Trong tương lai đến năm 2020, cần ban hành Luật Bao thanh toán, hình thành đầy đủ, đồng bộ khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động chuyển nhượng các khoản phải thu, quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, tạo điều kiện cho nhiều NHTMCP mở rộng hoạt động bao thanh toán trong nước và tham gia vào thành viên của Hiệp hội bao thanh toán quốc tế qua mở rộng bao thanh toán xuất nhập khẩu.
3.2.1.2 Bổ sung thêm các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng của các NHTMCP vào các văn bản hướng dẫn.
Đồng thời với việc hoàn thiện những quy định hướng dẫn các hình thức cấp tín dụng cho phù hợp với Luật các TCTD năm 2010, cần bổ sung thêm các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng vao các quy định hướng dẫn này đối với từng hình thức cấp tín dụng sau:
- Đối với cho vay: Việc phân loại và xác định các phương thức cho vay theo quy định của pháp luật về cho vay chưa thể hiện các khái niệm và phân loại về
“CVTD”, “cho vay lĩnh vực phi sản xuất” (Chỉ
thị số
01/CT-NHNN ngày
01/03/2011), “cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích” (Công văn số 674/NHNN-CSTT ngày 13/02/2012). Hiện tại phân loại cho vay theo Quy chế cho vay dựa vào tiêu chí kỳ hạn để phân loại và chia ra cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Ngoài ra, quy định của chế độ kế toán NHTM, cho vay được hạch toán phân chia theo loại tiển tệ, theo ngành kinh tế và theo chất lượng cho vay. Do vậy, để xác định thêm các loại cho vay, cần xây dựng các tiêu chí phân loại (xem Phụ lục 4) và khái niệm cụ thể từng loại và phương thức cho vay để hướng dẫn cho các NHTMCP phát triển thêm các loại và phương thức cho vay mới.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Kết Quả Qlnn Về Đa Dạng Hóa Hđtd Của Các Nhtmcp Trên Địa Bàn Tp.hcm
- Mục Tiêu, Quan Điểm Và Định Hướng Hoàn Thiện Qlnn Về Đa Dạng
- Quan Điểm Hoàn Thiện Qlnn Về Đa Dạng Hóa Hđtd Trên Địa Bàn Tp.hcm Đến Năm 2020
- Hoàn Thiện Công Tác Xây Dựng Và Triển Khai Kế Hoạch Tăng Trưởng Tín Dụng Theo Xu Hướng Đa Dạng Hóa Hđtd
- Nhóm Giải Pháp Về Kiểm Tra, Thanh Tra, Giám Sát Quá Trình Đa Dạng Hóa Hđtd Của Các Nhtmcp
- Kiến Nghị Đối Với Các Cơ Quan Qlnn Trên Địa Bàn Tp.hcm
Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.
Theo đó, quy định pháp luật cần bổ sung cụ thể loại CVTD dựa vào tiêu chí mục đích sử dụng vốn vay, phân chia thành 2 loại: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (được nêu tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013) và CVTD để đáp ứng yêu cầu QLNN về đa dạng hóa HĐTD. Dựa vào giải thích từ ngữ về “cho vay” theo quy định tại Điều 4 của Luật các TCTD năm 2010, Điều 1 của Quy chế cho vay theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và các hướng dẫn liên quan đến CVTD, có thể hiểu CVTD là hoạt động cho vay, theo đó bên cho vay cam kết giao cho KH một khoản tiền để đáp ứng nhu cầu đời sống và các dự án đầu tư phục vụ đời sống trong một thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Qua đó, có thể xác định đối tượng KH là các cá nhân và hộ gia đình. Khi phân chia các loại CVTD dựa vào tiêu chi kỳ hạn cũng có thể xác định được CVTD ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và có thề xác định các phương thức CVTD từng lần, theo hạn mức, theo dự án đầu tư, trả góp, theo hạn mức thấu chi (Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001). Xác định cụ thể nhu cầu sử dụng vốn vào các nhu cầu phục vụ đời sống như mua nhà ở, sửa chữa nhà ở, đầu tư, mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng gia đình, chi phí chữa bệnh, giáo dục và du lịch,…
Hoạt động điều tiết, can thiệp của Nhà nước cần tác động đến sử dụng
vốn, đến nhu cầu vay hơn là ngăn cấm, khống chế hạn mức cho vay tại các
NHTMCP. Một số yếu tố tác động trực tiếp đối với CVTD là chính sách tín dụng đối với CVTD, lãi suất, lạm phát, thu nhập của KH vay, nhu cầu tiêu dùng,..Hơn nữa, khi nhu cầu vay đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu nhằm ổn định và phát triển đời sống, CVTD góp phần kích thích tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Do sản xuất và tiêu dùng là hai hoạt động gắn liền nhau, khi thắt chặt CVTD đối với sản phẩm sản xuất trong nước, không kích thích tiêu thụ sản phẩm để khai thông luân chuyển hàng hóa tồn kho cho các doanh nghiệp sản xuất, khó có thể tạo điều kiện cho sản xuất trong nước ngày càng tốt hơn. Do vậy, tạo khung pháp lý đầy đủ cho các NHTMCP phát triển CVTD sẽ góp phần vào hoạt động điều tiết của Nhà nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy các NHTMCP đa dạng hóa các loại cho vay và phương thức cho vay.
Vận dụng về lợi thế và ưu điểm của các phương thức cho vay theo dòng tiền, cho vay bắc cầu, cho vay đòn bẩy, cho vay ứng trước thu nhập, NHNN cần bổ sung quy định cụ thể về các phương thức cho vay theo dòng tiền, cho vay bắc cầu, cho vay đòn bẩy, cho vay ứng trước thu nhập để có cơ sở pháp lý và hướng dẫn nghiệp vụ cho các NHTMCP đáp ứng nhu cầu tiếp cận đa dạng loại cho vay phù hợp với từng đối tượng KH. Quy định về cho vay theo dòng tiền áp dụng cho vay đối với doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính tốt, cho vay đáp ứng nhanh cho nhu cầu thanh toán những thời điểm doanh nghiệp thiếu hụt tài sản thế chấp. Cho vay bắc cầu áp dụng đối với các nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong khi chờ duyệt cấp hạn mức tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn mua tài sản, đầu tư xây dựng trong khi KH đang chờ thu tiền từ nguồn thu bán tài sản khác. Cho vay đòn bẩy áp dụng đối với cho vay hỗ trợ một giao dịch mua bán công ty, tái cơ cấu vốn, tái tài trợ nợ, tài trợ cho tài chính dự án. Cho vay ứng trước thu nhập là khoản vay không có tài sản bảo đảm nợ vay, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách và nợ vay được thu hồi từ thu nhập tiền lương của người vay, qua đó có thể hạn chế việc phát sinh vay từ thị trường phi chính thức và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người có thu nhập ổn định.
- Đối với chiết khấu CCCN và GTCG khác: Hiện tại, phần lớn việc chiết khấu hối phiếu là đối với các hối phiếu xuất khẩu, cần mở rộng chiết khầu đối với các hối phiếu trong nước, góp phần phát triển hoạt động chiết khấu của các NHTMCP. Do vậy, các cơ quan QLNN như Bộ Tài chính cần ban hành quy định lưu hành hối phiếu trong nước. Trong đó quy định mẫu hối phiếu với đầy đủ các yếu tố trong giao dịch kinh tế bao gồm các yếu tố về kỳ hạn thanh toán, địa điểm thanh toán. Quy định hối phiếu được chuyển nhượng nhiều lần trong thời hạn hối
phiếu, tạo điều kiện cho áp dụng linh hoạt trong giao dịch kinh tế nghiệp trong nước và mở rộng hoạt động chiết khấu tại các NHTMCP.
của doanh
- Đối với bảo lãnh ngân hàng: Cần bổ sung bảo lãnh bảo lãnh độc lập
nhằm nâng cao trách nhiệm của bên bảo lãnh; đây là biện pháp bảo đảm rất hiệu quả và phổ biến trong giao dịch kinh tế, bên bảo lãnh cam kết trả cho bên nhận bảo lãnh một số tiền xác định theo yêu cầu của bên được bảo lãnh. Vì nghĩa vụ bảo lãnh độc lập với nghĩa vụ được bảo lãnh nên bên bảo lãnh không có quyền viện dẫn các căn cứ mà bên được bảo lãnh có thể viện dẫn để không phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bảo lãnh độc lập được lập dưới hình thức thư bảo lãnh trong đó nêu rõ số tiền mà bên bảo lãnh phải trả và thời hạn bảo lãnh. Khi được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thanh toán ngay cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, trong trường hợp gian lận hoặc nghĩa vụ được bảo đảm không tồn tại nữa thì bên bảo lãnh không phải thanh toán.
Trong tương lai, nên hình thành Luật bảo lãnh ngân hàng như Trung Quốc, Xinh-ga-po để tạo khung pháp lý đồng bộ, thống nhất, khắc phục tình trạng thiếu phối hợp giữa các bộ ngành, tạo điều kiện pháp lý chặt chẽ để làm cơ sở ban hành các quy định hướng dẫn thống nhất cho các NHTMCP mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng và tăng cường việc kiểm soát, điều chỉnh hoạt động bảo lãnh tại các NHTMCP có hiệu quả.
