Mục Tiêu, Quan Điểm Và Định Hướng Hoàn Thiện Qlnn Về Đa Dạng


Thứ ba, đánh giá theo tiêu chí phù hợp: Các quy định pháp luật hoàn thiện dần, nhưng các quy định về cho vay, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán vẫn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với Luật các TCTD năm 2010. Xuất phát từ tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các hoạt động định hướng, điều tiết và kiểm tra, thanh tra, giám sát của Nhà nước theo hướng kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa các nguy cơ gây lạm phát tiền tệ từ kênh tín dụng, nhất là hoạt động cho vay. Do cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hình thức cấp tín dụng, nên các hoạt động QLNN chủ yếu hướng vảo cho vay, chưa quan tâm đúng mức đến quá trình đa dạng hóa HĐTD mà trước đó đã từng quan tâm. Từ đó tác động làm cho các hoạt động QLNN chưa phù hợp với mục tiêu QLNN về đa dạng hóa HĐTD. Bên cạnh, Nhà nước áp dụng phương pháp hành chính để can thiệp trực tiếp vào hoạt động cho vay, nhằm yêu cầu các NHTMCP tuân thủ chỉ tiêu hạn mức tín dụng, hạn chế và cắt giảm nhanh dư nợ cho vay đối với một số lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, đã tạo ra nhiều hiện tượng lách quy định, thiếu tuân thủ từ một số NHTMCP và gây khó khăn cho QLNN. Sự can thiệp qua phương pháp hành chính chưa thực sự phù hợp, tác động làm cho QLNN về đa dạng hóa HĐTD chưa thực sự đảm bảo yêu cầu của tiêu chí phù hợp.


Thứ tư, đánh giá theo tiêu chí công bằng: Đảm bảo tính công bằng trong QLNN về đa dạng hóa HĐTD được thể hiện qua quy định đa dạng các đối tượng KH tiếp cận vốn tín dụng phù hợp với nghiệp vụ của từng hình thức, loại và phương thức cấp tín dụng. Đảm bảo nguyên tắc hòan trả của tín dụng, điều kiện cấp tín dụng, an toàn tín dụng, quyền hạn và nghĩa vụ của NHTMCP và KH, minh bạch thông tin tín dụng trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng đa dạng hình thức, loại và phương thức cấp tín dụng. Tuy nhiên, thực tế về tiếp cận vốn tín dụng đối với các DNNVV gặp nhiều khó khăn, chỉ có 32,38% DNNVV có khả năng tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng, 35,35% khó tiếp cận, số còn lại không thể tiếp cận [97, tr.1]. Do nguyên nhân từ phía doanh nghiệp thiếu minh bạch, khả năng quản

trị

kém, chưa đảm bảo các điều kiện vay vốn, còn do nguyên nhân từ

các

NHTMCP, chưa vận dụng được sự tiện ích và lợi thế đối với từng hình thức, loại và phương thức cấp tín dụng phù hợp, chỉ tập trung vào chủ yếu hoạt động cho vay và lo ngại rủi ro trong cho vay. Mặt khác, lãi suất tín dụng cao cũng là một trong những lực cản, làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng. Đến thời điểm giữa năm 2012, theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, có gần 71% doanh nghiệp cho biết đang phải vay vốn với lãi suất trên 17%/năm, trong đó

số doanh nghiệp vay vốn với lãi suất trên 17-18%/năm chiếm 18,4%; trên 18-

19%/năm chiếm 19%; trên 19-20%/năm chiếm 17,6% và trên 20% là 15,9% và trên 43% doanh nghiệp được hỏi khẳng định khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp hiện nay mới đạt từ 25%-50%; gần 29% doanh nghiệp cho rằng chỉ đạt dưới 25%; trên 18% doanh nghiệp cho rằng đạt từ 50%-70% và chỉ có gần 10% doanh nghiệp cho rằng đạt trên 75% nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp [46, tr.1].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.


Trước tình hình trên, NHNN yêu cầu các TCTD đánh giá tổng quan về thực tiễn hoạt động cho vay đối với các DNNVV trong thời gian từ năm 2011 đến ngày 30/9/2013 theo công văn số 7313/NHNN-TD, ngày 04/10/2013, về việc báo cáo tình hình quan hệ tín dụng đối với các DNNVV. Các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 29

báo cáo tổng hợp về

hoạt động của các DNNVV; quan hệ

tín dụng của các

DNNVV đối với các TCTD; những khó khăn, vướng mắc khi TCTD tiếp cận cho vay vốn đối với DNNVV; đề xuất các cơ chế, giải pháp để mở rộng quan hệ tín dụng đối với DNNVV. Từ năm 2014 đến năm 2015, định kỳ 02 lần trong năm NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các TCTD gửi báo cáo về tình hình quan hệ tín dụng đối với các DNNVV, cùng với những đề xuất thiết thực sẽ đảm bảo hơn về tinh công bằng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng đa dạng hình thức, loại và phương thức cấp tín dụng.

