Qua một số quan điểm của các nhà khoa học nước ngoài cho thấy, các tác giả nhất trí cần duy trì DNNN trong nền kinh tế thị trường, tuy tỏ rõ sự nghi ngờ về hiệu quả hoạt động của DNNN. Một số kiến nghị thu hút được sự chú ý là tách tổ chức quản lý DNNN ra khỏi bộ máy quản lý hành chính để hình thành các cơ quan điều tiết độc lập. Nhìn chung, các học giả kiến nghị kiểm soát chặt chẽ DNNN bằng luật đi đôi với mở rộng không gian cho giới quản lý DNNN.
Tuy nhiên, các công trình nước ngoài mới chủ yếu tập trung vào việc phân tích sự cần thiết, mục tiêu và các biện pháp chuyển đổi sở hữu DNNN nhằm phục vụ cho chủ trương tổ chức lại nền kinh tế quốc gia. Vì vậy cả về lý luận và thực tiễn đều mang tính đặc thù của mỗi nước. Qua các công trình nghiên cứu của nước ngoài có thể tìm thấy một số điểm tương đồng cũng như kinh nghiệm giữa các nước về tính tất yếu của cổ phần hóa hiện nay, nhưng không giống nhau về các vấn đề cụ thể như mục tiêu, thời hạn, trình tự, quy trình.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.2.1. NHÓM THỨ NHẤT: CÁC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA VÀ ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Cổ phần hóa DNNN- những vấn đề lý luận và thực tiễn (PGS.TS Lê Hồng Hạnh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia ấn hành- 2004) [33, tr.2-324]. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến các khía cạnh đa dạng của DNNN như: DNNN ở các quốc gia và xu thế cải cách DNNN; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về DNNN ở Việt Nam; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CPH DNNN và hoàn thiện nền tảng pháp lý cho CPH DNNN. Cuốn sách chưa đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường cổ phần hóa DNNN.
Cải cách doanh nghiệp nhà nước (Phan Đức Hiếu, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Nxb Tài chính-2003) [39, tr.1-593]. Sách tập trung nghiên cứu các mô hình đổi mới hoạt động của DNNN, gồm các nội dung chính sau:
- Sắp xếp lại, cổ phần hóa DNNN;
- Chuyển DNNN thành CTCP, Công ty TNHH một thành viên;
- Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
Cuốn sách không đề cập đến công tác quản lý nhà nước về cổ phần hóa.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 1
- Quản lý nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2
- Nhận Định Về Kết Quả Nghiên Cứu Tổng Quan Và Những Vấn Đề Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Trong Luận Án
- Tính Tất Yếu Khách Quan Của Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Cổ Phần Hoá Dnnn Phù Hợp Với Quy Luật Phát Triển, Xu Hướng Trên Thế Giới
- Quan Điểm Quản Lý Nhà Nước Đối Với Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Chức năng kinh tế của Nhà nước- lý luận và thực tiễn ở Việt Nam (TS. Trần Thái Dương, Nxb Công an nhân dân-2004) [24, tr.1-215]. Cuốn sách đề cập đến các khía cạnh thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước như sau:
- Khái quát về chức năng kinh tế của Nhà nước;
- Nội dung, phương thức thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước;
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước.
Cuốn sách này đề cập đến kinh tế nhà nước (trong đó có DNNN) nhưng không viết về các nội dung sắp xếp, đổi mới DNNN.
Cổ phần hóa- giải pháp quan trọng trong cải cách DNNN (của Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN TW, Nxb CTQG -2002) [1, tr.1-185]. Cuốn sách đã đề cập đến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyết tâm đổi mới DNNN thông qua cổ phần hóa DNNN và đưa ra một số đánh giá quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam.
Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay (PGS.TS Nguyễn Văn Thạo Nxb CTQG- 2004) [81, tr.1-322]. Cuốn sách đề cập đến lý luận và thực tiễn trong việc nhận thức vấn đề sở hữu ở Việt Nam, thực trạng sở hữu doanh nghiệp nhà nước và đất đai ở Việt Nam. Cuối cùng là quan điểm và phương hướng cơ bản định hướng cho việc giải quyết vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay.
Sở hữu là nhân tố quan trọng hàng đầu trong các nhân tố cấu thành của quan hệ sản xuất. Ở Việt Nam, cùng với với việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, các hình thức sở hữu cũng đa dạng hơn, trong đó các hình thức sở hữu toàn dân, tập thể được coi là nền tảng. Với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần làm cho cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu sở hữu có sự thay đổi đáng kể.
