đa dạng hóa HĐTD, bao gồm cung cấp
thông tin kinh tế-xã hội, thông tin quy hoạch, đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế, chính sách mới,..Mở rộng việc triển khai chương trình kết nối giữa các
NHTMCP và KH, ngoài hỗ trợ KH tiếp cận nguồn vốn tín dụng đa dạng hình
thức, cần tiến hành giải quyết những khó khăn vướng mắc của KH về đất đai, quy hoạch,..gây cản trở cho sản xuất kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn tín dụng.
- Hai là, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sớm hình thành các đề án quan trọng: Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM chủ trì phối hợp với các sở, ngành của thành phố, NHNN Chi nhánh TP.HCM để hình thành và triển khai Đề án xây dựng trung tâm tài chính TP.HCM, Đề án thành lập trung tâm (Sở) giao dịch hàng hóa. Các đề án cần xác định cụ thể các loại công cụ giao dich để phát triển hoạt động chiết khấu CCCN, GTCG, đầu tư hạ tầng công nghệ cho phát hành thẻ tín dụng, mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong giao dịch hàng hóa, phát triển hoạt động bao thanh toán cho các khoản nợ phải thu, phải trả được qua trung tâm thanh toán đặt tại sở giao dịch hàng hóa.
3.3.4 Kiến nghị đối với các NHTMCP
- Một là, thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật và tăng cường kiểm soát, kiểm toán nội bộ: Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật, tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện, quy trình, các quy định đảm bảo an toàn đối với từng hình thức cấp tín dụng và tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong quá trình đa dạng hóa HĐTD, khắc phục tính trạng “Hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ yếu, chưa phù hợp với quy mô” [24, tr.13] như vừa qua trên địa bàn TP.HCM.
- Hai là, hoàn thiện các quy định nội bộ và tăng cường công tác học tập, nghiên cứu văn bản pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn: Cập nhật thường xuyên và xây dựng đầy đủ quy trình cấp tín dụng đối với các hình thức cấp tín dụng phù hợp với quy định của NHNN. Đồng thời, tăng cường công tác học tập, nghiên cứu văn bản pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn, nhất là đối với các hình thức cấp tín dụng mới, các loại và phương thức cấp tín dụng mới.
- Ba là, đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin: Đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin tương thích với quá trình phát triển các hình thức cấp tín dụng, nhất là các hình thức cấp tín dụng trực tuyến. Ứng dụng công nghệ thông tin vào đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ và khai thác các nguồn thông tin phục vụ cho quản lý chất lượng tín dụng trong quá trình đa dạng hóa HĐTD.
- Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường công tác quản trị ngân hàng: Nhằm khắc phục tình trạng hạn chế về chuyên môn và năng lực
quản trị ngân hàng trong thời gian qua trên địa bàn TP.HCM [24, tr.11-12], các
NHTMCP cần quan tâm đến công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, đáp
ứng cho yêu cầu tác nghiệp các nghiệp vụ cấp tín dụng mới và xây dựng các
chuẩn mực về chuyên môn, đạo đức để áp dụng vào công tác bố trí nhân sự phù hợp cho quá trình đa dạng hóa HĐTD. Bên cạnh, rà soát lại hoạt động quản trị ngân hàng từ tầm nhìn chiến lược đến cách thức quản trị điều hành, cải cách hoạt động quản trị theo tư duy mới, khắc phục tình trạng như trước đây khi “Năng lực quản trị không theo kịp quy mô tăng trường và yêu cầu phát triển hoạt động ngân hàng” và “việc xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh thiếu khoa học và thực tiễn” [24, tr.11-12].
- Năm là, Cạnh tranh lành mạnh và minh bạch thông tin: Cạnh tranh lành mạnh sẽ góp phần giảm những tác động đến quá trình đa dạng hóa HĐTD. Bên cạnh, khắc phục tình trạng “cạnh tranh không lành mạnh ngày càng phổ biến, đặc biệt là nhóm các NHTMCP”[24, tr.12]. Thực hiện minh bạch thông tin nhất là việc niêm yết công khai các mức lãi suất cho vay và các loại phí phù hợp đối với từng hình thức cấp tín dụng theo quy định của của NHNN tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 07/04/2010. Minh bạch thông tin nợ xấu, tuân thủ quy định phân loại, trích lập dự phòng rủi ro, đáp ứng yêu cầu phát triển an toàn các hình thức cấp tín dụng
bắt đầu từ ngày 01/06/2014 theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
(được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 12/2013/TT-NHNN ngày 27/05/2013).