Thứ năm, đánh giá theo tiêu chí bền vững: Qua ban hành pháp luật, NHNN đã hướng dẫn các NHTMCP khai thác được những lợi thế nghiệp vụ, hướng dẫn về đối tượng, nguyên tắc, quy định điều kiện cấp tín dụng,..và giúp NHTMCP quản lý rủi ro, phân tán được rủi ro cho từng hình thức cấp tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng vì mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Theo đó, NHNN hướng dẫn về đảm bảo an toàn đối với từng hình thức cấp tín dụng và giới hạn đối với từng hình thức cấp tín dụng. Đồng thời, NHNN hướng dẫn về quản lý rủi ro đối với các hình thức cấp tín dụng qua quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro từng hình thức cấp tín dụng và quy định việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nhằm đảm bảo an toàn và phát triển bền vững.

Tuy vậy, pháp luật được Nhà nước ban hành đối với từng hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng có khá nhiều điều chỉnh, bổ sung, khó tiếp cận do chưa phù hợp, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo cho pháp luật đi vào cuộc sống, và thiếu tính ổn định lâu dài. Đánh giá theo tiêu chí bền vững cho thấy quy định pháp luật chưa thực sự đảm bảo ổn định lâu dài, còn nhiều thay đổi chưa đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu của tiêu chi bền vững.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2‌

TP.HCM một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, đa dạng đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP. Tuy nhiên, TP.HCM cũng đối mặt với nhiều khó khăn, gây cản trở cho phát triển kinh tế và tác động ảnh hưởng đến đa dạng hóa HĐTD. Trong giai đoạn 2006-2012, phần lớn các NHTMCP trên địa bàn chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay qua đánh giá kết quả đa dạng hóa HĐTD, thể hiện các NHTMCP trên địa bàn chưa thực sự đa dạng hóa HĐTD.

Về QLNN, những quy định pháp luật được ban hành và hoàn thiện dần, tạo thuận lợi cho các NHTMCP đa dạng hóa 5 hình thức cấp tín dụng và nhiều loại, phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng. Định hướng phát triển đa dạng hóa HĐTD đã được hoạch định trong thời gian đầu của giai đoạn 2006-2012. Hoạt động điều tiết và kiểm tra, thanh tra, giám sát đã tạo điều kiện cho các NHTMCP trên địa bàn mở rộng hoạt động cho vay đến nhiều đối tượng KH, các ngành và lĩnh vực khác nhau, góp phần hạn chế HĐTD đối với một số lĩnh vực nhiều rủi ro. Cải cách thủ tục hành chính bước đầu đã giảm bớt thủ tục hành chính trong cấp phép hoạt động bao thanh toán và hỗ trợ về cung cấp thông tin, BLTD, giúp KH tiếp cận vốn và các NHTMCP mở rộng cấp tín dụng. Tuy nhiên, khung pháp lý chưa đầy đủ, thống nhất, đồng bộ; công tác định hướng phát triển, điều tiết và kiểm tra, thanh tra, giám sát của Nhà nước chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay.


Do tác động từ định hướng phát triển kinh tế-xã hội theo hướng kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa các nguy cơ gây lạm phát tiền tệ từ kênh tín dụng, nhất là hoạt động cho vay. Những hạn chế trong công tác xây dựng

và triển khai đề

án phát triển dịch vụ

tài chính ngân hàng; sự

can thiệp bằng

phương pháp hành chính và sử dụng một số công cụ QLNN về đa dạng hóa HĐTD đôi lúc chưa phù hợp. Hệ thống thông tin QLNN về đa dạng hoá HĐTD chưa đa dạng, đầy đủ và kịp thời và tính tuân thủ pháp luật của các NHTMCP còn hạn chế. Cần có những giải pháp hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD nhằm đạt các mục tiêu QLNN về đa dạng hóa HĐTD, tạo thuận lợi cho các NHTMCP mở rộng các hình thức cấp tín dụng, góp phần phục vụ tốt các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn TP.HCM.


CHƯƠNG 3‌

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN VỀ ĐA DẠNG HÓA HĐTD CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ĐẾN NĂM 2020‌

3.1 Mục tiêu, quan điểm và định hướng hoàn thiện QLNN về đa dạng

hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020


3.1.1 Những định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội, phát triển ngành ngân hàng và bối cảnh kinh tế trong giai đoạn hiện nay

Định hướng mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 của cả nước phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 7- 8%/năm, tổng sản phẩm trong nước năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 theo Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/08/2012 của Bộ Chính trị, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước; GDP bình quân đầu người trên địa bàn thành phố đến cuối năm 2020 đạt khoảng 8.500 USD. Tập trung nâng cao tỉ trọng các ngành dịch vụ, thương mại quốc tế; tài chính, ngân hàng,.. Phát triển và quản lý tốt các loại thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học-công nghệ, thị trường lao động…

Định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 theo Quyết định số

112/2006/QĐ-TTg, ngày 24/05/2006 của Chính phủ, theo đề

án cơ

cấu lại các

TCTD giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Chính phủ. Ngành Ngân hàng đã xây dựng đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, chỉ tiêu về tăng trưởng bình quân tín dụng 18 % đến 20 %/năm, định hướng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trong đó đặc biệt quan tâm cấp tín dụng nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện dịch vụ ngân hàng, tiện ích cho nền kinh tế.