Nhìn chung, các cuốn sách đã nêu chức năng của kinh tế nhà nước (trong đó có DNNN), những lý luận cơ bản về cổ phần hóa DNNN; thông tin về quy trình sắp xếp đổi mới và cho rằng cổ phần hóa là giải pháp quan trọng trong cải cách DNNN. Tuy nhiên, chưa làm rõ được cổ phần hóa DNNN là thay đổi cơ cấu sở hữu tài sản nhằm mục đích đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa mọi loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế.
LATS của Nguyễn Ngọc Quang (1994) về một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cổ phần hóa DNNN [68, tr.1-155]. Luận án làm rõ vai trò và đặc điểm ưu việt của
hình thái công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường; kinh nghiệm thực tiễn về cổ phần hóa DNNN ở một số nước trên thế giới.
Đóng góp khoa học của luận án:
- Trước hết là cách tiếp cận, nghiên cứu vấn đề, từ việc phân tích về mặt logic và lịch sử quá trình xã hội hóa sở hữu tư nhân để khái quát hóa lịch sử tiến hóa khách quan của hình thái CTCP.
- Nhận xét khái quát từ việc khảo cứu kinh nghiệm cổ phần hóa ở các nước.
- Đề xuất một số quan điểm về mục tiêu, hình thức, bước đi và phương pháp CPH các DNNN.
Luận án chưa làm rõ được bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
Các bài báo, bài viết khác liên quan đến cổ phần hóa DNNN đã nêu sự cần thiết phải tái cấu trúc DNNN; làm rõ vai trò của CPH theo hướng quan sát từ phát triển kinh tế- xã hội bền vững. Trình bày một phần về thực trạng cổ phần hóa DNNN, những ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế. Tuy vậy chưa làm rõ vai trò của tái cấu trúc DNNN là góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động và chưa nêu được nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình CPH.
1.2.2. NHÓM THỨ HAI: NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM, KẾT QUẢ CỦA CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới DNNN (Ngô Quang Minh, Nxb CTQG
-2001) [56, tr.1-298]. Cuốn sách đã giới thiệu vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và đã làm rõ một số nội dung sau:
- Quan niệm và quá trình hình thành DNNN ở Việt Nam;
- Kinh nghiệm đổi mới DNNN ở các nước trên thế giới;
- Quá trình đổi mới và thực trạng DNNN ở nước ta;
- Mục tiêu, quan điểm và phương hướng tiếp tục đổi mới DNNN (trong đó nhấn mạnh các giải pháp nhằm đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam).
Cuốn sách chưa đi sâu vào quá trình cổ phần hóa DNNN ở nước ta.
vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế của Trung Quốc; các nghiên cứu đề cập đến 04
Chính sách phát triển kinh tế- kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc (nhiều tác giả, Nxb Giao thông vận tải-2004) [62, tr.1-303]. Cuốn sách đã đề cập các
lĩnh vực chính: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân; Cải cách DNNN; Chính sách cạnh tranh và Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cuốn sách chưa rút ra bài học cho phát triển kinh tế Việt Nam (trong đó có kinh tế từ khu vực doanh nghiệp).
Cổ phần hóa DNNN- kinh nghiệm thế giới (tác giả Hoàng Đức Tạo, Nguyễn Thiết Sơn, Ngô Xuân Bình do Nxb Thống kê- 1993) [76, tr.1-325]. Sách đã nghiên cứu mô hình cổ phần hóa DNNN của Trung Quốc, Đông Âu, Nga… trên cơ sở đó đưa ra nhiều kiến nghị và bài học quí giá cho quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam. Thông tin trong cuốn sách này mang lại những tham khảo về lý thuyết, trên thực tế ít khả thi do một số nội dung đã lỗi thời (do xuất bản đã lâu).
Cổ phần hóa các DNNN ở Việt Nam (tác giả Hoàng Công Thi, Phùng Thị Doan- Viện Khoa học tài chính, Nxb Thống kê- 1994) [82, tr.1-216]. Tác giả đã đề cập đến các nghiên cứu điển hình về quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến vốn, tài sản, đất đai trong quá trình cổ phần hóa.
Nhìn chung các cuốn sách trên đã làm rõ những vấn về thực tiễn của cổ phần hóa DNNN; kinh nghiệm cổ phần hóa DNNN trên thế giới và Việt Nam; coi cổ phần hóa là giải pháp quan trọng trong cải cách DNNN. Tuy vậy, các cuốn sách chưa nêu bật được vai trò của quản lý nhà nước đối với cổ phần hóa DNNN.
Theo công trình nghiên cứu về kết quả CPH DNNN của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương năm 2014 do Viện trưởng Nguyễn Đình Cung chủ trì cho thấy việc CPH DNNN chậm trễ có nhiều nguyên nhân, từ mặt thể chế, bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế. Đặc biệt, các năm 2007 đến 2009, thị trường bùng nổ, nhiều khoản đầu tư vào các doanh nghiệp, chi phí đầu tư với giá cao. Sau đó, kinh tế sụt giảm; từ năm 2011, thị trường xấu đi, động lực cổ phần hóa tụt giảm dần.
Báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương năm 2015 đã nêu bật bức tranh đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả của DNNN từ giai đoạn 2001 trở lại đây, trong đó đã làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới doanh nghiệp Trung ương năm 2015 đã nhận định kết quả CPH DNNN giai đoạn 2011-2015 còn chậm. Lý do là các Bộ, ngành, địa phương ban hành chính sách về đổi mới tổ chức quản lý và tái cơ cấu DNNN chưa đạt tiến độ, chưa tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh, đặc biệt là
cổ phần hóa. Nhiều DN thuộc diện sắp xếp, cổ phần hóa có quy mô lớn nên cần thời gian để chuẩn bị, xử lý các tồn tại.
Hội thảo Tái cấu trúc doanh nghiệp sau CPH và vai trò của các tổ chức tài chính [65, tr.2-6] đã rút ra một số bài học kinh nghiệm: đó là sự vận dụng lý luận chung vào Việt Nam một cách sáng tạo, là sự đổi mới từ cấu trúc bên trong của từng doanh nghiệp đến toàn bộ hệ thống DNNN cũng như môi trường mà nó vận hành và phát triển.
Các học giả chia sẻ về những khó khăn, thách thức và giải pháp khắc phục việc cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2014- 2015 và cho rằng, việc chỉ đạo phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là một số quyết định điều hành của Chính phủ [44, tr.1-4]. Tuy nhiên các hội thảo chỉ đề cập đến đổi mới DNNN nói chung, chưa thông tin nhiều về quá trình cổ phần hóa DNNN.
Các bài báo, bài viết khác liên quan đến CPH DNNN đã nêu kinh nghiệm cổ phần hóa của các nước và các địa phương, tuy nhiên chưa làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ cổ phần hóa DNNN phụ thuộc nhiều vào tổ chức bộ máy làm công tác cổ phần hóa và chưa khẳng định được bản chất của cổ phần hóa là tư nhân hóa.
Nhìn chung các công trình, bài viết của các học giả, nhà quản lý trong nước cho thấy, để DNNN hoạt động có hiệu quả, cơ chế quản lý tốt, khả năng cạnh tranh trên thị trường thì cần phải sắp xếp, đổi mới. Tuy nhiên, các bài viết chưa làm rõ được cổ phần hóa là biện pháp mạnh giúp tái cơ cấu DNNN, cũng như chưa thấy được tác dụng của cổ phần hóa là xã hội hóa tư liệu sản xuất trong các doanh nghiệp. Để từ đó làm rõ các thực thể kinh tế vĩ mô cũng trở nên đa dạng như nền kinh tế vi mô.
1.2.3. NHÓM THỨ BA: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (PGS. TS Phạm Ngọc Côn, Nxb CTQG, 2001) [18, tr.1-161]. Cuốn sách đã nêu tổng quan về cải cách DNNN, công ty cổ phần; tình hình cổ phần hóa DNNN trên thế giới; thực trạng cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam và công nghệ chuyển đổi DNNN thành CTCP.
Cuốn sách mới chỉ nêu một số giải pháp ở góc độ hoàn thiện thể chế quản lý; chưa nêu những giải pháp tăng cường QLNN.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng
trong công ty cổ phần (Phí Văn Chỉ chủ biên, Nxb CTQG- 2000) [5, tr.1-236]
20
Các tác giả đã diễn giải các nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần và đề ra một số giải pháp về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong CTCP có vốn nhà nước như:
- Củng cố, kiện toàn tổ chức đảng trong CTCP và tạo mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ giữa các cơ quan đảng từ Trung ương xuống cơ sở.
- Có chính sách đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trong công ty nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực quản lý và trình độ chuyên môn.
- Tạo mọi điều kiện để tổ chức cơ sở đảng tham gia vào công tác phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng cán bộ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần.
- Đề ra quy định phù hợp nhằm điều chỉnh về quyền và trách nhiệm của cấp ủy đối với CTCP.