3.2.2 Nhóm giải pháp về định hướng phát triển đa dạng hóa HĐTD
3.2.2.1 Định hướng phát triển đa dạng hóa HĐTD đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất và cho nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước
Định hướng cơ cấu lại hoạt động cho các NHTMCP theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD là ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, sản xuất-chế biến, DNNVV. Tiêu dùng trong nước là một trong những yếu tố tích cực tác động thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Do vậy, bên cạnh định hướng đa dạng hóa HĐTD để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, NHNN cần định hướng đồng thời với đa dạng hóa HĐTD để đáp ứng nhu cầu vốn cho tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước, góp phần kích thích tiêu thụ sản phẩm, khai thông luân chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, tác động tích cực trở lại cho việc tập trung vốn tín dụng vảo sản xuất có hiệu quả ngày càng cao.
Định hướng của NHNN cho các NHTMCP đa dạng hóa HĐTD đối với sản xuất, sản xuất-chế biến và xuất khẩu là phát triển hoạt động cho vay, chiết khấu CCCN và GTCG, bảo lãnh ngân hàng và bao thanh toán. Đối với sản xuất và công nghiệp phụ trợ, phát triển hoạt động cho vay, chiết khấu CCCN và GTCG, bảo lãnh ngân hàng và bao thanh toán. Đối với sản xuất, sản xuất-chế biến gắn kết với tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước và đối với nông nghiệp, nông thôn, phát triển hoạt động cho vay, chiết khấu CCCN và GTCG, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng. Đối với DNNVV, phát triển hoạt động cho vay, chiết khấu CCCN và GTCG, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng và bao thanh toán.
3.2.2.2 Định hướng chi tiết về đa dạng hóa HĐTD qua xây dựng và triển khai đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP.HCM
Theo Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015, TP.HCM sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và NHNN để xây dựng và triển khai đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, NHNN Chi nhánh TP.HCM là đơn vị chủ trì xây dựng và triển khai đề án đánh giá tác động gia nhập Tồ chức thương mại thế giới đối với hoạt động ngân hàng và thị trường chứng khoán trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên việc xây dựng và triển khai các đề án còn khá chậm nhằm cụ thể hóa định hướng phát triển ngành ngân hàng trên địa bàn TP.HCM trong thời kỳ 2011- 2020. Cần thúc đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai đề án với định hướng cụ thể về đa dạng hóa HĐTD, tạo thuận lợi cho các NHTMCP dạng hóa HĐTD phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, trong đó tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Theo đó, các cơ quan QLNN định hướng chi tiết hơn cho các hình thức cấp tín dụng theo hướng tập trung cho các chương trình phát triển kinh tế đặc thù trên địa bàn TP.HCM như sau:
- Định hướng đa dạng hóa HĐTD qua các Chương trình kích cầu thông qua
đầu tư theo Quyết định 33/2011/QĐ-UBND ngày 28/05/2011 và Quyết định
38/2013/QĐ-UBND ngày 23/09/2013 của UBND TP. HCM, Cính sách khuyến
khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị theo Quyết định số 36/2011/QĐ-
UBND ngày 10/06/2011 của UBND TP. HCM, Chương trình bình ổn thị trường
hàng năm (Năm 2013 quy định 9 mặt hàng theo Quyết định số 1532/QĐ-UBND ngày 29/03/2013 của UBND TP. HCM). Đa dạng hóa HĐTD cho các chương trình này đến cuối năm 2012 đã đạt những kết quả quan trọng (Xem Bảng 2.26). UBND TP.HCM cần ban hành quy định bổ sung các hình thức cấp tín dụng vào triển khai những giải pháp tài chính cho các chương trình này, không chỉ cho phép áp dụng đối với cho vay, mà còn mở rộng tất cả các hình thức, các loại và phương thức cấp tín dụng, tạo thuận lợi cho đa dạng hóa HĐTD tại các NHTMCP và các đối tượng KH tham gia các chương trình sử dụng được các lợi thế của từng hình thức cấp tín dụng. Đồng thời, NHNN Chi nhánh TP.HCM hướng dẫn các NHTMCP trên địa bàn triển khai các gói cấp tín dụng với nhiều hình thức cấp tín dụng đa dạng dựa trên chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Cụ thể, đối với Chương trình kích cầu thông qua đầu tư trên địa bàn có thể thực hiện cho vay kết hợp với bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán; đối với Chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015 và Chương trình bình ổn thị trường có thể thực hiện cho vay kết hợp với bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng và bao thanh toán để đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện các chương trình.