Quản lý nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 27

21

10

Công ty TNHH MTV Mai Động

UBND thành phố Hà Nội


49

11

Công ty TNHH MTV XNK, đầu tư xây dựng và Phát triển Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội




Bộ phận các doanh nghiệp thuộc các tổng công ty, công ty



50

1

Xí nghiệp Kinh doanh tổng hợp Hà Nội

TCT Vận tải Hà Nội


51

2

Xí nghiệp xe khách nam Hà Nội

TCT Vận tải Hà Nội


52

3

Xí nghiệp Hạ tầng vận tải công cộng

TCT Vận tải Hà Nội



53


4


Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh nhà

CT TNHH MTV Đầu tư

phát triển nông nghiệp Hà Nội



54


5


Xí nghiệp Sản xuất thương mại Sơn Đồng

CT TNHH MTV Đầu tư

thương mại và dịch vụ quốc tế


55

6

Xí nghiệp Nước tinh khiết

CT TNHH MTV Nước

sạch HN



56


7


Xí nghiệp Bắc Hà

CT TNHH MTV Đầu tư

phát triển nông nghiệp Hà Nội


57

8

Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm Hà Nội

TCT Vận tải Hà Nội


III


GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP




58


1

CT TNHH MTV Sản xuất- XNK Tổng hợp Hà Nội (Haprosimex)


UBND thành phố Hà Nội

phương án cũ là CPH

IV


BÁN DOANH NGHIỆP



59

1

Cửa hàng Lương thực 60- Ngô Thì Nhậm

UBND thành phố Hà Nội


60

2

Công ty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Hà Tây

UBND thành phố Hà Nội


V


PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP



61

1

Công ty Sản xuất công nghiệp xây lắp

UBND thành phố Hà Nội


62

2

Công ty Kỹ thuật điện thông

UBND thành phố Hà Nội


63

3

CT Ăn uống Dịch vụ du lịch Sóc Sơn

UBND thành phố Hà Nội


VI


CHUYỂN THÀNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP



64

1

CT TNHH Đầu tư và PT nông lâm nghiệp Sóc Sơn

UBND thành phố Hà Nội


VII


SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP





Sáp nhập các công ty sau vào CT TNHH MTV XNK và Đầu tư xây dựng HN

UBND thành phố Hà Nội


65

1

Công ty XNK Hà Lâm

UBND thành phố Hà Nội


66

2

Trại lâm nghiệp Tiên phong, Ba Vì

UBND thành phố Hà Nội


67

3

Trạm lâm nghiệp Thường Tín

UBND thành phố Hà Nội



68


Sáp nhập Công ty TNHH MTV Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ (thuộc TCT Du lịch) vào Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 27

48

Phụ lục 4.1

TỔNG HỢP NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CÁC NHÀ QUẢN LÝ, KHOA HỌC CÔNG TÁC TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


1. Mục đích phỏng vấn: Việc phỏng vấn được thực hiện nhằm tổng hợp và phân tích những ý kiến của các cá nhân để làm rõ một số nội dung sau:

- Nguyên nhân làm cho quá trình CPH DNNN của thành phố gặp khó khăn.

- Đánh giá tầm quan trọng của quản lý nhà nước về CPH DNNN.

- Một số tồn tại trong quá trình CPH DNNN

- Ý kiến cá nhân về biện pháp đẩy mạnh quá trình CPH cũng như hoàn thiện QLNN về CPH DNNN.

2. Đối tượng phỏng vấn: của các nhà quản lý, khoa học công tác tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp của Trung ương và Thành phố. Đây là các đối tượng làm công tác quản lý chuyên môn, công tác QLNN liên quan đến CPH DNNN, có thể đưa ra các ý kiến đánh giá khách quan, đạt được mục đích phỏng vấn.