Vai trò của quản lý nhà nước đối với cổ phần hóa DNNN chưa được làm rõ trong cuốn sách trên.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Việt Xô (2011) về “Quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay” [102, tr.1- 196]. Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về cổ phần hóa theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, chỉ rõ sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước đối với quá trình cổ phần hóa theo hướng hình thành các TĐKT.
Đóng góp khoa học của luận án:
- Xây dựng một cách hệ thống các nội dung QLNN về cổ phần hóa theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế.
- Phân tích sâu sắc những tồn tại, bất cập, hạn chế trong cơ chế, chính sách, khuôn khổ pháp luật cho việc hình thành các TĐKT.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng thành lập các TĐKT ở Việt Nam hiện nay.
Luận án chưa đề cập đến các biện pháp thúc đẩy công tác cổ phần hóa DNNN nói chung.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Duy Ký (2012) về đề tài: “Quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Bộ Giao thông-Vận tải” [49, tr.1-184]. Luận án nghiên cứu khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với DNNN sau cổ phần hóa, thực trạng QLNN đối với DNNN sau cổ phần hóa ở Bộ Giao thông- Vận tải hiện nay và đề xuất mô hình quản lý hiệu quả hơn cho tương lai.
Những điểm mới của luận án:
- Đề ra nội dung QLNN với tư cách cổ đông chi phối đối với các DNNN sau cổ phần hóa trên các phương diện;
- Nguyên nhân dẫn đến hạn chế về QLNN đối với DNNN sau cổ phần hóa;
- Đưa ra hai nhóm giải pháp đổi mới DNNN đối với DNNN sau cổ phần hóa gồm: nhóm giải pháp đổi mới quản lý từ phía cơ quan nhà nước và nhóm các giải pháp đổi mới bản thân doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Luận án đã trình bày về QLNN sau cổ phần hóa nhưng chưa đề cập nhiều về thực trạng QLNN trong quá trình cổ phần hóa DNNN.
Luận án tiến sĩ của Trần Thị Bích Hằng (2012) về “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN kinh doanh du lịch sau cổ phần hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội” [32, tr.1-168]. Luận án đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh của DNNN kinh doanh du lịch trên địa bàn. Xác định quan điểm và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN kinh doanh du lịch sau cổ phần hóa trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.
Những đóng góp mới của luận án:
- Vận dụng, phát triển các lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh áp dụng vào doanh nghiệp của ngành du lịch.
- Đánh giá về những thành công, hạn chế về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN kinh doanh du lịch sau cổ phần hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề ra 10 giải pháp khả thi nhằm nâng cao NLCT của DNNN du lịch sau cổ phần hóa trên địa bàn Hà Nội.
Luận án chưa nêu các giải pháp khác như: nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, kiện toàn bộ máy, hoàn thiện cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Luận án tiến sĩ của Phí Thị Thu Trang (2008) về “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trong các DNNN cổ phần hóa ở Việt Nam thời kỳ mở cửa, hội nhập” (định hướng nghiên cứu tại khu vực Hà Nội) [87, tr.1-174]. Luận án đã hệ thống hóa và phát triển một bước những vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ quản lý và chất lượng cán bộ quản lý trong các DNNN cổ phần hóa; đánh giá thực trạng chất lượng CBQL trong các DNNN thực hiện CPH trên địa bàn Hà Nội; tìm ra nguyên nhân của những yếu kém về chất lượng CBQL và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng CBQL trong các DNNN thực hiện CPH ở nước ta thời kỳ mở cửa, hội nhập.
Các giải pháp khác về tăng cường cổ phần hóa DNNN chưa được trình bày ở luận án này.
LATS của Trần Đình Cường (2010) về “Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị DNNN trong cổ phần hóa ở Việt Nam” [21, tr.1-204]. Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác này. Luận án chỉ đề cập đến việc xác định GTDN, trong khi để cổ phần hóa DNNN phải xử lý nhiều vấn đề khác như: phê duyệt phương án cổ phần hóa, xử lý lao động dôi dư, công tác cán bộ…
LATS của Trương Thị Thu Hà (2004)- Những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN trong ngành công nghiệp may mặc ở nước ta hiện nay [31, tr.1-162]
Luận án trình bày những lý luận về tiến trình cổ phần hóa DNNN. Phân tích thực trạng, đánh giá tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp may nhà nước thời gian qua. Tìm ra các ưu, nhược điểm trong công tác cổ phần hóa ở những doanh nghiệp này và đề xuất những giải pháp chung cho tiến trình cổ phần hóa DNNN. Trong đó:
- Luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cổ phần hóa và tiến trình cổ phần hóa DNNN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp may.