3.3.5 Kiến nghị đối với KH
- Thứ nhất, chủ động thiết lập phương án sản xuất kinh doanh: Phương án sản xuất kinh doanh là nền tảng dự tính cho triển khai kế hoạch hoạt động, bao gồn dự tín nhu cầu bổ sung vốn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng gắn liền với lựa chọn các hình thức cấp tín dụng phù hợp, là nguồn thông tin quan trọng cung cấp cho các NHTMCP để tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
- Thứ hai, các KH doanh nghiệp từng bước thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính: Nguồn số liệu, thông tin từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là cơ sở quan trọng cho công tác thẩm định tín dụng và tác động đến quyết định cấp tín dụng của các NHTMCP. Do vậy, chất lượng số liệu, thông tin từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Mặt khác, về cơ sở pháp lý đã đề cập đến kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp, tổ chức
vay vốn ngân hàng (Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004), cho thấy nhu
cầu về kiểm toán báo cáo tài chinh của các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngày càng quan trọng. Về vai trò của báo cáo tài chính đã được kiểm toán đối với quyết định cấp tín dụng qua thực tiễn khảo sát và phỏng vấn các ý kiến trả lời đều đánh giá cao vai trò của báo cáo tài chính đã được kiểm toán khi xét cấp tín dụng. Qua báo cáo kiểm toán co thể đánh giá những rủi ro, năng lực quản lý và các rủi ro về thị trường....Tỷ lệ đánh giá tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán chiếm đến khoảng 30%-60% đối với việc đưa ra quyết định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp (xem Phụ lục 5). Do vậy, thông tin doanh nghiệp cần được minh bạch, nâng cao uy tín và năng lực quản lý tài chính, giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong tiếp cận vốn tín dụng của các NHTMCP dưới nhiều hình thức cấp tín dụng đa dạng.
- Thứ ba, các kiến nghị khác đối với KH: Kiến nghị đối với KH về chấp hành đúng các quy định của pháp luật; tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực quản trị, điều hành doanh nghiệp; đầu tư công nghệ thông tin phù hợp để tiếp cận các hình thức cấp tín dụng ngày càng hiện đại của các NHTMCP.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Qua định hướng phát triển kinh tế và định hướng phát triển ngành ngân
hàng đến năm 2020 và bối cảnh kinh tế trong giai đoạn hiện tại, tác giả hình thành các mục tiêu, quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020. Trong đó, nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về đa dạng hóa HĐTD, thực hiện hoàn thiện những quy định hướng dẫn cho phù hợp với Luật các TCTD hiện hành, bổ sung thêm các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng của các NHTMCP; nhóm giải pháp về định hướng phát triển đa dạng hóa HĐTD, thực hiện định hướng phát triển đa dạng hóa HĐTD đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất và cho nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước, định hướng chi tiết về đa dạng hóa HĐTD qua xây dựng và triển khai đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn, hoàn thiện công tác xây dựng và triển khai kế hoạch tăng trưởng tín dụng theo xu hướng đa dạng hóa HĐTD; nhóm giải pháp về điều tiết quá trình đa dạng hóa HĐTD, thực hiện điều tiết về phía cung của các NHTMCP và điều tiết về phía cầu của KH về đa dạng các hình thức cấp tín dụng; nhóm giải pháp về kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình đa dạng hóa HĐTD, thực hiện hoàn thiện phương pháp kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình đa dạng hóa HĐTD, hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động thanh tra, giám sát theo nguyên tắc tập trung, thống nhất thành hệ thống từ trung ương đến địa phương; hoàn thiện công tác xử lý vi phạm sau kiểm tra, thanh tra, giám sát việc phát triển các hình thức cấp tín dụng, hướng dẫn chi tiết về hoạt động kiểm soát nội bộ của các NHTMCP trong quá trình đa dạng hóa HĐTD, kiểm soát việc hạn chế nợ xấu trong quá trình phát triển các hình thức cấp tín dụng của các NHTMCP. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, các cơ quan QLNN trên địa bàn TP.HCM, NHTMCP và KH để tạo điều kiện tốt cho quá trình QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP.
KẾT LUẬN
Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Là hoạt động nhay cảm trước những biến động của nền kinh tế, HĐTD thiếu đa dạng có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Các quy định pháp luật đã tạo pháp lý cho các NHTMCP cấp tín dụng bằng nhiều hình thức đa dạng, ngoài cho vay còn thực hiện chiết khấu, tái chiết khấu CCCN và GTGC khác, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán. Đồng thời, các cơ quan QLNN đã có một số giải pháp quản lý đưa ra nhằm ổn định HĐTD và tác động thúc đẩy việc đa dạng hóa HĐTD, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên trong công tác QLNN về đa dạng hóa HĐTD vẫn còn những hạn chế nhất định, cần có những giải pháp hoàn thiên QLNN đối với quá trình đa dạng hóa HĐTD, tạo môi trường thuận lợi cho các NHTMCP mở rộng các hình thức cấp tín dụng, góp phần hạn chế rủi ro trong HĐTD và đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn phát triển kinh tế-xã hội.
Trong thực tiễn đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về HĐTD, đa dạng hóa HĐTD và QLNN đối với HĐTD, nhưng chưa có đề tài nào đề cập toàn diện, đầy đủ đến QLNN trong quá trình đa dạng hóa HĐTD và các nghiên cứu chưa nêu cụ thể được nội dung và các tiêu chí đánh giá kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào gắn liền với QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM. Qua xác định các cơ sở lý luận liên quan đến QLNN về đa dạng hóa HĐTD, phân tích thực tiễn và đánh giá kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM, làm nổi bật các kết quả đạt được, các hạn chế cần khắc phục đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM, luận án “Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020” đã đạt được một số kết quả sau: