- Hỗ trợ những hộ gia đình tại các điểm DLCĐ:
Các chính sách hỗ trợ bao gồm hỗ trợ xây dựng homestay (hỗ trợ cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới). Bên cạnh đó, hỗ trợ người dân có thể tiếp cận với các nguồn vốn: hỗ trợ CĐDC tham gia hoạt động du lịch được vay vốn với mức lãi suất thấp để giúp CĐDC làm du lịch. Đây là chính sách hợp lý và cần được nghiên cứu triển khai tại các địa phương vùng Tây Bắc. Kinh nghiệm trong và ngoài nước (đặc biệt ở bang Himachal Pradesh, Ấn Độ) về hỗ trợ PTDLCĐ cho thấy chỉ khi có các điều khoản hỗ trợ cụ thể và hợp lý thì CĐDC mới có thể tham gia nhiều hơn vào các hoạt động du lịch, tuy nhiên, không nhất thiết phải là hỗ trợ tiền mặt ở giai đoạn ban đầu mà có thể là các chính sách liên quan đến thuế, XTQB, cho vay tài chính…
Đối với chính sách ưu đãi
Những chính sách này thường là miễn hoặc giảm thuế, cắt giảm thủ tục hành chính… Mục đích là để khích lệ đầu tư từ các đối tượng khác nhau nhằm phát triển SPDL trong các khu, điểm DLCĐ hoặc khu vực lân cận; như một kênh cung ứng, cung cấp nhiều hơn các sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt những dịch vụ trải nghiệm cuộc sống cộng đồng cho du khách. Các tỉnh vùng Tây Bắc cần ban hành chính sách đặc thù, các dự án khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực có tác động hỗ trợ DLCĐ theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP, trong đó có “ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch; đầu tư làm hàng thủ công; các sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống gắn với phát triển du lịch”.
b) Ban hành các quy định về quản lý và các tiêu chuẩn liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng
- Các quy định đối với những điểm DLCĐ: cần đảm bảo có những nội dung chính như: nguyên tắc, nội dung quản lý; các hành vi nghiêm cấm tại những khu, điểm du lịch; các quy định về hoạt động xây dựng CSVCKTDL; quy định về quản lý TNDL, BVMT và đảm bảo an toàn; các quy định về hoạt động của các dịch vụ và trách nhiệm của các bên liên quan trong các điểm DLCĐ.
- Đối với “Tiêu chuẩn quốc gia về Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê” (TCVN7800:2017) và “Tiêu chuẩn ASEAN về du lịch cộng đồng năm 2016” (ASEAN Community Based Tourism Standard 2016) [4, 73]:
Thứ nhất, “Tiêu chuẩn quốc gia về Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê” (TCVN7800:2017). Tiêu chuẩn này ban hành chung với tất cả các trường hợp nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, không phân biệt ở nông thôn hay thành thị. Đây là một trong các vướng mắc với các tỉnh vùng Tây Bắc trong việc áp dụng tiêu chuẩn này cho các homestay ở địa phương những năm qua. Vì vậy, các địa phương phải nghiên cứu để cụ thể hóa những quy định trong tiêu chuẩn, thích hợp với đặc điểm văn hóa địa phương với nội dung chính như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở
- Bối Cảnh, Quan Điểm Và Định Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Một Số Tỉnh Vùng Tây Bắc, Việt Nam
- Những Định Hướng Và Mục Tiêu Chính Về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Một Số Tỉnh Vùng Tây Bắc, Việt Nam
- Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam - 20
- Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam - 21
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Cụ thể và chi tiết hóa những yêu cầu thiết kế, kiến trúc: phải phản ánh được những nét văn hoá đặc trưng của địa phương, làm rõ đối với các bản người Mông, người Thái… thì kiến trúc phải thế nào, vật liệu xây dựng đặc trưng của địa phương là vật liệu gì, khác nhau với từng bản dân tộc ra sao. Đây là nhiệm vụ khó đối với cơ quan QLNN ở địa phương. Vì thế, cơ quan QLNN cần mời những tổ chức tư vấn nhiều kinh nghiệm để giúp thực hiện, trong đó vai trò điều phối là các Sở VHTTDL. Trong quá trình cụ thể hóa các tiêu chuẩn cần xác định những giá trị nào không thể thay thế; giá trị nào có thể thay thế hoặc điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thực tế, làm công cụ cho quản lý các hoạt động tại các điểm DLCĐ.
Cụ thể hóa yêu cầu về người phục vụ tại nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê đối với những địa phương vùng Tây Bắc, trong đó nêu rõ trang phục cần sử dụng là trang phục dân tộc, được sử dụng vào những thời điểm nào. Cụ thể hóa các yêu cầu về dịch vụ ăn uống, khu vực phục vụ ăn uống, khu vực công cộng… đã được nêu ra trong tiêu chuẩn chung.
Thứ hai, “Tiêu chuẩn ASEAN về du lịch cộng đồng năm 2016”. Tiêu chuẩn này được chấp nhận bởi các nước thành viên ASEAN khi được khuyến nghị trong “Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN (ATSP): 2012-15” nhằm tạo ra cho du khách các trải nghiệm có chất lượng thông qua thể hiện một cách hấp dẫn, an toàn sinh kế cộng đồng cùng với những giá trị tự nhiên và văn hóa. Trên cơ sở Tiêu chuẩn này, các địa phương vùng Tây Bắc nên nghiên cứu, xem xét đưa vào các quy định, hướng dẫn PTDLCĐ ở địa phương; xem xét lồng ghép các tiêu chuẩn nhân lực của bộ Tiêu chuẩn ASEAN vào chương trình tập huấn.
4.2.1.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động phát triển du lịch cộng đồng
Kết quả hoạt động thanh, kiểm tra hoạt động du lịch (trong đó có DLCĐ) những năm qua và những yêu cầu để PTDLCĐ những năm tới cho thấy việc tăng cường các hoạt động này là cần thiết để đảm bảo các quy định của pháp luật được tuân thủ. Phải đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ, đầu tư PTDLCĐ; thanh kiểm tra công tác BVMT; hoạt động lưu trú tại homestay. Phổ biến các quy định pháp luật về du lịch cho các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch tại các điểm DLCĐ. Cần tập trung vào một số công việc chính như:
- Kiểm tra việc thực hiện những quy định pháp luật về quản lý trật tự trị an, BVMT ở những điểm DLCĐ theo tinh thần Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách; cải thiện chất lượng công tác thẩm định nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
- Kiểm tra việc quảng cáo, bán sản phẩm không đúng với chất lượng thực tế, các trường hợp chèo kéo khách làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại các điểm DLCĐ.
- Đổi mới các hình thức thanh tra, kiểm tra để đảm bảo được yêu cầu của công tác thanh kiểm tra đồng thời không gây phiền hà cho các đối tượng thanh kiểm tra tại các điểm DLCĐ.
- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức về du lịch, DLCĐ cho lực lượng thanh tra để đáp ứng được nhu cầu PTDL.
- Hỗ trợ hoặc phối hợp với các đơn vị khác để hỗ trợ khách du lịch; phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ du khách (nếu được thành lập) trong việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh của khách du lịch...
4.2.1.4. Tiếp tục hoàn thiện, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của địa phương, tăng cường cung cấp thông tin và đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng
Đổi mới QLNN về du lịch để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và phù hợp với cơ chế thị trường là nội dung không mới với Việt Nam, nhưng với các tỉnh ở vùng Tây Bắc thì đây là những nhiệm vụ không thực sự dễ dàng. Bên cạnh
đó, trong những năm tới, bộ máy QLNN phải được tinh gọn theo tinh thần đổi mới của Đảng và Chính phủ. Song song với việc tinh gọn bộ máy, việc đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng được nhu cầu PTDL là việc làm cần thiết. Trong nhiều năm qua, hoạt động phát triển nhân lực du lịch, trong đó có nhân lực cho DLCĐ ở các tỉnh vùng Tây Bắc tuy đã được quan tâm và đã có các kết quả tích cực, nhưng vẫn còn hạn chế và bất cập cần được xử lý. Số lượng nhân lực DLCĐ ngày càng tăng nhưng chất lượng còn chưa đáp ứng yêu cầu. Cán bộ QLNN cấp huyện và cơ sở còn thiếu; lao động chưa qua đào tạo tại các điểm DLCĐ chiếm tỷ lệ cao, trình độ ngoại ngữ hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch; thiếu hướng dẫn viên và hướng dẫn viên tại các điểm DLCĐ [23, 61].
Để củng cố bộ máy QLNN, trong đó có QLNN đối với PTDLCĐ theo hướng tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu trong bối cảnh mới, những nhiệm vụ sau cần được thực hiện:
- Đối với các tỉnh có Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh (Hòa Bình, Điện Biên): Ban Chỉ đạo cần được kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động; có thể xây dựng Tổ công tác thúc đẩy PTDLCĐ thuộc Ban Chỉ đạo để tham mưu, đề xuất các cải cách đột phá nhằm đẩy mạnh PTDLCĐ. Đối với tỉnh không có Ban Chỉ đạo, có thể giao trực tiếp cho Sở VHTTDL thành lập tổ này trên cơ sở nhân sự từ nhiều phòng, ban và cả các đơn vị ngoài Sở.
- Về cán bộ thực hiện công tác QLNN đối với PTDLCĐ:
Đối với cấp tỉnh: theo định hướng trong các quy hoạch PTDL của các tỉnh vùng Tây Bắc, trong các năm tới sẽ có nhiều điểm DLCĐ đưa vào hoạt động, theo đó các dịch vụ du lịch cũng phát triển theo, đòi hỏi phải phân công cán bộ chuyên trách về QLNN đối với PTDLCĐ trong Phòng Quản lý Du lịch ở các Sở VHTTDL. Đối với những huyện, thành phố: nâng cao năng lực của cán bộ thuộc Phòng
Văn hoá-Thông tin để có thể thực hiện được những nhiệm vụ liên quan đến QLNN đối với PTDLCĐ cấp huyện.
Đối với những xã có điểm DLCĐ: bồi dưỡng kiến thức về PTDL, kiến thức về QLNN đối với PTDLCĐ cho các cán bộ văn hóa để có thể triển khai được các quy định theo Luật Du lịch liên quan đến trách nhiệm của UBND cấp xã (Điều 19, Khoản 3: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi PTDLCĐ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng; chủ trì xây dựng cam kết của cộng đồng nhằm
giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh đối với khách du lịch”).
Đối với các điểm DLCĐ: rà soát lại mô hình quản lý, hướng dẫn áp dụng những mô hình quản lý phù hợp với từng điểm DLCĐ và hướng tới trao quyền nhiều nhất cho cộng đồng.
- Đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong hoạt động quản lý, đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp thông tin số liệu về PTDLCĐ, xúc tiến quảng bá DLCĐ.
- Chuẩn bị các điều kiện để có thể thu thập và cung cấp những thông tin cơ bản về phát triển của DLCĐ trên thế giới và trong nước; xây dựng hệ thống tiếp nhận phản hồi và trả lời cho doanh nghiệp, người dân và khách du lịch trên nền tảng công nghệ số.
- Nghiên cứu điều chỉnh phương pháp, cách thức để việc tổ chức các lớp tập huấn có hiệu quả hơn. Theo đó, cần nghiên cứu kỹ nhu cầu và khả năng đáp ứng các yêu cầu của lớp tập huấn để lựa chọn đối tượng phù hợp.
- Rà soát, đánh giá trình độ của các cán bộ QLNN về du lịch và liên quan để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần chú trọng các vấn đề liên quan đến kiến thức về quản lý PTDLCĐ trong bối cảnh toàn cầu hoá vai trò, bản chất và những nguyên tắc về PTDLCĐ, đặc biệt là PTDLCĐ trong nền kinh tế thị trường; kiến thức chung về CMCN 4.0 cũng như những tác động của CMCN 4.0 đến PTDL; kỹ năng ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý nhà nước đối với PTDL, PTDLCĐ...
4.2.1.5. Nâng cao hiệu quả hợp tác về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam
Hợp tác là một nội dung quan trọng của QLNN về du lịch nói chung và ở các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng, tạo cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong QLNN; cơ hội cùng xây dựng và khai thác chung TNDL để tạo nên các tuyến du lịch khác biệt, dựa trên khai thác các điểm đến nổi bật và độc đáo của từng địa phương.
- Hợp tác giữa các địa phương trong vùng Tây Bắc, Việt Nam
Với những đặc điểm tương đồng về vị trí, văn hóa, trình độ phát triển, nếu muốn khai thác tối đa TNDL cho PTDLCĐ, trên góc độ QLNN, chính quyền địa phương trong vùng Tây Bắc cần đẩy mạnh sự hợp tác với các chủ đề, nội dung cụ
thể và thiết thực. Một số nội dung hợp tác về QLNN đối với PTDL, PTDLCĐ là:
Hợp tác trong xây dựng chiến lược/quy hoạch PTDLCĐ: một trong các hạn chế của PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc những năm vừa qua là sự trùng lặp sản phẩm DLCĐ giữa các địa phương [23, 49]. Để khắc phục nội dung này, cần thiết có sự hợp tác giữa cơ quan QLNN ở các địa phương để xây dựng một chiến lược phát triển chung về DLCĐ, trên quan điểm mỗi địa phương trong vùng Tây Bắc phải phát huy điểm mạnh riêng, nhằm tạo ra những sản phẩm DLCĐ khác biệt trong chuỗi sản phẩm DLCĐ của toàn vùng. Nội dung chiến lược cần xác định rõ các không gian PTDLCĐ phù hợp với tài nguyên và đặc điểm văn hóa của CĐDC (Hòa Bình ưu tiên các sản phẩm DLCĐ với đặc trưng văn hóa Mường; Sơn La và Điện Biên là các sản phẩm DLCĐ với đặc trưng văn hóa người Thái gắn với các trải nghiệm đặc thù của địa phương…); cần có những định hướng về khai thác các giá trị văn hóa của những dân tộc trên toàn vùng và từng khu vực để tránh trùng lặp về SPDL. Chiến lược cũng cần đề xuất các công cụ để giám sát việc thực hiện, đề xuất các kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn và các nội dung công việc cho từng địa phương.
Hợp tác trong XTQB các sản phẩm DLCĐ, phát triển nguồn nhân lực DLCĐ và xây dựng chính sách PTDLCĐ. Đối với XTQB các sản phẩm DLCĐ, nên hợp tác để xây dựng thương hiệu chung của vùng về DLCĐ làm công cụ quảng bá chung. Lựa chọn các sản phẩm DLCĐ đặc trưng ở từng địa phương để cùng XTQB thông qua xây dựng các gian hàng chung, quảng bá trên cùng trang mạng (website)… Đối với hợp tác trong xây dựng chính sách và phát triển nguồn nhân lực DLCĐ có thể được thực hiện bằng cách trao đổi kinh nghiệm, hợp tác cùng tổ chức những khóa tập huấn chung cho cán bộ QLNN các địa phương về PTDLCĐ.
- Hợp tác giữa các địa phương vùng Tây Bắc với các tổ chức có chuyên môn về phát triển du lịch cộng đồng
Do những đặc điểm khác biệt của DLCĐ, việc phát triển bền vững loại hình DLCĐ không thực sự đơn giản, nhất là PTDLCĐ trong nền kinh tế thị trường. PTDLCĐ yêu cầu những hiểu biết sâu về đặc điểm, các giá trị văn hóa bản địa; phát triển thị trường và SPDL… Vì thế, các cán bộ QLNN khó nắm bắt được hết các vấn đề, đặc biệt khi số lượng cán bộ QLNN còn mỏng. Các tổ chức có chuyên môn sâu về DLCĐ như các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức phi
chính phủ (trong và ngoài nước) có thể hỗ trợ cho những địa phương xây dựng các đề án PTDLCĐ, triển khai các đề án, các dự án cụ thể về PTDLCĐ; hướng dẫn cho CĐDC tham gia vào việc quản lý hoặc cung cấp các SPDL…
4.2.2. Nhóm giải pháp với từng địa phương
4.2.2.1. Với tỉnh Hòa Bình
- Hoàn thiện và triển khai đề án phát triển du lịch cộng đồng
Bổ sung, điều chỉnh Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình đến năm 2030” (đã được phê duyệt vào tháng 12 năm 2019) để ban hành Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình”. Theo đó, cần điều chỉnh các quan điểm về PTDL, bổ sung những mục tiêu cụ thể về xã hội, mục tiêu cụ thể về môi trường trong PTDLCĐ tại Hòa Bình; bổ sung danh mục các điểm DLCĐ cần phát triển như xóm Thung Mài, Thung Mặn, xã Hang Kia, huyện Mai Châu; xóm Bai Hả, xóm Mọc, huyện Đà Bắc; xóm Tiện, xóm Mừng (Yên Thượng, huyện Cao Phong); xóm Bích Trụ, xóm Đồng Chụa (thành phố Hòa Bình) và các xóm tại huyện Lạc Sơn và Yên Thủy. Bên cạnh đó, cần bổ sung nội dung nghiên cứu thị trường đối với DLCĐ của Hòa Bình.