Trên địa bàn TP.HCM, triển khai Đề án xây dựng “Trung tâm tài chính thành phố Hồ Chí Minh” để đẩy mạnh phát triển sản phẩm tài chính, định chế tài chính và thị trường tài chính. Đồng thời, trong lĩnh vực dịch vụ, tập trung nâng cao tỉ trọng các ngành dịch vụ bao gồm tài chính, tín dụng ngân hàng; nhằm bảo đảm lĩnh vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn. ối với triển vọng hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP.HCM, NHNN- Chi nhánh TP.HCM đã có báo cáo đưa ra dự báo một số chỉ tiêu hoạt động ngân hàng tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011-2015, bao gồm dịch vụ tiền gửi của ngân hàng sẽ tăng trưởng bình quân từ 22% đến 30%, dịch vụ tín dụng và đầu

tư cung

ứng vốn sẽ

tăng trong giai đoạn 2011-2015 từ 20% đến 25%, dịch vụ

thanh toán thẻ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 30% đến 40% [8, tr.12]. Định hướng đa dạng hoá HĐTD nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho tăng trưởng kinh tế, phù hợp với tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2011-2015 của thành phố là 12%. Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 57% GDP trong giai đoạn 2011- 2015 (Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 14/05/2011), là lợi thế và tiềm năng để phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung, đa dạng hoá HĐTD nói riêng. Sự gia tăng về qui mô dân số, sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống, mức thu nhập của người dân góp phần làm tăng khả năng sử dụng các dịch vụ hiện đại, đây chính là thị trường tiềm tăng của các NHTM cấp tín dụng đa dạng. Đồng thời với việc cải cách hệ thống ngân hàng qua triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015, sẽ là nền tảng quan trọng để các NHTMCP trên địa bàn đa dạng hoá HĐTD.


Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế trong giai đoạn hiện nay đã phát sinh nhiều khó khăn nhất định. Tình hình kinh tế trong cả nước và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tính đến cuối năm 2012 và Quý 1 năm 2013 còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với các TCTD. Khu vực hộ gia đình thu nhập thực tế giảm, làm thay đổi thành vi tiêu dùng và đầu tư, ảnh hưởng tới hệ thống tài chính. Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động sản xuất kinh doanh khó phục hồi do niềm tin vào thị trường suy giảm. Nợ xấu tiếp tục là nút thắt của nền kinh tế, là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình khó tiếp cận vốn vay do không đủ điều kiện vay vốn hoặc do thu hẹp sản xuất nên giảm nhu cầu về vốn. Trong khi đó, sự giảm giá của thị trường bất động sản tiếp tục là một trong những rào cản đối với quá trình xử lý nợ xấu. Trong điều kiện giải pháp xử lý nợ xấu phụ thuộc chủ yếu vào năng lực tài chính của các TCTD, phục hồi kinh tế là nhân số hết sức quan trọng đóng góp vào việc giải quyết nợ xấu, bởi lẽ kinh tế phục hồi vừa giảm bớt rủi ro phát sinh nợ xấu vừa giúp các TCTD tăng lợi nhuận và trích lập dự phòng rủi ro [38, tr.24].

Trong diễn biến chung của nền kinh tế, trên địa bàn TP.HCM cũng gặp một số khó khăn, tín dụng năm 2012 tăng trưởng chậm, chủ yếu do hàng hóa tồn kho cao, thị trường bất động sản vẫn đình trệ, sức mua dân cư giảm, tổng dư nợ tín dụng cuối năm tăng 7,5% so cùng kỳ, mức tăng này không cải thiện đáng kể so năm 2011 có mức tăng 6,3%, trong khi con số này của năm 2010 là 16,6% [2, tr.18]. Số doanh nghiệp thành lập mới là 24.220 doanh nghiệp, nhưng số doanh nghiệp ngưng hoạt động kinh doanh tăng cao trong năm 2012 là 23.767 doanh nghiệp bằng 98,1% doanh nghiệp mới thành lập [3., tr.3-10]. Trong những tháng đầu năm 2013, HĐTD trên địa bàn vẫn chưa có chuyển biến tốt, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay do tồn kho cao, thị trường tiêu thụ khó khăn [4, tr.16-17].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2022