Danh sách những người được phỏng vấn:

- Ths. Nguyễn Trọng Dũng- Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ

- Ts. Nguyễn Văn Sửu- Phó Chủ tịch UBND TP, Trưởng Ban đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố Hà Nội

- Ts. Nguyễn Minh Phong- Nhà kinh tế, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Báo Nhân dân

- Ts. Nguyễn Việt Xô- Bí thư Đảng ủy Khối các doanh nghiệp thành phố

- Th.s Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài

chính

- Ông Vũ Bằng Lâm- Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục TCDN (Sở Tài

chính Hà Nội).

- Bà Đặng Thanh Vân, Trưởng phòng, Chi cục TCDN (Sở Tài chính Hà Nội)

- Ông Mai Văn Dự- Phó phòng Kinh tế, Văn phòng UBND thành phố

3. Phương pháp và thời gian phỏng vấn:

- Phương pháp: tiếp xúc, trao đổi và đặt 14 câu hỏi đến từng cá nhân để ghi nhận các ý kiến trả lời.

- Thời gian: tiến hành phỏng vấn trong năm 2015.

4. Kết quả phỏng vấn: được tổng hợp theo các nội dung cụ thể sau:

Câu 1. Kết quả CPH năm 2015 của thành phố Hà Nội đã có dấu hiệu tăng tốc. Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch thì kết quả còn khá khiêm tốn. Xin đồng chí cho ý kiến về việc này.

- Đánh giá chung về tình hình triển khai tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN, về cơ bản Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố, các Sở, ngành, tổng công ty nhà nước đã quan tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu, CPH DNNN.

- Nếu so sánh kết quả CPH của năm 2014, 2015 so với các năm trước đây thì tiến độ CPH đã được tăng tốc trở lại sau nhiều năm trầm lắng. Đây là kết quả khả quan nhờ vào chủ trương đúng và sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của Thành phố.

- Do thể chế, cơ chế, chính sách được ban hành đầy đủ, đồng bộ, tháo gỡ cơ bản khó khăn, vướng mắc trong CPH thời gian qua, nên không còn tình trạng đổ lỗi cho CPH chậm do thiếu cơ chế, chính sách.

- Tuy nhiên, nhìn vào kết quả CPH đạt được so với kế hoạch phải hoàn thành trong giai đoạn tới thì công việc còn lại rất nặng nề, do số lượng DN phải hoàn thành CPH còn lại là khá lớn.

Câu 2. Liên tục trong năm 2015, nhiều DN của Hà Nội đấu giá cổ phần lần đầu (IPO), điều này cho thấy công tác cổ phần hóa của Hà Nội đang vào giai đoạn quyết liệt. Xin đồng chí cho biết, liệu kế hoạch CPH DNNN của Thành phố có hoàn thành trước hạn không ?

- Thống kê từ Sở GDCK Hà Nội, trong năm 2015, số DN Hà Nội tiến hành IPO qua HNX là 30 đơn vị.

Năm 2015, TP Hà Nội thực hiện sắp xếp, CPH 25 DN và bộ phận DN, căn cứ vào tình hình thực tế và kế hoạch sắp xếp, đổi mới DN 100% vốn nhà nước đã được phê duyệt, dự kiến năm 2016 UBND TP triển khai sắp xếp, CPH 31 DN và bộ phận DN. Việc gấp rút CPH một loạt các công ty thành viên, công ty con của các DN lớn vừa qua là tiền đề để tiến tới việc CPH các công ty mẹ được nhanh chóng.

- Để tạo thuận lợi hơn cho các DN, Thành phố đã quyết liệt hơn trong công tác chỉ đạo sắp xếp, đổi mới DNNN, nhất là tháo gỡ những khó khăn cụ thể trong từng đề án, phương án CPH tại các DN để đẩy nhanh tiến độ. Kế hoạch CPH các DNNN độc lập của Thành phố sẽ phấn đấu hoàn thành trước hạn.

Câu 3. Kế hoạch CPH DNNN trong thời gian tới là khá lớn, liệu có thể hoàn thành kế hoạch CPH này của Thành phố hay không ?

- Chính phủ đã phê duyệt khung và UBND thành phố đã ban hành kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện trong giai đoạn tới. Vì thế các Sở, ngành, DNNN phải quyết liệt vào cuộc để tổ chức triển khai thành công theo chỉ đạo của Chính phủ.

- Để hoàn thành kế hoạch CPH trong thời gian tới đòi hỏi Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố phải quyết liệt trong chỉ đạo, đôn đốc các DN triển khai kế hoạch CPH theo đúng lộ trình đề ra, qua đó định kỳ hàng tháng, hàng quý báo cáo lên UBND thành phố, Bộ Tài chính và Chính phủ để kịp thời có hướng chỉ đạo, nhằm hoàn thành tiến độ CPH.

Câu 4. Nhiều ý kiến cho rằng phải xử lý sạch tài chính trước khi cổ phần hóa.

Quan điểm của đồng chí về việc này ?

- Trên thực tế có một số DNNN sau CPH chuyển sang hoạt động theo hình thức CTCP kém hiệu quả, trong đó nguyên nhân chính là vì không xử lý hết những tồn tại về tài chính. Có thể nói xử lý tài chính là khâu khó nhất trong CPH DNNN.

- Việc kiểm kê, xác định công nợ, trích lập dự phòng, xử lý công nợ trong hoạt động SXKD là trách nhiệm của DNNN. Tuy nhiên, việc này thường chưa được các DNNN thực hiện tốt, nên nhiều vấn đề tồn tại lâu không được giải quyết. Như vậy, trong trường hợp nếu DN không xử lý thì rõ ràng những khoản nợ đó vẫn tồn tại và khi DN chuyển sang hoạt động theo hình thức CTCP, mang tính đa sở hữu, thì các cổ đông mới sẽ không nhận, vì nếu nhận thì cổ đông sẽ phải hứng chịu những rủi ro.

- Theo quy định, tại thời điểm chuẩn bị CPH, trước khi chốt thời điểm để xác định GTDN thì phải kiểm kê, xác định và xử lý tất cả các tồn tại để tìm giá trị thực của DN, sau đó mới bán cổ phần cho nhà đầu tư khác.

- Trong thời gian tới, quá trình CPH cần phải đảm bảo tính minh bạch. Có nghĩa, DNNN phải có trách nhiệm công bố nợ cũng như những vấn đề chưa xử lý được cho các nhà đầu tư biết, tránh “đẩy qua đẩy lại, người mua cuối cùng phải xử lý”.

- Việc kiểm kê, xác định công nợ, trích lập dự phòng, xử lý công nợ trong hoạt động SXKD của DN nay đã theo khuôn phép, cho nên không còn đáng ngại, đối với những tồn tại từ những giai đoạn trước để lại thì lãnh đạo DN kế nhiệm phải tiếp tục xử lý.

Câu 5. Sau khi hoàn tất CPH, hầu hết các doanh nghiệp đều có được kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng hơn trước. Ông/bà nghĩ như thế nào về vấn đề này.

- Mục tiêu của CPH các DNNN thuộc Thành phố là chuyển đổi từ sở hữu Nhà nước sang đa sở hữu nhằm huy động mọi nguồn lực của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việc CPH các doanh nghiệp cũng bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.

- Sau khi chuyển sang mô hình CTCP, gần như tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động hiệu quả hơn. Điều này được minh chứng cụ thể bằng kết quả SXKD, lợi nhuận và chăm lo đời sống người lao động. Cùng với đó, đời sống người lao động cũng được đảm bảo và tăng cao hơn trước. Kể cả một số doanh nghiệp dù gặp phải nhiều yếu tố bất lợi bên ngoài, nhưng kết quả SXKD cũng khả quan hơn.

- Có được kết quả trên, yếu tố quyết định là Thành phố có chủ trương đúng đắn về đẩy mạnh tái cơ cấu, CPH các DNNN. Từ đó đã có sự chỉ đạo quyết liệt, nhất quán từ Thành ủy, UBND thành phố, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố đến các Sở, ngành, doanh nghiệp, người lao động đều thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất và có những bước đi thích hợp trong quá trình tái cơ cấu, CPH.

- Một điều nữa là sự chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, chiến lược và sự điều hành hoạt động SXKD linh hoạt trên nguyên tắc công khai, minh bạch dưới sự giám sát chặt chẽ của các cổ đông và phù hợp với quy luật của thị trường.

Câu 6. Sau CPH, nhiều doanh nghiệp đã thoái 100% vốn sở hữu nhà nước. Vậy UBND thành phố sẽ có vai trò quản lý như thế nào đối với các doanh nghiệp này.

- Đối với các doanh nghiệp thuộc Thành phố, UBND thành phố có hai nhiệm vụ chính là QLNN theo ngành, lĩnh vực và đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp trực thuộc.

- Sau CPH, Thành phố sẽ tập trung tăng cường công tác quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với các doanh nghiệp nhằm tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp.

- Thành phố thường xuyên tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để kịp thời có các biện pháp hỗ trợ SXKD, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện hội nhập nền kinh tế, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, hiệu quả doanh nghiệp.

Câu 7. Sự thay đổi về mặt tư duy đối với quản lý nhà nước về CPH DNNN cụ thể như thế nào.

- Trước năm 2007, quan điểm của Chính phủ là cổ phần hoá nhằm mục đích tái cấu trúc DNNN. Nhưng kể từ năm 2007, khi TTCK bùng nổ, giá cổ phiếu tăng mạnh, có ý kiến cho rằng, nhiều DNNN đã bán rẻ mình khi cổ phần hoá, làm thất thoát tài sản Nhà nước. Từ đó, pháp luật và các chính sách liên quan đến CPH được điều chỉnh với mục tiêu làm sao để thu càng nhiều tiền về cho Nhà nước càng tốt. Lợi thế vị trí địa lý, lợi thế kinh doanh và giá trị thương hiệu… được đưa vào định giá DNNN, làm tăng giá trị DN lên. Việc định giá không dựa nhiều vào dòng tiền tạo ra trong tương lai, mà chủ yếu dựa vào giá trị tài sản DN đang nắm giữ.

- Việc tính lợi thế địa lý đã khiến giá trị quyền sử dụng đất được định giá gần như 2 lần: lần 1 khi xác định giá trị DN để cổ phần hóa và lần 2 khi DN sau cổ phần hoá mua đất, lúc đó DN vẫn phải mua lại quyền sử dụng đất theo giá thị trường. Do vậy, giá trị DN khi cổ phần hóa tăng lên, khiến các DNNN ngại cổ phần hóa. Đó là về phía bên bán, còn bên mua, khi giá trị DN được xác định quá cao, người ta bỗng nhận ra rằng, ở đó có những giá trị không thực.

- Tư duy quản lý nhà nước đối với CPH DNNN hiện nay đang có sự chuyển biến mạnh mẽ và quay lại gần giống thời trước năm 2007. Theo đó, mục tiêu của CPH không phải là thu tiền về cho Nhà nước, mà là để tái cấu trúc DNNN.

Câu 8. Có ý kiến cho rằng, cổ phần hoá thời gian qua chậm một phần là do diễn biến TTCK không thuận lợi. Ông/bà có cùng chung quan điểm này?

Nếu đổ lỗi cho TTCK thì khác nào quay lại với tư duy cổ phần hoá là mang tiền về cho Nhà nước. Dĩ nhiên, TTCK có tác động nhất định đến cổ phần hoá, nhưng ở đây có 2 điểm cần lưu ý:

- Thứ nhất, khi CPH, việc bán được bao nhiêu cổ phần không quan trọng, mà vấn đề là chuyển đổi được cơ chế hoạt động của DN. Để tái cấu trúc DNNN thì trước hết phải chuyển đổi mô hình hoạt động sang CTCP để công khai, minh bạch. Nếu một số DNNN lớn hoạt động không hiệu quả được cổ phần hoá thì liệu có xảy ra đổ vỡ như thời gian vừa qua không? Một khi là CTCP thì liệu cổ đông có đồng ý cho vay quá nhiều, đầu tư dàn trải, kém hiệu quả như vậy không?

- Thứ hai, giá bán cổ phần lần đầu cũng không quá quan trọng. Nếu giá khởi điểm định thấp, thì thị trường sẽ có người trả giá cao để mua. Quy luật thị trường sẽ quyết định việc này, chứ không phải ý chí chủ quan của một ai. Nhiều cuộc đấu giá cổ phần được thực hiện với giá khởi điểm đưa ra rất cao phải chịu thất bại là minh chứng rõ nhất cho thấy không ai có thể quyết định thay thị trường.

Cũng với quan điểm đó, suy nghĩ về chuyện thất thoát tài sản nhà nước khi CPH cũng sẽ thay đổi, vì tại thời điểm DN bán cổ phần, giá trị trường ở mức thấp,

nhưng nhờ bán mà DN có tiền để làm chuyện khác có lợi hơn, mua tài sản khác rẻ hơn. Hơn nữa, khi tiến hành xác định lại GTDN trước khi cổ phần, các tài sản của DN đã được đánh giá lại theo giá thị trường, các chi phí xây dựng nhãn hiệu, khả năng sinh lời cao của DN đều đã được tính vào giá trị DN để làm vốn điều lệ mới.

Câu 9. Việc thất thoát vốn nhà nước trong quá trình CPH có thể xảy ra không?

- Sau gần 20 năm thực hiện và điều chỉnh, các văn bản pháp lý hướng dẫn quá trình CPH gần như đã hoàn thiện. Quá trình định giá và đấu giá DN đã công khai, minh bạch và được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước và các NĐT, nên thất thoát là rất khó và nếu có, chỉ xảy ra ở những DN rất nhỏ, cá biệt và thất thoát cũng không đáng kể.

- Quá trình CPH diễn ra minh bạch và có sự tham gia đại chúng, TTCK cũng phản ánh điều này. Có thể thấy, hầu như tất cả những người giàu có được liệt kê trên TTCK Việt Nam đều xuất phát từ xây dựng DN gia đình, mà không thấy bóng dáng những người thâu tóm DN Nhà nước. Thực ra, được hưởng lợi nhiều nhất trong quá trình CPH chính là Nhà nước.

Câu 10. Đồng chí nhận định như thế nào về giải pháp trọng tâm khi cổ phần hóa là sẽ có sự giám sát của các cổ đông và Nhà nước chỉ tập trung quản lý, tạo các thể chế chính sách cho các doanh nghiệp.

- Có thể nói, mục tiêu CPH không chỉ thuần túy có sự giám sát của các cổ đông, mà CPH nhằm huy động các nguồn lực xã hội vào trong hoạt động SXKD.

- Cổ phần hóa cũng như thay đổi bản chất của công tác quản lý, chuyển từ DNNN thành CTCP. Một nội dung rất quan trọng chính là khi thực hiện CPH, có sự giám sát hết sức chặt chẽ của các cổ đông. Bởi vì cổ đông có tiền và quyền lợi gắn với doanh nghiệp, họ sẽ thực hiện giám sát.

- Hà Nội có sự chỉ đạo quyết liệt, kiên quyết thực hiện CPH đối với toàn bộ các DNNN mà nhà nước không cần giữ cổ phần cũng như không cần giữ cổ phần chi phối để nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Câu 11. Đối với việc tìm cổ đông chiến lược để bán ra công chúng thì thành phố Hà Nội đã có kế hoạch thực hiện như thế nào.

- Đối với các DN của Thành phố, những người không theo dõi từ đầu sẽ thấy không hấp dẫn. Nhưng đối với nhà đầu tư chiến lược, khi nghiên cứu kỹ sẽ thấy rằng, có thể hiện tại doanh nghiệp chưa hấp dẫn nhưng xét về tiềm lực, tiềm năng của thị trường trong thời gian tới, họ sẽ đầu tư do các doanh nghiệp của Thành phố có thương hiệu và lịch sử hình thành lâu đời.

Chính vì vậy, một trong những yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thành công IPO (chào bán cổ phần ra công chúng) là phải chọn được nhà đầu tư chiến lược. Khi đó nhà đầu tư sẽ xác định là mua bao nhiều phần trăm cổ phần, việc thực hiện IPO chắc chắn sẽ thành công.

- Tiêu chí để chọn cổ đông chiến lược của Thành phố là các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, thực sự quan tâm đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp CPH, có khoa học công nghệ, thị trường, kinh nghiệm.

Câu 12. Thưa đồng chí, người đứng đầu không thực hiện tốt tiến trình CPH thì sẽ bị xử lý. Thành phố Hà Nội xác định việc này như thế nào.

- Để thực hiện thành công CPH, Hà Nội đã có Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố, xác định mục tiêu lộ trình CPH cũng như phân công nhiệm vụ cho từng thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trong đối tượng CPH.

- Xác định trách nhiệm của giám đốc Sở, ngành liên quan, chủ tịch, tổng giám đốc, hội đồng thành viên của DNNN trong diện CPH. Đối với doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch CPH, sẽ điều chuyển sang làm việc khác.

- Khi đã thống nhất trong cả hệ thống thì đây là con đường duy nhất buộc phải đi mà không chịu đi hoặc cố tình đi chậm thì buộc phải thay thế người khác để đáp ứng yêu cầu.

Câu 13. Hướng tới mục tiêu CPH thành công, đồng chí có cho rằng, CPH đối với phần mà Nhà nước không cần nắm giữ chi phối thì sẽ cổ phần hóa hết để tránh trường hợp “cổ phần hóa nửa vời” không? Điều này sẽ được Hà Nội triển khai như thế nào trong thời gian tới?

- Hà Nội thực hiện CPH quyết liệt nhưng phải theo lộ trình nhất định. Đối với các doanh nghiệp xác định đã lựa chọn được cổ đông chiến lược và khẳng định IPO thành công, doanh nghiệp không cần cổ phần chi phối thì bán dưới 30% và thậm chí doanh nghiệp xây lắp có thể bán 100% vốn nhà nước.

- Hà Nội xác định CPH một cách triệt để, đổi mới quản trị DN. Còn một số ít DN chưa lựa chọn được cổ đông chiến lược thì có thể bán theo lộ trình.

- Bán vốn nhà nước đi phải đảm bảo phát triển vốn, cũng như để doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, cũng không phải bán để đẩy DNNN ra khỏi vòng quản lý của mình.

Câu 14. Để thực hiện được kế hoạch cổ phần hóa chung, những khó khăn đặc trưng mà Thành phố cần có kiến nghị về mặt cơ chế chính sách?

- Hệ thống thể chế chính sách hiện nay, hay nói cách khác là các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bao cho quá trình cổ phần hóa là tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh.

- Tuy nhiên, đặc thù mỗi ngành, mỗi địa phương có khác nhau. Do vậy, trong quá trình thực hiện CPH, Thành phố đã thường xuyên báo cáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp của Trung ương để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Chính vì vậy, riêng quá trình CPH các doanh nghiệp của Thành phố đã được Chính phủ cho phép bằng 07 văn bản cá biệt, vừa ủy quyền và vừa trực tiếp xử lý các vấn đề vướng mắc.

- Để thực hiện tốt CPH, các Sở, ngành, tổng công ty, doanh nghiệp đã thường xuyên họp để xử lý các bất cập rất hiệu quả. Nếu cứ bằng văn bản qua lại sẽ khó giải quyết được vấn đề. Ngoài ra, Thành phố cũng không phân biệt máy móc, việc này thì người này phải làm hay người khác làm.

- Hà Nội đã thành lập Tổ công tác chuyên trách về CPH, hàng tuần tiến hành giao ban để tháo gỡ các vướng mắc. Như thế, tiến trình CPH sẽ nhanh hơn, đảm bảo được tiến độ, không thất thoát, mất vốn của nhà nước và đạt được mục tiêu đề ra ./.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/12/2023