Rà soát các đề án PTDL, DLCĐ, bao gồm: Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hòa Bình”, Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình, giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo” theo hướng bổ sung các nội dung về DLCĐ, kiểm kê và xác định tính đặc thù của văn hóa Hòa Bình để xây dựng các SPDL và XTQB cho DLCĐ.
Trên cơ sở “Quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu, Hòa Bình đến năm 2030” và “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030”, tổ chức lập quy hoạch xây dựng đối với những điểm DLCĐ thuộc hai địa bàn trên để quản lý đầu tư, BVMT và khai thác một cách hiệu quả TNDL.
Đối với việc triển khai đề án PTDLCĐ, cần thiết:
Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KDLQG hồ Hòa Bình theo quy hoạch để tạo sự lan tỏa và đẩy mạnh thu hút khách, tạo điều kiện cho DLCĐ của tỉnh phát triển. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển các trang trại nông nghiệp sạch theo chương trình OCOP kết hợp với du lịch. Xây dựng mới các chương trình du lịch qua các xóm, bản DLCĐ, các trang trại nông nghiệp; đặc biệt là các tuyến đi bộ
trong các Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn-Ngổ Luông, Pu Canh, Thượng Tiến, và KDLQG hồ Hòa Bình.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho DLCĐ Hòa Bình. Đẩy mạnh công tác XTQB, giới thiệu các điểm DLCĐ của tỉnh với 5 hộ gia đình đã được công nhận đạt chuẩn ASEAN homestay tại bản Lác, Mai Châu làm điểm nhấn. Hỗ trợ ứng dụng CNTT vào hoạt động XTQB các điểm DLCĐ.
Nghiên cứu nhu cầu của thị trường đối với DLCĐ của Hoà Bình và tập trung XTQB đối với các thị trường truyền thống của tỉnh. Đối với thị trường khách quốc tế là Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc. Thị trường khách nội địa chủ yếu đến từ những tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó khách đến từ Hà Nội là chủ yếu.
Lựa chọn một số lễ hội điển hình để phục dựng, tổ chức các phiên chợ vùng cao. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động để quảng bá văn hóa, qua đó tạo sự hấp dẫn hơn nữa cho khách du lịch trong những phiên chợ đêm ở Mai Châu.
- Ban hành chính sách, hoàn thiện các quy định quản lý hoạt động du lịch cộng đồng
Xây dựng các chương trình khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia PTDLCĐ trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của Luật Du lịch 2017, đặc biệt các điều 5,6 và 19. Trước mắt, tập trung vào khu vực Mai Châu và khu vực xóm Ngòi Hoa thuộc KDLQG hồ Hòa Bình để làm thí điểm.
Hỗ trợ cải tạo cảnh quan, môi trường; cấp nước sạch và xử lý rác thải cho các điểm DLCĐ đang đón khách. Trước mắt tập trung cho một số điểm DLCĐ có nhiều du khách như khu vực bản Lác, bản Pom Coọng, xóm Hịch… là những điểm mà hạ tầng môi trường chưa đủ cho nhu cầu và gây tác động lớn tới PTDLCĐ.
Rà soát việc triển khai “Quy chế quản lý hoạt động các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” và “Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Hoà Bình” (năm 2017) đã được ban hành để điều chỉnh cho phù hợp với từng điểm DLCĐ. Các quy định cần được cụ thể hóa, nhất là đối với bảo vệ những giá trị văn hóa bản địa. Trước mắt, nên tập trung rà soát các hoạt động DLCĐ; các văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa trong PTDLCĐ tại Mai Châu, làm cơ sở điều chỉnh những quy định hiện có về quản lý DLCĐ.